Bài thu hoạch cuối khóa Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II - Vũ Thị Hoài Phương

Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó.Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học.
docx 29 trang Tú Anh 21/03/2024 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch cuối khóa Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II - Vũ Thị Hoài Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_cuoi_khoa_boi_duong_theo_tieu_chuan_chuc_danh.docx

Nội dung text: Bài thu hoạch cuối khóa Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II - Vũ Thị Hoài Phương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II Lớp mở tại Trường CĐ Bách Khoa Tây Nguyên, tỉnh Đăk Lăk BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA Học viên: Vũ Thị Hoài Phương Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phan Bội Châu Huyện (TP) CưMgar, Tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk, 2020 1
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Chú thích 1 GV Giáo viên 2 GDPT Giáo dục phổ thông 3 CT GDPT Chương trình giáo dục phổ thông 4 CMHS Cha mẹ học sinh 5 TPT Tổng phụ trách 6 BT Bí thư 7 CT Chủ tịch 8 KTKN Kiến thức kĩ năng 9 HT Hiệu trưởng 10 TB Trưởng ban 2
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 2 Danh mục các chữ viết tắt Mục lục 3 Mở đầu 4 Nội dung 5 Chương 1. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung 5 1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 5 1.2. Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) Việt Nam 6 Chương 2. Kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề 8 nghiệp. 2.1. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II 8 9 2.2. Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong trường 2.3. Quản lý hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục nhà 10 trường tiểu học. Chương 3. Liên hệ thực tiễn tại đơn vị công tác 12 Phiếu tìm hiểu thực tế và thu hoạch tại đơn vị công tác 12 Kết luận chung và kiến nghị 28 Tài liệu tham khảo 29 3
  4. I. MỞ ĐẦU Qua quá trình tập huấn được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng II, tôi nắm bắt được các nội dung như sau: Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó.Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học. Có ý thức tự nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay ở trường phổ thông. 4
  5. II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG. 1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 1.1.1. Khái niệm nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước là một hiện tượng đa dạng và phức tạp; do vậy, để nhận thức đúng bản chất củầ nhà nước cũng như những biến động trong đời sống nhà nước cần lí giải đầy đủ hàng loạt vấn đề, trong đó nhất thiết làm sáng tỏ nguồn gốc hình thành nhà nước, chỉ ra những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước. Học thuyết Mác - Lênin đã giải thích một cách khoa học về nhà nước, trong đó có vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một phạm trà lịch sử, nghĩa là có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh củư và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại, được thể hiện trong quan điểm của cảc nhà tư tưởng ở Hi Lạp, La Mã; sau này được các nhà triết học, chính trị và phảp luật tư sản thế kỉ XVII - XVIII ở phương Tây phát triển như một thế giới quan pháp lí mới. Tư tưởng nhà nước pháp quyền dần dần được xây dựng thành hệ thống, được bổ sưng vấ phát triển về sau này bởi các nhà chính trị, luật học tư sản thành học thuyết về nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là hình thức phân công và tổ chức quyền lực nhà nước. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Một là, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; 5
  6. II.1. Đội ngũ giáo viên Có 5 tổ chuyên môn với 36 GV. Cụ thể: Số lượng GV (người) Số lượng GV đạt chuẩn TT Tổ chuyên môn Cử CĐ, Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Thạc sĩ nhân TC 1 1 2 4 2 2 2 2 2 3 4 3 4 0 3 3 3 4 3 3 1 4 4 4 4 4 3 0 5 5 4 4 4 3 2 Tổng cộng 16 20 16 15 5 Phần trăm trên tổng số 44,4 41,7 13,9 44,4 55,6 GV Có 1 giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Nhận xét về số lượng, chất lượng đội ngũ Giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lựợng, tỉ lệ nhà giáo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; đoàn kết, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Luôn tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, đảm bảo yêu cầu công việc mà ngành giao. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng với yêu cầu công việc được giao. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ GV: Tiếp tục khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn. Nâng cao trình độ ĐH lên 100% trong thời gian tới một cách sớm nhất. II.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường - Số lượng: 02, trong đó 01 nữ , trình độ Cao đẳng; có 2 cán bộ đã qua đào tạo, tập huấn về quản lý giáo dục (chiếm 100% trong tổng số CB quản lý). 19
