Giáo án cả năm Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

docx 70 trang Tú Anh 28/03/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ca_nam_tin_hoc_lop_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx

Nội dung text: Giáo án cả năm Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: Họ và tên giáo viên:o Tổ: TÊN BÀI DẠY: Thông tin và dữ liệu Môn: Tin học lớp: 6 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: - Thông tin - Dữ liệu - Vật mang tin - Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu - Tầm quan trọng của thông tin. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau: Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin. 2.2. Năng lực Tin học Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: Năng lực C (NLc): – Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu. – Phân biệt được thông tin với vật mang tin. – Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. – Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin 3. Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
  2. Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6 III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó. c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản. d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới HĐ 2.1. Phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 1 ghép khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin với nội dung tương ứng. c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào phiếu. HĐ 2.2. Phân biệt được thông tin với vật mang tin. a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thông tin với vật mang tin. b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và vật mang tin. c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và vật mang tin d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời. HĐ 2.3. Nêu ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu a) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và dữ liệu (có sự gợi ý của giáo viên) c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa chúng. d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời. 2
  3. Kết thúc hoạt động, HS báo cáo sản phẩm đã làm được. 2. Thuật toán Hoạt động 1. Khái niệm thuật toán 2.1 Mục tiêu Học sinh nhận ra các bước thực hiện một công việc chính là thuật toán và trình tự thực hieenh các bước là quan trọng. HS bước đầu hình thành khái niệm đầu vào, đầu ra của thuật toán 2.2 Nội dung Thời gian HĐ của Thầy HĐ của HS 15p Hướng dẫn để các em trả lời 2 câu Dự kiến kết quả trả lời câu hỏi: hỏi sau: 1. Nếu đảo thứ tự bước 3/2 và 4/3 trong 1. Đảo thứ tự các bước được không? hướng dẫn thì không thể gấp được hình Tại sao? vì kết quả của bước trước đều ảnh 2. Trước khi gấp hành em cần vật liệu gì? Sau khi thực hiện làm theo hưởng đến bước sau. hướng dẫn ta có kết quả gì? 2. Trước khi thực hiện hướng dẫn, em cần có tờ giấy vuông. Sau khi thực hiện GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và lần lượt 6 bước, em nhận được kết quả tiến trình của hoạt động thảo luận là hình gấp trò chơi Đông - Tây - Nam trước toàn lớp. - Bắc. Chia nhóm HS.(Mỗi nhóm 2 em). HS thảo luận nhóm để trả lời hai câu hỏi vào bảng nhóm. Trong quá trình Có thể thay thế bảng nhóm hoặc giấy thảo luận, HS có thể thực hiện thao tác khổ rộng bằng cách cho HS ghi câu đảo thứ tự bước 3, 4 trên sản phẩm đã trả lời vào vở. Yêu cầu HS minh hoạ câu trả lời bằng cách thực hiện trực gập để tìm câu trả lời. tiếp trên sản phẩm hình gấp trò chơi Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm Đông - Tây - Nam - Bắc. báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá. 2.3 Kiến thức mới (hoạt động đọc) HS đọc phần nội dung kiến thức mới để tự tiếp cận khái niệm thuật toán. Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức) Dựa trên kết quả thảo luận của hoạt động 1 và hoạt động đọc nội dung kiến thức mới của HS, GV giới thiệu khái niệm “Thuật toán” và chốt kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức. Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức) Đáp án: 1. C; 2. A và B. 3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới để thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1: Mô tả thuật toán 59
  4. 3.1 Mục tiêu: Huy động kiến thức đã có của HS về cách trình bày, mô tả một vấn đề để từ đó GV dẫn dắt vào kiến thức mới là các cách mô tả thuật toán 3.2 Nội dung: Thời gian HĐ của Thầy HĐ của HS 15p Việc trình bày thuật toán bằng ngôn Dự kiến kết quả trả lời câu hỏi: ngữ tự nhiên là duy nhất, phải 1. Các cách trình bày một vấn đề: dùng không? ngôn ngữ tự nhiên, dùng sơ đồ tư duy, Có cách nào khác không? Hiệu quả dùng sơ đồ, của nó? Tại sao? 3. Đánh giá hiệu quả: . GV nếu vấn đề cần thảo luận Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở, vì vậy 2. HS thảo luận nhóm để trả lời câu GV ghi nhận mọi kết quả trả lời của HS hỏi vào bảng nhóm. Gợi ý cho HS hướng dẫn gấp hình Đông – Tây – Nam-Bắc là cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên . Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và đánh giá GV cần chú ý giải thích một số khái niệm “mô tả”, “ngôn ngữ tự nhiên” 3.3 Kiến thức mới (hoạt động đọc) HS đọc phần nội dung kiến thức mới để tự tiếp cận các cách mô tả thuật toán. Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức) - Sau khi kết thúc quá trình thảo luận của hoạt động 2 và hoạt động đọc nội dung kiến thức mới, GV giảng bài và chốt kiến thức cần ghi nhớ. - GV có thể’ đánh giá sơ bộ tính hiệu quả của các cách mô tả thuật toán như sau: • Ngôn ngữ tự nhiên: trình bày thuật toán bằng cách liệt kê các bước rất cụ thể’, chi tiết. Theo cách này có thể diễn giải để thuật toán dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, cách mô tả này phụ thuộc vào khả năng diễn đạt của từng người, vì vậy rất dễ bị dài dòng và không mạch lạc. • Sơ đồ: cách này trực quan, nhìn thấy rõ các bước và cách thực hiện thuật toán. Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức). Đáp án: 1. C; 2. Ghép nối 1-a, 2-c, 3-d, 4-b. 4. Hoạt động 3: Luyện tập 60 a) Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b: Đầu vào: hai số a, b. Đầu ra: trung bình cộng của hai số a, b. b) Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b: Đầu vào: hai số tự nhiên a, b. Đầu ra: ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b. Thuật toán tính tổng hai số a và b. Đầu vào: hai số a, b. Đầu ra: tổng của hai số a và b.
