Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng
Câu 1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ "góp giỗ Liễu Thăng"?
(Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, sứ thần Giang Văn Minh vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua nhà Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Nghe vậy, Giang Văn Minh tâu luôn: “Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?”. Vua nhà Minh biết đã mắc mưu nên phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.)
Câu 2. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
(- Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc” ngầm ngạo mạn nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng.
- Giang Văn Minh đã cứng cỏi đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang" nhằm nhắc lại việc quân cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.)
Câu 3. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
(Vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh vì trước mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng đã căm ghét ông rồi, nay lại thấy ông cứng cỏi, chẳng chịu nhún nhường khi ứng đối với đại thần nhà Minh nên giận quá đã ra tay.)
File đính kèm:
- bai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_21_truong_tieu_hoc_t.docx
Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng
- Trường Tiểu học Trần Bình Trọng- Khối lớp 5 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ LỚP 5 (TUẦN 21) I/ TẬP ĐỌC: Bài đọc Trí dũng song toàn Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Thám hoa vừa khóc vừa than rằng: - Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! Vua Minh phán: - Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu: - Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói: - Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa. - Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại: - Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông. Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng: - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống’’ Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU Chú giải: - Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm - Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa. - Giang Văn Minh (1573 – 1638): đại thần triều Lê. - Liễu Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn) - Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đà áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
- Chia đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu hỏi cho ra lẽ. - Đoạn 2: Thám hoa vừa khóc đền mạng Liễu Thăng. - Đoạn 3: Lần khác sai người ám hại ông. - Đoạn 4: Phần còn lại. Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ "góp giỗ Liễu Thăng"? (Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, sứ thần Giang Văn Minh vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua nhà Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Nghe vậy, Giang Văn Minh tâu luôn: “Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?”. Vua nhà Minh biết đã mắc mưu nên phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.) Câu 2. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh. (- Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc” ngầm ngạo mạn nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. - Giang Văn Minh đã cứng cỏi đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang" nhằm nhắc lại việc quân cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.) Câu 3. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? (Vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh vì trước mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng đã căm ghét ông rồi, nay lại thấy ông cứng cỏi, chẳng chịu nhún nhường khi ứng đối với đại thần nhà Minh nên giận quá đã ra tay.) Câu 4. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? (Người trí dũng song toàn là người hội tụ đủ cả hai phẩm chất: trí tuệ và dũng cảm. Có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, Giang Văn Minh biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.) Nội dung: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Giọng đọc toàn bài: Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại: - Đoạn Giang Văn Minh than khóc - giọng ân hận, xót thương. - Câu hỏi: Vậy, tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?- giọng cứng cỏi. - Đoạn Giang Văn Minh ứng đối - giọng dõng dạc, tự hào (Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.) *0* Bài đọc Tiếng rao đêm Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh giò ò ò !” Tiếng rao đều đều, khan khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột. Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!” Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ. Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an tìm ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình. Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi Theo Nguyễn Lê Tín Nhân Chú giải: - Té quỵ: ngã khuỵu xuống, không gượng dậy được - Rầm(rầm nhà): Thanh gỗ to hoặc thanh bê tông đặt ngang trên một số điểm tựa để đỡ mái nhà. - Thất thần: Sắc mặt nhợt nhạt vì quá sợ hãi - Thoảng thốt: Ngạc nhiên và hoảng hốt - Tung tích: dấu vết giúp cho việc xác minh, tìm ra đối tượng Chia đoạn:
- - Đoạn 1: Từ đầu nghe buồn não ruột. - Đoạn 2: Rồi một đêm khói bụi mịt mù. - Đoạn 3: Rồi từ trong nhà thì ra là một cái chân gỗ! - Đoạn 4: Phần còn lại. Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1. Đám cháy xảy ra vào lúc nào? (Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.) Câu 2. Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? (Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò. Đó là một thương binh, chỉ còn một chân khi rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò. Tuy chỉ là một người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm: không chỉ báo cháy mà anh còn xả thân lao vào đám cháy cứu người.) Câu 3. Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? (Trong câu chuyện trên, chi tiết gây bất ngờ cho người đọc là khi cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ người ta phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn ở góc đường và những chiếc bánh giò tung tóe mới biết anh chính là người bán bánh giò.) Câu 4. Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? (Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ là mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.) Nội dung Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu 1 em bé thoát nạn. Giọng đọc toàn bài: - Giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu; dồn dập, căng thẳng, bất ngờ ở đoạn tả đám cháy; trở lại giọng trầm, ngỡ ngàng ở đoạn cuối khi người ta phát hiện ra nạn nhân. - Đọc đúng, tự nhiên các tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu: Bánh giò ò ò ! (ngân dài); Cháy! Cháy nhà! (gấp gáp, hoảng hốt); Ô này! (thảng thốt, ngạc nhiên)
- II/ CHÍNH TẢ: 1. Nghe-viết: Trí dũng song toàn Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá sai người ám hại ông. Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng: - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống” 2. Bài tập: Tìm và viết các từ: a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau: - Giữ lại để dùng về sau - Biết rõ, thành thạo . - Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao . b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau: - Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm - Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quà . - Đồng nghĩa với giữ gìn .