Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Tìm hiểu nội dung bài:

Câu 1. Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

(Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.)

Câu 2. Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì?

(Ngoài đảo đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.)

Câu 3. Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.

(Ông Nhụ bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người sút miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.)

Câu 4. Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?

(Về kế hoạch của bố, Nhụ nghĩ là Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.)

Nội dung:

Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

 

docx 8 trang Hạnh Đào 14/12/2023 4880
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_22_truong_tieu_hoc_t.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. Trường Tiểu học Trần Bình Trọng- Khối lớp 5 HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 22 I/ TẬP ĐỌC: Bài đọc Lập làng giữ biển Nhụ nghe bố nói với ông: - Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra. - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. - Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy. Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo: - Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như toả ra hơi muối. Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh: - Ở đây đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai? Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người sút miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào. Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ: - Thế nào con, đi với bố chứ? - Vâng! Nhụ đáp nhẹ. Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời Trần Nhuận Minh Chú giải: - Ngư trường: vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt. - Vàng lưới: bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác. - Lưới đáy: lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển. - Lưu cữu: để cố định đã lâu, không thay đổi.
  2. Chia đoạn: -Đoạn 1: (Từ đầu như toả ra hơi muối.) - Đoạn 2: (Bố Nhụ thì để cho ai ?) - Đoạn 3: (Ông Nhụ quan trọng nhường nào.) - Đoạn 4: Phần còn lại. Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1. Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? (Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.) Câu 2. Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì? (Ngoài đảo đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.) Câu 3. Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. (Ông Nhụ bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người sút miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.) Câu 4. Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? (Về kế hoạch của bố, Nhụ nghĩ là Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.) Nội dung: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc. Giọng đọc toàn bài: - Lời bố Nhụ (nói với ông của Nhụ) lúc đầu: rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; về sau hào hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền. - Lời ông Nhụ (nói với bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt - Lời bố Nhụ (nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật. - Lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng. - Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ): đọc chậm rãi, giọng mơ tưởng.
  3. Bài đọc Cao Bằng Sau khi qua Đèo Gió Còn núi non Cao Bằng Ta lại vượt Đèo Giàng Đo làm sao cho hết Lại vượt đèo Cao Bắc Như lòng yêu đất nước Thì ta tới Cao Bằng. Sâu sắc người Cao Bằng. Cao Bằng, rõ thật cao! Đã dâng đến tận cùng Rồi dần bằng bằng xuống Hết tầm cao Tổ quốc Đầu tiên là mận ngọt Lại lặng thầm trong suốt Đón môi ta dịu dàng. Như suối khuất rì rào. Rồi đến chị rất thương Bạn ơi có thấy đâu Rồi đến em rất thảo Cao Bằng xa xa ấy Ông lành như hạt gạo Vì ta mà giữ lấy Bà hiền như suối trong. Một dải dài biên cương. Trúc Thông Chú giải: - Cao Bằng: tỉnh miền núi ở phía Đông Bắc nước ta, giáp Trung Quốc. - Đèo Gió, Đèo Giàng: hai đèo thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm trên đường từ Bắc Kạn đi Cao Bằng. - Đèo Cao Bắc: đèo thuộc tỉnh Cao Bằng. Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? (Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc. Những từ ngữ: sau khi qua ta lại vượt , lại vượt nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở.) Câu 2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng? (Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng. Sự đôn hậu của những người dân mà khách được gặp thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả:người trẻ thì rất thương, rất thảo; người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong .)
  4. Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng. Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết → Tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng Như lòng yêu đất nước cao như núi, không đo hết được. Sâu sắc người Cao Bằng. Đã dâng đến tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc → Tình yêu đất nước của người Cao Bằng Lại lặng thầm trong suốt trong trẻo và sâu sắc như suối sâu. Như suối khuất rì rào. Câu 4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì? (Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói Cao Bằng ở một vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy một dải dài biên cương.) Nội dung: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc. Giọng đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến núi non, đất đai và con người Cao Bằng. Nhấn giọng những từ ngữ nói về địa thế đặc biệt, về lòng mến khách, sự đôn hậu, mộc mạc của người Cao Bằng(qua, lại vượt, rõ thật cao, bằng xuống, mận ngọt, rất thương, rất thảo, như hạt gạo, như suối trong.)
  5. II/ CHÍNH TẢ: 1. Nghe-viết: Hà Nội Hà Nội có chong chóng Hà Nội có Hồ Gươm Cứ tự xoay trong nhà Nước xanh như pha mực Không cần trời nổi gió Bên hồ ngọn Tháp Bút Không cần bạn chạy xa. Viết thơ lên trời cao. Mấy năm giặc bắn phá Ba Đình vẫn xanh cây Trăng vàng chùa Một Cột Phủ Tây Hồ hoa bay Trần Đăng Khoa 2. Bài tập: * Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây: Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời. a) Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn. . . b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ở lớp 4). . . . . * Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết. a) Tên người: - Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lớp - Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta b) Tên địa lí: - Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo) . - Tên một xã (hoặc phường)
  6. III/ LUYỆN TỪ VÀ CÂU: * TIẾT 1: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Bài 2 SGK/39 Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả: a) chủ nhật này trời đẹp chúng ta sẽ đi cắm trại. b) bạn Nam phát biểu ý kiến . cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. c) ta chiếm được điểm cao này trận đánh sẽ rất thuận lợi. điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (GT - KQ). Bài 3 SGK/39. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điểu kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả : a) Hễ em được điểm tốt b) Nếu chúng ta chủ quan c) thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. * TIẾT 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Bài 1 SGK/44 Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau: a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. HỒ CHÍ MINH b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. NGUYẾN ĐÌNH THI Bài 2 SGK/45. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản: a) Tuy hạn hán kéo dài b) nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
  7. Bài 3 SGK/45. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện vui sau: Chủ ngữ ở đâu? Cô giáo viết lên bảng một câu ghép: "Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8." Rồi cô hỏi: - Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu? Hùng nhanh nhảu: - Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ. PHẠM HÁI LÊ CHÂU IV/ TẬP LÀM VĂN: * TIẾT 1: Ôn tập văn kể chuyện Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau: a) Thế nào là kể chuyện? b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
  8. Câu 2. Đọc câu chuyên dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng. Ai giỏi nhất? Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn. Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc. Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không. Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết: - Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất! Sóc không chịu. Cậu ta kêu: - Tôi vẫn còn! Gõ Kiến hỏi: - Còn mà túi lại rỗng không thế này? Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn: - Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy! Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất. Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết. Nhưng biết gieo trổng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn. Theo PHONG THU 1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật? a) Hai b) Ba c) Bốn 2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? a) Lời nói b) Hành động c) cả lời nói và hành động 3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? a) Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt. b) Khuyên người ta tiết kiệm. c) Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.