Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Chim sơn ca và bông cúc trắng

1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng:

- Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!

Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. 

2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng.

          Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được.

3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa.

          Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.

4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.

Theo AN-ĐÉC-XEN

(Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)

docx 5 trang Hạnh Đào 14/12/2023 4680
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_21_truong_tieu_hoc_t.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀN BÌNH TRỌNG KHỐI HAI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ (TUẦN 21) Bài đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng 1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng: - Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. 2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được. 3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót. 4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. Theo AN-ĐÉC-XEN (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch) * Chú giải - Sơn ca (chiền chiện): loài chim nhỏ hơn chim sẻ, hót rất hay; khi hót thường bay bổng lên cao. - Khôn tả: không tả nổi. - Véo von: (âm thanh) cao, trong trẻo. - Bình minh: lúc mặt trời mới mọc. - Cầm tù: bị giam giữ - Long trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.
  2. Học sinh đọc bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện) Trả lời: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim tự do bay nhảy trong thế giới rộng lớn. Bông cúc sống thoải mái bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó xoè những cánh trắng, tươi tắn đón nắng mặt trời và sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót. Câu 2. Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2, 3 của truyện) Trả lời: Tiếng hót của chim trở nên buồn thảm vì nó bị bắt và cầm tù trong lồng. Câu 3. Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình? (Gợi ý: Em hãy chỉ ra hành động của hai cậu bé với bông hoa cúc và chú sơn ca tội nghiệp.) Trả lời: a) Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim uống nước, để nó khát khô họng. b) Đối với hoa: Hai cậu cầm dao cắt cả đám cỏ lần bông hoa cúc, bỏ vào lồng sơn ca mà không cần biết bông hoa đang nở rất đẹp. Câu 4. Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? (Gợi ý: Em hãy chỉ ra kết cục của chim sơn ca và bông hoa khi bị hai cậu bé nhốt trong lồng.) Trả lời: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện đau lòng vào sáng hôm sau : sơn ca chết vì đói khát, bông cúc trắng cũng héo lả đi vì thương xót cho chim. Câu 5. Em muốn nói gì với các cậu bé? Trả lời: Em muốn nói với các cậu bé: cả chim và hoa cùng tô điểm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Vì thế các bạn không nên bắt chim và ngắt hoa mà không để ý tới giá trị của chúng. Nội dung bài: Câu chuyện khuyên chúng ta nên yêu thương và bảo vệ các loài chim. Chim chóc không sống được nếu chúng không được bay lượn trên bầu trời xanh cao.
  3. Giọng đọc cả bài: Giọng vui tươi khi tả cuộc sống tự do của sơn ca và bông cúc ở đoạn 1; ngạc nhiên, bất lực, buồn thảm khi kể về nỗi bất hạnh dẫn đến cái chết của sơn ca và bông cúc ở đoạn 2, 3; thương tiếc, trách móc khi nói về đám tang long trọng mà các chú bé dành cho chim sơn ca ở đoạn 4. Bài đọc Thông báo của thư viện vườn chim * Chú giải - Thông báo: những điều cần báo cho mọi người biết. - Thư viện: nơi để sách, báo cho mọi người đọc hoặc mượn về đọc. - Đà điểu: loài chim rất to, cổ dài, chân cao, chạy nhanh, sống ở vùng nóng.
  4. Học sinh đọc bài “Thông báo của thư viện vườn chim” và trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Thông báo của thư viện có mấy mục? Hãy nêu tên từng mục. (Gợi ý: Em hãy đọc mục 1, 2, 3 được in đậm trong bài.) Trả lời: Thông báo của thư viện có 3 mục, đó là: - Mục 1: Giờ mở cửa - Mục 2: Cấp thẻ mượn sách - Mục 3: Sách mới về. Câu 2. Muốn biết giờ mở cửa của thư viện, đọc mục nào? (Gợi ý: Em chú ý mục 1, 2, 3 và chỉ ra giờ mở cửa của thư viện.) Trả lời: Muốn biết giờ mở cửa của thư viện, đọc mục 1 (giờ mở cửa) Câu 3. Muốn làm thẻ mượn sách, cần đến thư viện vào lúc nào? (Gợi ý: Em đọc nội dung mục 2: Cấp thẻ mượn sách và tìm khoảng thời gian.) Trả lời: Muốn làm thẻ mượn sách, cần đến thư viện vào sáng thứ năm hằng tuần. Câu 4. Mục Sách mới về giúp chúng ta biết điều gì? Trả lời: Mục Sách mới về giúp chúng ta biết tên những cuốn sách mới nhất của thư viện. Giọng đọc của bài: giọng rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng tên từng mục.
  5. CHÍNH TẢ Câu 1. Tập chép Chim sơn ca và bông cúc trắng Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng: - Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. Câu 2. Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s (hoặc những chữ có dấu hỏi, dấu ngã) Câu 3. Tìm từ ngữ chỉ các loài vật: + Có tiếng bắt đầu bằng ch. + Có tiếng bắt đầu bằng tr. 0 * 0 Câu 1. Nghe – viết: Sân chim Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông. Theo ĐOÀN GIỎI Tập viết trước những chữ trong bài chính tả bắt đầu bằng tr, s (hoặc những chữ có dấu hỏi, dấu ngã). - Chữ bắt đầu bằng tr: trứng, trắng, trên. - Chữ bắt đầu bằng s: sát sông - Chữ có dấu hỏi: tả, tổ, thể. - Chữ có dấu ngã: nữa, đã, vẫn, những. Câu 2. Điền vào chỗ trống: a) ch hay tr ? b) uôt hay uôc ? - đánh ống, .ống gậy - uống th , trắng m . - èo bẻo, leo .èo - bắt b , b . miệng nói - quyển uyện, câu uyện - chải ch , ch lỗi