Bài tập tết môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

Bài 7: Một cửa hàng buổi sáng bán được 24kg gạo, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 13kg gạo. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 8: Lan có 48 quyển vở. Hùng có ít hơn Lan 19 quyển vở. Hỏi Hùng có bao nhiêu quyển vở?

Bài 9: Một bến xe có 53 ô tô, sau khi một số ô tô rời đi, trong bến còn lại 8 ô tô. Hỏi có bao nhiêu ô tô đã rời bến?

doc 11 trang Tú Anh 27/03/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tết môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_tet_mon_toan_tieng_viet_lop_2_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bài tập tết môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TẾT LỚP 2 (CÓ ĐÁP ÁN) Môn Toán + Tiếng Việt A. MÔN TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: 12 + 4 26 – 5 17 + 10 39 – 12 13 + 16 42 – 23 35 – 29 54 + 28 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1dm = .cm 10cm = .dm 40cm = dm 5dm = .cm 4dm = .cm 60cm = .dm Bài 3: Thực hiện phép tính: 14kg + 15kg 24dm – 9dm 14kg + 58kg 42cm – 15cm 29dm + 38dm 92cm – 16cm Bài 4: Tính: 3 x 5 5 x 8 2 x 7 4 x 6 3 x 2 4 x 9 5 x 1 3 x 7 Bài 5: Tìm X, biết: X + 12 = 83 X – 18 = 38 X + 19 = 45 X – 81 = 1 X + 28 = 99 X – 38 = 13 X + 19 = 1 + 29 X – 13 = 38 – 15 X + 39 = 99 - 32 Bài 6: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 10; .; 12; ; ; .; 16. b) 23; 25; .; ; ; ; 35.
  2. Bài 7: Một cửa hàng buổi sáng bán được 24kg gạo, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 13kg gạo. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài 8: Lan có 48 quyển vở. Hùng có ít hơn Lan 19 quyển vở. Hỏi Hùng có bao nhiêu quyển vở? Bài 9: Một bến xe có 53 ô tô, sau khi một số ô tô rời đi, trong bến còn lại 8 ô tô. Hỏi có bao nhiêu ô tô đã rời bến? Bài 10: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: Hình vẽ có .hình tam giác.
  3. B. TIẾNG VIỆT C. Phần 1. Đọc hiểu Đọc thầm văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Làng gốm Bát Tràng Làng gốm Bát Tràng nằm ở ngoại thành thủ đô Hà Nội. Làng đã có hơn sáu trăm năm tuổi. Ở đây chuyên sản xuất các món đồ gốm dùng trong gia đình. Như bát, đĩa, ấm, chén Làng còn làm các loại đồ gốm dùng để trang trí, như tranh sứ, tượng sứ Những con lợn đất cho trẻ em đựng tiền tiết kiệm cũng được ra đời từ đây. Làng gốm Bát Tràng là nơi lưu giữ vẻ đẹp của gốm sứ Việt Nam (Song Anh) Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời sau: 1. Làng Bát Tràng nổi tiếng với nghề gì? A. Nghề làm nón B. Nghề làm gốm C. Nghề dệt vải 2. Làng Bát Tràng nằm ở tỉnh thành nào? A. Hà Nội B. Quảng Ninh C. Bắc Ninh 3. Làng Bát Tràng đến nay đã bao nhiêu năm tuổi? A. Hơn 600 năm tuổi B. Gần 600 năm tuổi C. Tròn 600 năm tuổi 4. Làng Bát Tràng chuyên sản xuất các món đồ gốm dùng cho lĩnh vực nào? A. Chuyên sản xuất các món đồ gốm dùng trong quân sự B. Chuyên sản xuất các món đồ gốm dùng trong gia đình C. Chuyên sản xuất các món đồ gốm dùng trong trường học 5. Những con lợn đất do làng Bát Tràng tạo ra đã được dùng để làm gì? A. Đựng tiền tiết kiệm của trẻ em
