Đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)
1a. Gạch dưới tiếng viết sai chính tả trong các câu sau:
- Bạn Lân rất trăm chỉ học tập.
- Con trâu chấu là một loại sâu của lúa.
- Mọi người đều chân trọng và quý mến anh ấy.
- Những cánh rừng bị đốt chơ trụi.
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_on_tap_mon_tieng_viet_lop_2_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 1 I.CHÍNH TẢ 1a. Gạch dưới tiếng viết sai chính tả trong các câu sau: - Bạn Lân rất trăm chỉ học tập. - Con trâu chấu là một loại sâu của lúa. - Mọi người đều chân trọng và quý mến anh ấy. - Những cánh rừng bị đốt chơ trụi. 1b. Điền tiếng có chứa âm đầu x hay s thích hợp vào chỗ chấm: - Những giọt long lanh đọng lại trên lá cây. - Em vui vì cuối năm đạt học giỏi. - Em mong . bà thật lâu bên em. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Trả lời các câu hỏi sau: - Khi nào bố mẹ cho em đi chơi? - Khi nào cây cối đâm chồi , nảy lộc? 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Tết này , bố mẹ đưa cả gia đình Lan về quê ăn Tết. . b. Mùa xuân , tiết trời ấm áp. . c. Sư tử là loài thú dữ nhưng vẫn có thể thuần phục để biểu diễn xiếc. . 4. Khoanh vào chữ cái trước câu dùng đúng dấu câu: a. Bạn cũng học ở trường đó à? b. Bạn có học ở trường đó không: c. Bạn học ở trường đó khi nào. d. Bạn cũng là học sinh trường đó sao! 5. Đặt 1 câu theo mẫu Ai ( cái gì , con gì ) là gì?
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 1 I.CHÍNH TẢ 1a. Gạch dưới tiếng viết sai chính tả trong các câu sau: - Bạn Lân rất trăm chỉ học tập. - Con trâu chấu là một loại sâu của lúa. - Mọi người đều chân trọng và quý mến anh ấy. - Những cánh rừng bị đốt chơ trụi. 1b. Điền tiếng có chứa âm đầu x hay s thích hợp vào chỗ chấm: - Những giọt sương long lanh đọng lại trên lá cây. - Em vui sướng vì cuối năm đạt học sinh giỏi. - Em mong sao bà sống thật lâu bên em. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Trả lời các câu hỏi sau: - ( Vào ngày nghỉ, Buổi tối ) bố mẹ cho em đi chơi. - Cây cối đâm chồi , nảy lộc (khi mùa xuân đến , ). 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Tết này , bố mẹ đưa cả gia đình Lan về quê ăn Tết. Khi nào bố mẹ đưa cả gia đình Lan về quê ăn Tết? b. Mùa xuân , tiết trời ấm áp. Mùa xuân , tiết trời thế nào? c. Sư tử là loài thú dữ nhưng vẫn có thể thuần phục để biểu diễn xiếc. Con gì là loài thú dữ nhưng vẫn có thể thuần phục để biểu diễn xiếc? 4. Khoanh vào chữ cái trước câu dùng đúng dấu câu: a. Bạn cũng học ở trường đó à? ( Câu hỏi) b. Bạn có học ở trường đó không: ( Câu hỏi) c. Bạn học ở trường đó khi nào. ( Câu hỏi ) d. Bạn cũng là học sinh trường đó sao! ( Câu nêu sự ngạc nhiên) 5. Đặt 1 câu theo mẫu Ai ( cái gì , con gì ) là gì? - Em là học sinh lớp 2.
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 2 I.CHÍNH TẢ 1a. Gạch dưới tiếng viết sai chính tả trong các câu sau: - Những ngón tai bạn ấy rất dài và nhỏ. - Bụi phấn rơi vào mắt rất ngui hiểm. - Cậu ấy đạt giải đặc biệc trong trong kì thi toán. - Du khách đến Sa Pa sẽ được nhìn thấy tiết rơi. 1b. Điền tiếng có chứa âm iê hoặc i thích hợp vào chỗ chấm: - Bạn em rất thích ăn món gà. - Thầy cô giáo đã rất tưởng vào chúng tôi. - Các chú bộ đội đứng canh nơi giới. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Hãy xếp các từ sau thành các cặp từ trái nghĩa: a. sáng, trời , ngày , mưa , đất , nắng , đêm , tối. . b. đi , ra , ngoài , gốc, vào , về , trong , ngọn. . 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Xe máy là phương tiện đi lại chính ở Việt Nam. . b. Môn Tiếng Việt rất thú vị và hấp dẫn. . c. Học sinh đang nô đùa ở sân trường. . 4. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a. Bạn ấy học giỏi hát hay và rất chăm chỉ. b. Gia đình em gồm có ông bà bố mẹ em và em trai em. c. Các thầy giáo cô giáo luôn yêu thương quý mến học sinh. 5. Đặt 1 câu theo mẫu Ai ( cái gì , con gì ) làm gì?