  7. - Chất lượng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là những người có năng lực, trình độ chuyên môn trên chuẩn đào tạo. Có khả năng xây dựng kế hoạch độc lập, phù hợp với nhà trường, chỉ đạo, quy tụ được đội ngũ để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Có phẩm chất chính trị, tư tưởng lập trường vững vàng, gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CB quản lý giáo dục: Ban Giám hiệu đề xuất với phòng giáo dục bổ sung thêm 01 cán bộ quản lý. II.3. Đội ngũ nhân viên trong nhà trường - Số lượng: : Kế toán: 1; Văn thư - Thủ quỹ: 1; Nhân viên Thiết bị: 1, Nhân viên Thư viện: 1, Bảo vệ: 1, nhân viên y tế: 1 - Chất lượng: Đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, năng nổ hoàn thành nhiệm vụ trong năm học. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ giáo dục trong nhà trường: Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên được tham dự các lớp học, nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa nhất là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ. III. TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC III.1. Cơ sở vật chất nhà trường: Trường có diện tích khuôn viên là 10409,6m2 Trường có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh. Môi trường xanh, sạch, đẹp, có sân chơi, sân tập thể dục có cây bóng mát theo đúng quy định đảm bảo an toàn trường học. Nhận xét, đề xuất: Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, hội CMHS, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để từng bước nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện hơn. III.2. Phòng học, thư viện, sân chơi, sân tập thể dục thể thao - Phòng học: 20
  8. Nhà trường hiện có 25 phòng học/25 lớp, học 2 buổi/ngày. Diện tích các phòng học không đồng đều do xây dựng theo từng thời điểm khác nhau. Thiết bị của phòng học như hệ thống cửa, rèm, điện chiếu sáng, quạt gió, bảng chống lóa, tủ đồ dùng được trang bị đầy đủ, an toàn, đảm bảo chất lượng phục vụ dạy học theo quy định. Phòng học đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh, các lớp học đều được trang trí thân thiện. Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc bàn ghế học sinh bảo đảm quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế. Có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, tỉ lệ bàn ghế đúng quy cách 100%; Bàn ghế trong lớp học cũng được sắp xếp phù hợp và phân theo khối lớp. Có hai máy chiếu và một máy dạy anh văn có màn hình lớn. Có máy tính nối mạng cho học sinh học. - Sân chơi cho học sinh, Sân tập thể dục, thể thao: Diện tích sân chơi, sân tập thể dục thể thao được bố trí, xây dựng theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học; Sân tập phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh. - Phòng làm việc hiệu bộ, hành chính, tổ chuyên môn: Nhà trường có các phòng phục vụ học tập như: phòng thư viện, thiết bị dạy học, phòng truyền thống Đội, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập. Khối phòng hành chính có: phòng văn phòng, phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng họp hội đồng, phòng văn thư – kế toán; những phòng này cơ bản đảm bảo chức năng theo quy định. - Phòng đa chức năng: Có phòng dạy Âm nhạc, phòng dạy Anh văn, có phòng dạy Tin học cho học sinh. Nhận xét, đề xuất: Cần xây dựng lại phòng hiệu bộ vì diện tích nhỏ, thấp và đã cũ. III.3. Trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học: Thư viện, phòng y tế trường học, khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch - Thư viện + Số phòng: 01 + Diện tích: 60m2 + Số cán bộ phụ trách: 01 21
  9. + Các loại tài liệu chính: sách giáo viên, sách bài soạn, sách tham khảo, truyện , báo, tạp chí có đầy đủ theo quy định đầu sách. Sách giáo khoa: 1367 bản sách giáo khoa và sách tham khảo Sách nghiệp vụ của giáo viên có: 248 bản, 40 tên sách. Sách tham khảo có: 956 bản, 263 tên sách. Báo, Tạp chí: Các loại báo: Giáo dục thời đại, báo nhi đồng,,các loại truyện Băng, đĩa, tranh ảnh, ĐDDH 462 tờ tranh ảnh và 25 bộ ĐDDH. + Số lượng tài liệu: khoảng hơn 30.000 bản. - Phòng y tế trường học, khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch: có khu vệ sinh, nhà để xe của giáo viên có, hệ thống nước sạch. Nhận xét: Nhà trường có khu vệ sinh, có phòng riêng cho giáo viên và học sinh; có hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng cho giáo viên, nhân viên, học sinh và đủ chăm sóc cây trồng. Đề xuất: Cần làm nhà để xe cho học sinh. III.4. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường: Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học; thư viện đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 và Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hàng năm, thư viện được bổ sung sách, báo, tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn kinh phí phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh, việc mua sách, báo, tài liệu thể hiện qua hóa đơn mua, phiếu xuất, nhập kho. - Hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ và bảo đảm cho các hoạt động dạy và học. Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức cao trong việc sử dụng và quản lý đồ dùng, thiết bị dạy học. III.5. Khu vệ sinh, y tế học đường: 22