  4. B. Đựng giấy kiểm tra của học sinh C. Đựng dây buộc tóc của chị gái Câu 2. Em hãy đánh dấu  vào ô phù hợp. Câu Đúng Sai M. Câu chuyện kể về làng gốm Bát Tràng.  - Làng gốm Bát Tràng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. - Người dân làng Bát Tràng ai cũng biết dệt chiếu. - Làng Bát Tràng có sản xuất các loại đồ gốm dùng để trang trí. - Những con lợn đất dùng cho trẻ em để tiền tiết kiệm xuất phát từ làng bên cạnh làng gốm Bát Tràng. Câu 3. Em hãy liệt kê những sản phẩm được tạo ra bởi làng gốm Bát Tràng mà em biết. . . . Phần 2. Viết Câu 1. Chính tả 1. Nghe - viết Làng đã có hơn sáu trăm năm tuổi. Ở đây chuyên sản xuất các món đồ gốm dùng trong gia đình. Như bát, đĩa, ấm, chén Làng còn làm các loại đồ gốm dùng để trang trí, như tranh sứ, tượng sứ
  5. Làng đã 2. Bài tập a. Điền vào chỗ trống s hoặc x dòng _ông _inh nhật _âm lược chèo _uồng lạp _ưởng _ua đuổi phơi _ào _ung kích b. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng âm tr hoặc ch: - Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy : - Phần trên của mặt từ chỗ có tóc mọc đến lông mày: - Món ăn bằng gạo hoặc bột, nấu loãng và nhừ, có thể thêm thịt, cá : - Đồ dệt bằng cói dùng trải ra trên mặt đất, giường để nằm, ngồi: Câu 2. Luyện từ và câu 1. Em hãy kể tên 5 loài chim mà mình biết. . . 2. Đố: Có một loài chim có cánh nhưng không biết bay. Sống ở nơi giá lạnh. Đó là loài chim gì?
  6. . 3. Nếu phải miêu tả một chú chim, thì em sẽ tả những gì? . . Câu 3. Tập làm văn Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) miêu tả là chú chim cánh cụt. . . . . . . .
  7. ĐÁP ÁN A. TOÁN Bài 1: Học sinh tự đặt phép tính rồi tính. 12 + 4 = 16 26 – 5 = 21 17 + 10 = 27 39 – 12 = 27 13 + 16 = 29 42 – 23 = 19 35 – 29 = 6 54 + 28 = 82 Bài 2: 1dm = 10cm 10cm = 1dm 40cm = 4dm 5dm = 50cm 4dm = 40cm 60cm = 6dm Bài 3: 14kg + 15kg = 29kg 24dm – 9dm = 15dm 14kg + 58kg = 72kg 42cm – 15cm = 27cm 29dm + 38dm = 67dm 92cm – 16cm = 76cm Bài 4: 3 x 5 = 15 5 x 8 = 40 2 x 7 = 14 4 x 6 = 24 3 x 2 = 6 4 x 9 = 36 5 x 1 = 5 3 x 7 = 21 Bài 5: Tìm X, biết: X + 12 = 83 X – 18 = 38 X + 19 = 45 X = 83 – 12 X = 38 + 18 X = 45 – 19 X = 71 X = 56 X = 26 X – 81 = 1 X + 28 = 99 X – 38 = 13 X = 1 + 81 X = 99 – 28 X = 13 + 38 X = 82 X = 71 X = 51 X + 19 = 1 + 29 X – 13 = 38 – 15 X + 39 = 99 – 32
  8. X + 19 = 30 X – 13 = 23 X + 39 = 67 X = 30 – 19 X = 23 + 13 X = 67 – 39 X = 11 X = 36 X = 28 Bài 6: a) 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16. b) 23; 25; 27; 29; 31; 33; 35. Bài 7: Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là: 24 + 13 = 37 (kg) Đáp số: 37kg gạo Bài 8: Hùng có số quyển vở là: 48 – 19 = 29 (quyển vở) Đáp số: 29 quyển vở Bài 9: Số ô tô đã rời bến là: 53 – 8 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô Bài 10: Hình vẽ có 13 hình tam giác. B. TIẾNG VIỆT Phần 1. Đọc hiểu Câu 1. 1. B 5. A 2. A 3. A 4. B