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 2 I.CHÍNH TẢ 1a. Gạch dưới tiếng viết sai chính tả trong các câu sau: - Những ngón tai bạn ấy rất dài và nhỏ. - Bụi phấn rơi vào mắt rất ngui hiểm. - Cậu ấy đạt giải đặc biệc trong trong kì thi toán. - Du khách đến Sa Pa sẽ được nhìn thấy tiết rơi. 1b. Điền tiếng có chứa âm iê hoặc i thích hợp vào chỗ chấm: - Bạn em rất thích ăn món miến gà. - Thầy cô giáo đã rất tin tưởng vào chúng tôi. - Các chú bộ đội đứng canh nơi biên giới. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Hãy xếp các từ sau thành các cặp từ trái nghĩa: a. sáng, trời , ngày , mưa , đất , nắng , đêm , tối. sáng – tối , trời – đất , ngày – đêm , mưa – nắng. b. đi , ra , ngoài , gốc, vào , về , trong , ngọn. đi – về , ra – vào , ngoài – trong , gốc – ngọn 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Xe máy là phương tiện đi lại chính ở Việt Nam. Xe máy là gì? b. Môn Tiếng Việt rất thú vị và hấp dẫn. Môn Tiếng Việt thế nào? c. Học sinh đang nô đùa ở sân trường. Học sinh làm gì? 4. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a. Bạn ấy học giỏi , hát hay và rất chăm chỉ. b. Gia đình em gồm có ông bà , bố mẹ , em và em trai em. c. Các thầy giáo , cô giáo luôn yêu thương , quý mến học sinh. 5. Đặt 1 câu theo mẫu Ai ( cái gì , con gì ) làm gì? - VD: Các bạn học sinh đang chơi đùa ngoài sân trường.
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 3 I.CHÍNH TẢ 1a. Điền âm v hay d hay gi vào chỗ trống: - anh sách - hoa ấy - kim ây - tranh ành - ẩy cá - sợi ây 1b. Tìm từ có âm đầu ch hoặc tr theo gợi ý sau: a. Con vật rất gần gũi với bà con nông dân là b. Loại quả tròn có vị chua là . c. Loại cá có thể nuôi làm cảnh là II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Khoanh tròn vào cái trước câu văn có cặp từ trái nghĩa: a. Bầu trời thì cao mà cánh đồng thì rộng. b. Chiếc quần thì còn mới mà chiếc áo đã cũ rồi. c. Tre già thì măng mọc. 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau. a. Trái đất là ngôi nhà chung của loài người. b. Các chú công an thật anh dũng. 4. Điền dấu phẩy, dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống: Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ rong chơi gặp chị Gió , cô gọi : - Chị Gió đi đâu mà vội thế - Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa Cô có muốn làm mưa không - Làm mưa để làm gì hả chị - Làm mưa cho cây cối tốt tươi cho lúa to bông cho khoai to củ 5. Đặt 1 câu theo mẫu Ai ( cái gì , con gì) thế nào? .
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 3 I.CHÍNH TẢ 1a. Điền âm v hay d hay gi vào chỗ trống: - danh sách - hoa giấy - kim giây - tranh giành - vẩy cá - sợi dây 1b. Tìm từ có âm đầu ch hoặc tr theo gợi ý sau: a. Con vật rất gần gũi với bà con nông dân là con trâu b. Loại quả tròn có vị chua là cà chua c. Loại cá có thể nuôi làm cảnh là cá chép II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Khoanh tròn vào cái trước câu văn có cặp từ trái nghĩa: a. Bầu trời thì cao mà cánh đồng thì rộng. b. Chiếc quần thì còn mới mà chiếc áo đã cũ rồi. c. Tre già thì măng mọc. 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau. a. Trái đất là ngôi nhà chung của loài người. Cái gì là ngôi nhà chung của loài người ? b. Các chú công an thật anh dũng. Các chú công an thế nào ? 4. Điền dấu phẩy, dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống: Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ , rong chơi . Gặp chị Gió , cô gọi : - Chị Gió đi đâu mà vội thế ? - Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa . Cô có muốn làm mưa không ? - Làm mưa để làm gì hả chị ? - Làm mưa cho cây cối tốt tươi , cho lúa to bông , cho khoai to củ. 5. Đặt 1 câu theo mẫu Ai ( cái gì , con gì) thế nào? -VD: Chú khỉ rất thông minh và nhanh nhẹn.
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 4 I.CHÍNH TẢ 1a. Khoanh tròn vào chữ cái trước từ viết sai chính tả: a. đêm khuya c. bận rộn e. buông bán h. trẻ lạc b. khuia khoắt d. bậng rộn g. buôn bán i. sợi lạt 1b. Tìm từ có âm đầu s hoặc x theo gợi ý sau: a. Con vật rất nhanh , sống trong rừng là b. Loài vật sống ở biển , thân rất mềm là c. Tên một loại cây cảnh gần giống cây si là II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Gạch dưới các từ không chỉ thời tiết sau đây. a. ấm áp , mát mẻ , rét mướt , lạnh lùng. b. oi bức , khó chịu , mồ hôi , mưa rào. c. rì rầm , mưa phùn , gió bấc , nắng ráo. 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” a. Sinh nhật Lan vào ngày 7 tháng 3. b. Hoa cúc nở rộ khi mùa thu đến. 4. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Ông tôi tỉa lá tưới nước cho cây hoa hồng . b. Anh Hoàng luôn nhường nhịn chiều chuộng bé Hà . c. Con cháu cần yêu thương kính trọng hiếu thảo với ông bà cha mẹ . 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. a.Trường học của em rất sạch đẹp. . b.Tháng 9 năm nay, Lan được lên lớp 3. .