  10. Có công trình vệ sinh riêng cho cán bộ giáo viên, nhân viên và riêng cho học sinh nam và nữ, phù hợp với vị trí cảnh quan trường học, an toàn, thuận lợi, sạch sẽ. Có hệ thống rút nước và nơi rửa tay cho học sinh đảm bảo an toàn và thuận tiện. Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của CB-GV-NV và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác của nhà trường đảm bảo yêu cầu. Phòng y tế được bố trí thuận tiện, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Nhận xét, đề xuất: Không IV. TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG IV.1. Công tác chuyên môn: Kế hoạch giảng dạy, học tập, giáo án của giáo viên bộ môn/ chủ nhiệm lớp; công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh; - Hoạt động của tổ chuyên môn (đánh dấu  hoạch chừa trống ) + Mức độ tổ chức sinh hoạt chuyên môn  Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi + Nội dung sinh hoạt chuyên môn:  Phong phú, đa dạng Ít đa dạng, chủ yếu là các nội dung trong chương trình chính khóa Có các buổi sinh hoạt chuyên đề + Phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn  Phát huy được những ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên Sinh hoạt chuyên môn theo mô hình nghiên cứu bài học  Hình thức họp trao đổi trực tiếp Ứng dụng CNTT để tổ chức sinh chuyên môn + Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh  Coi trọng, đạt hiệu quả cao Chưa được coi trọng - Sinh hoạt, thảo luận về đổi mới giáo dục, đào tạo (chương trình GDPT mới ) 23
  11.  Sinh hoạt thường xuyên Chưa được coi trọng đúng mức Nhận xét, đề xuất: Nhà trường đã triển khai và thực hiện đầy đủ các chương trình giáo dục của năm học. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm, học kỳ, tháng, tuần thông qua hội nghị viên chức đầu năm và các hoạt động trong năm học IV.2. Công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường - Kế hoạch giáo dục năm học  Được xây dựng cụ thể và công khai Được xây dựng nhưng không công khai Không có kế hoạch giáo dục của nhà trường - Mục tiêu / Mục đích giáo dục được xác định:  Đầy đủ, rõ ràng, cụ thể Tương đối đầy đủ, rõ ràng, cụ thể Chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể - Nội dung giáo dục Đa dạng, phong phú, sát thực tiễn Có tính tích hợp liên môn Chưa đa dạng, ít gắn với thực tiễn Mang tính đơn môn - Phương pháp, hình thức giáo dục  Đa dạng, đề cao chủ thể HS Chủ yếu dạy nội khoá Có nhiều hoạt động ngoại khoá thiết thực - Tổ chức thực hiện  Có thời gian cụ thể cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục Được phân công cụ thể Có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường Có sự tham gia của các tổ chức xã hội của địa phương Nhận xét, đề xuất: Hàng năm có chương trình, kế hoạch thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thực hiện tốt các hoạt động theo từng chủ điểm. Cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phối hợp với tổng phụ trách 24
  12. Đội tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Học sinh hứng thú, yêu thích hoạt động ngoại khóa. IV.3. Công tác phổ cập giáo dục cho học sinh: Đã tham mưu với lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phấn đấu đạt chuẩn ở mức cao hơn. Không có học sinh bỏ học; huy động 100%trẻ trong độ tuổi trên địa bàn trường tuyển sinh vào học; tạo mọi điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đi học và hoàn thành chương trình tiểu học. IV.4. Hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Cán bộ phụ trách Có cán bộ chuyên trách  Giáo viên chủ nhiệm Đoàn thanh niên Giáo viên bộ môn - Mức độ tổ chức Thường xuyên  Thỉnh thoảng Ít khi - Phương pháp, hình thức tư vấn tâm lí, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên Hình thức đa dạng thông qua các hoạt động đoàn, câu lạc bộ, diễn đàn,  Phương pháp phù hợp, hiệu quả Phương pháp và hình thức chưa đa dạng, chưa hiệu quả Nhận xét, đề xuất: Nhà trường hiện nay chưa có cán bộ phụ trách hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chủ yếu giáo dục học sinh thông qua các hoạt động đoàn; triển khai những nội dung quan trọng vào đầu tuần giúp học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè; tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, không có bạo lực trong học đường 25
  13. IV.5. An ninh và chăm sóc sức khoẻ học đường  Môi trường nhà trường và địa phương lành mạnh, ít có các tệ nạn xã hội. Môi trường địa phương thiếu lành mạnh, ảnh hưởng nhiều đến nhà trường  Có phòng y tế và cán bộ y tế, đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho HS Không có phòng y tế và cán bộ y tế chuyên trách Nhận xét, đề xuất: Đã phối hợp với trạm y tế xã để tổ chức tiêm chủng phòng bệnh theo lịch, tẩy giun theo lịch. 100% học sinh được tiêm chủng theo lịch, tẩy giun định kỳ. Có văn bản thỏa thuận hoặc kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và cơ sở y tế về việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. IV.6. Hiệu quả đào tạo của nhà trường: Nhà trường triển khai thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thực hiện dạy học gắn kết giữa lí thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh. Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, nhân cách; giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; chú trọng giáo dục lối sống, kĩ năng sống, các kĩ năng tự bảo vệ, chống xâm hại, bạo lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an toàn giao thông IV.7. Thực hiện công khai hoá tài chính, đảm bảo chất lượng trong nhà trường Đầu năm trong hội nghị công nhân viên chức đều thông qua quy chế hoạt động chuyên môn của nhà trường một cách dân chủ công khai; tập thể hội đồng đóng góp ý kiến đi đến thống nhất khách quan, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ công nhân viên được quyền tham gia ý kiến xây dựng và biểu quyết nhất trí đưa vào thực hiện một cách có hiệu quả. Các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện đúng các quy định về thực hiện quy chế chuyên môn trong hoạt động của nhà trường. 26
  14. Các bản báo cáo thể hiện rõ việc thực hiện quy chế dân chủ nơi cơ sở theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính công khai minh bạch V. TÌM HIỂU VỀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đã trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh bằng nhiều hình thức như: viết giấy mời, giáo viên đến thăm nhà học sinh, gọi điện thoại, hoặc gặp cha mẹ học sinh nếu có việc bất thường ở học sinh. Nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh, có sự thống nhất về nội dung, kế hoạch và hoạt động có hiệu quả. Có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp . Nhận xét, đề xuất: Nhà trường luôn được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh, của các tổ chức xã hội trong việc giáo dục học sinh. Được sự hưởng ứng nhiệt tình và đồng thuận cao của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc đóng góp xây dựng nhà trường. Có kế hoạch phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động. Các đoàn thể cần có nhiều hoạt động sinh hoạt thiết thực hơn nữa để tạo điều kiện cho học sinh trong sinh hoạt hè. VI. MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỐI VỚI BẢN THÂN QUA ĐỢT TÌM HIỂU THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG Một số biện pháp vận dụng những kiến thức của các chuyên đề trong phát triển nghề nghiệp bản thân: Biện pháp 1. Nắm vững những kiến thức lí luận từ các chuyên đề bồi dưỡng có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Biện pháp 2. Tích cực vận dụng một cách thường xuyên những kiến thức thu lượm được vào hoạt động công tác của bản thân. Biện pháp 3. Thường xuyên chia sẻ với đồng nghiệp trong quá trình công tác. 27
  15. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ Đứng trước chương trình Giáo dục phổ thông mới, nhiều GV chưa sẵn sàng đảm nhận giảng dạy và giáo dục một số vấn đề nội dung mới. Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận thầy cô giáo Tiểu học còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy học theo định hướng tích cực phát triển năng lực, hoặc có biểu hiện thiếu phương pháp trong hoạt động giáo dục HS (một số ít có hành vi bạo hành trẻ, vi phạm đạo đức nhà giáo). Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong quản lí, dạy và học của một bộ phận thầy cô giáo tiểu học còn hạn chế, đội ngũ GV tiểu học cốt cán hoạt động theo cơ chế cũ, chưa được xây dựng bài bản và chưa đủ mạnh nên không phát huy được vai trò, vị trí của đội ngũ đầu đàn tại các nhà trường tiểu học. Năng lực quản lí của một bộ phận cán bộ quản lí cơ sở giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lí giáo dục nhà trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới. Việc đánh giá cán bộ quản lí cơ sở giáo dục theo các chuẩn hiệu trưởng chưa thật sự hiệu quả, nặng về định tính, thiếu định lượng, quá trình đánh giá còn nể nang, hình thức. Cán bộ quản lí, giáo viên Tiểu học có vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục Tiểu học. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên Tiểu học thông qua bồi dưỡng nâng hạng giáo viên Tiểu học theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một biện pháp quan trọng và mang lại những hiệu quả thiết thực. Để có thể không ngừng phát triển nghề nghiệp bản thân, mỗi cán bộ quản lí, giáo viên Tiểu học cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn những nội dung của các chuyên đề bồi dưỡng, nắm vững các kĩ năng có liên quan, đồng thời tích cực vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ năng đã được lĩnh hội trong các hoạt động nghề nghiệp của bản thân. 28
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình Pháp luật đại cương (Dùng cho các trường ĐH,CĐ không chuyên ngành luật), NXB Đại học Sư phạm. 2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (Chủ biên, 2015), Phát triển và Quản lí Chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm. 3. Nguyễn Công Hoàn (2006), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục. 4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia. 5. Trường ĐHSP Quy Nhơn (2018), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II, 29