  9. Câu 2. Câu Đúng Sai M. Câu chuyện kể về làng gốm Bát Tràng.  - Làng gốm Bát Tràng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.  - Người dân làng Bát Tràng ai cũng biết dệt chiếu.  - Làng Bát Tràng có sản xuất các loại đồ gốm dùng để trang trí.  - Những con lợn đất dùng cho trẻ em để tiền tiết kiệm xuất phát từ  làng bên cạnh làng gốm Bát Tràng. Câu 3. Những sản phẩm được tạo ra bởi làng gốm Bát Tràng mà em biết là: bát, đĩa, ấm, chén, tranh sứ, tượng sứ, lợn đất Phần 2. Viết Câu 1. Chính tả 1. Nghe - viết - Yêu cầu: + HS viết đủ, đúng, chính xác các tiếng trong đoạn văn + Tốc độ viết nhanh, kịp theo lời đọc + Chữ viết đẹp, đều, đúng nét, đúng ô li + Trình bày sạch sẽ, gọn gàng 2. Bài tập a. dòng sông sinh nhật xâm lược chèo xuồng lạp xưởng xua đuổi phơi sào xung kích b.
  10. - Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy : chân - Phần trên của mặt từ chỗ có tóc mọc đến lông mày: trán - Món ăn bằng gạo hoặc bột, nấu loãng và nhừ, có thể thêm thịt, cá : cháo - Đồ dệt bằng cói dùng trải ra trên mặt đất, giường để nằm, ngồi: chiếu Câu 2. Luyện từ và câu 1. Gợi ý: chim bồ câu, chim họa mi, chim sáo, chim chào mào, chim sơn ca, chim đại bàng, chim diều hâu, chim én, chim cánh cụt, chim ri, chim tu hú 2. Trả lời: Chim cánh cụt 3. Để tả một chú chim cần phải tả những điều sau: kích thước và hình dáng toàn thân cùng từng bộ phận, màu lông, tiếng kêu (tiếng hót) Câu 3. Tập làm văn Câu hỏi gợi ý: - Em nhìn thấy chú chim cánh cụt đó ở đâu? (trên tivi, trong sở thú, trong sách báo ) - Chú cánh cụt đó cao, nặng bao nhiêu? (nếu không biết số đo cụ thể, em có thể so sánh với một đồ vật khác) - Màu sắc trên cơ thể chú chim cánh cụt gồm những màu gì? Các màu đó phân bố ở vị trí nào trên cơ thể? - Chim cánh cụt thường sống một mình hay sống theo bầy? - Chim cánh cụt chủ yếu ăn loại thức ăn nào? Chúng thích hợp để sống ở nơi có khí hậu như thế nào?
  11. - Dáng đi của chim cánh cụt có đặc điểm gì khiến em ấn tượng? - Tình cảm của em dành cho chú chim cánh cụt đó. Bài tham khảo: Lúc chiều, trong tiết học ngoại khóa, em và các bạn đã được cô giáo cho xem về cuộc sống của những chú chim cánh cụt. Đó là loài động vật đáng yêu vô cùng. Thân hình thấp nhỏ, chắc chỉ khoảng 50cm. Cả thân chúng tròn trịa, không thấy rõ đâu là cổ, đâu là bụng luôn. Núng na núng nính như chiếc bánh pudding. Phần lưng của chúng có màu đen, phần bụng thì có màu trắng. Toàn thân phủ một lớp lông dày, nhưng bám chắc vào thân giúp chúng không bị thấm nước khi bơi dưới nước. Thức ăn yêu thích của chim cánh cụt là cá tươi. Vì vậy, chúng có khả năng bơi lội rất giỏi. Những nơi lạnh lẽo quanh năm, băng tuyết dày chính là tổ ấm lý tưởng của chim cánh cụt. Nghe cô dạy và xem phim, em yêu thích các chú chim cánh cụt vô cùng. Chỉ mong sao, em sẽ sớm được nhìn thấy chúng một lần thực sự ở ngoài đời.