- Họ và tên: Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 4 I.CHÍNH TẢ 1a. Khoanh tròn vào chữ cái trước từ viết sai chính tả: a. đêm khuya c. bận rộn e. buông bán h. trẻ lạc b. khuia khoắt d. bậng rộn g. buôn bán i. sợi lạt 1b. Tìm từ có âm đầu s hoặc x theo gợi ý sau: a. Con vật rất nhanh , sống trong rừng là con sóc b. Loài vật sống ở biển , thân rất mềm là con sứa c. Tên một loại cây cảnh gần giống cây si là cây sanh II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Gạch dưới các từ không chỉ thời tiết sau đây. a. ấm áp , mát mẻ , rét mướt , lạnh lùng. b. oi bức , khó chịu , mồ hôi , mưa rào. c. rì rầm , mưa phùn , gió bấc , nắng ráo. 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” a. Sinh nhật Lan vào ngày 7 tháng 3. b. Hoa cúc nở rộ khi mùa thu đến. 4. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Ông tôi tỉa lá , tưới nước cho cây hoa hồng . b. Anh Hoàng luôn nhường nhịn , chiều chuộng bé Hà . c. Con cháu cần yêu thương , kính trọng , hiếu thảo với ông bà , cha mẹ . 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. a.Trường học của em rất sạch đẹp. Trường học của em thế nào? b.Tháng 9 năm nay, Lan được lên lớp 3. Khi nào Lan được lên lớp 3?
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 5 I.CHÍNH TẢ 1a.Điền từ viết đúng chính tả vào chỗ trống để hoàn chỉnh khổ thơ: Chim hót cành khế ( rung rinh , dung dinh) Hoa rơi tím cả ao ( kầu , cầu) Mấy chú rô ron ( nghơ nghác , ngơ ngác) Tưởng đang đổ mưa sao. ( chời , trời) Trần Đăng Khoa 1b. Đặt trên chữ in đậm: dấu hỏi hoặc dấu ngã. Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy Phải giư sạch đôi tay Cai nhau là không vui Bàn tay mà dây bân Cái miệng nó xinh thế Sách áo cũng bân ngay. Chi nói điều hay thôi. Phạm Hổ 2. Xếp tên các bạn : Trang , Lan , Minh , Bình , Yến theo thứ tự bảng chữ cái. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 3.Tìm từ trái nghĩa sau: - cẩn thận / - thông minh / . - cao to / - đoàn kết / . . 4.Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: a. Gấu bố gấu mẹ gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè lặc lè. b. Cò cuốc vạc le le chim gáy là những loài chim của đồng quê. 5.Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a. Đồ vật Tùng giữ rất cẩn thận là chiếc bút máy của thầy giáo tặng. b. Các bạn học sinh bắt đầu được nghỉ học cách đây một tháng.
- Họ và tên Lớp 2 . Ngày tháng .năm 2020 ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 5 I.CHÍNH TẢ 1a.Điền từ viết đúng chính tả vào chỗ trống để hoàn chỉnh khổ thơ: Chim hót rung rinh cành khế Hoa rơi tím cả cầu ao Mấy chú rô ron ngơ ngác Tưởng trời đang đổ mưa sao. Trần Đăng Khoa 1b. Đặt trên chữ in đậm: dấu hỏi hoặc dấu ngã. Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy Phải giữ sạch đôi tay Cãi nhau là không vui Bàn tay mà dây bẩn Cái miệng nó xinh thế Sách áo cũng bẩn ngay. Chỉ nói điều hay thôi. Phạm Hổ 2. Xếp tên các bạn : Trang , Lan , Minh , Bình , Yến theo thứ tự bảng chữ cái. Bình , Lan , Minh , Trang , Yến II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 3.Tìm từ trái nghĩa sau: - cẩn thận / cẩu thả - thông minh / ngu ngốc - cao to / thấp bé - đoàn kết / chia rẽ 4.Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: a. Gấu bố , gấu mẹ , gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè , lặc lè. b. Cò , cuốc , vạc , le le , chim gáy là những loài chim của đồng quê. 5.Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a. Đồ vật Tùng giữ rất cẩn thận là chiếc bút máy của thầy giáo tặng. Đồ vật Tùng giữ rất cẩn thận là gì ? b. Các bạn học sinh bắt đầu được nghỉ học cách đây một tháng. Khi nào các bạn học sinh bắt đầu được nghỉ học?