  5. 4.1 Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về khái niệm của Thuật toán đã học và phát triển các kĩ năng vận dụng để xá định được các khái niệm (đầu vào, đầu ra; các bước thực hiện xác định và mô tả được thuật toán bằng liệt kê hoặc sơ đồ khối) cho học sinh. 4.2 Nội dung: 1. a) Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b: - Đầu vào: hai số a, b. - Đầu ra: trung bình cộng của hai số a, b. b) Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b: - Đầu vào: hai số tự nhiên a, b. - Đầu ra: ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b. 2. Thuật toán tính tổng hai số a và b. - Đầu vào: hai số a, b. - Đầu ra: tổng của hai số a và b. 3. Mô tả thuật toán theo cách liệt kê các bước: 1. Nhập giá trị a, giá trị b. 2. Tính Tổng ^ a + b. 3. Thông báo giá trị của Tổng. 4.3 Sản phẩm: Kết quả bài 3 sắp xếp các bước: 1—>3—>2 4.4 Tổ chức thực hiện: Giáo viên chia lớp ra thành 8 nhóm (sẽ có 2 nhóm cùng nội dung) , mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập. Trình bày trước lớp và phản biện 5. Hoạt động 4: Vận dụng 5.1 Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng 1 thuật toán (làm sữa chua xoài) trong đời sống. Xác định đầu vào, đầu ra; các bước thực hiện và dùng sơ đồ khối để vẽ lại. Ứng dụng vào học tập: Mô tả thuật toán tính điểm TB 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ bằng cách liệt kê và sơ đồ khối. Thử tìm một thuật toán để giải quyết trong cuộc sống quanh ta: Thức dạy buổi sáng, chế biến món ăn, 5.2 Nội dung: 61
  6. 5.3 Sản phẩm: Kết quả thu được đó là HS chỉ ra được đầu vào, đầu ra, các bước thực hiện của các thuật toán Liệt kê các bước và vẽ sơ đồ khối. 5.4 Tổ chức thực hiện: Giáo viên chia lớp ra thành 6 nhóm (se có 2 nhóm cùng nội dung), mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập. Trình bày trước lớp và phản biện Ghi chú: Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học - Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện. - Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên). - Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./. 62
  7. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: TÊN BÀI DẠY: CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN Môn: Tin học lớp: 6 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: - Biết ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp. - Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. 2. Về năng lực: - Bước đầu hình thành và phát triển tư duy cấu trúc, tư duy phân tích và điều khiển hệ thống. 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau: - Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi về ba cấu trúc điều khiển. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra thêm một số ví dụ về các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực Tin học Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: Năng lực C (NLc): bước đầu có tư duy phân tích và điều khiển hệ thống: - Nhận biết được ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp. - Phân biệt được ba cấu trúc điều khiển. - Nêu được ví dụ minh họa của cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp. - Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. 3. Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau: 63
  8. Ham học: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. Trách nhiệm: có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6 III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: HS trải nghiệm các cấu trúc điều khiển một cách trực quan sinh động. b) Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của HĐ trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động trò chơi (4 HS chơi và 1 HS bấm thời gian) (Các chủ đề câu hỏi có thể linh hoạt điều chỉnh theo đặc thù của địa phương và khả năng của HS) . c) Sản phẩm: Kết quả điểm của các nhóm. Nhóm thắng cuộc là nhóm có điểm số cao nhất. d) Tổ chức thực hiện: chia nhóm, mỗi nhóm có một 1 cặp chơi. Mỗi cặp chơi bốc phiếu chọn chủ đề và trả lời lần lượt các phiếu hỏi thuộc chủ đề vừa chọn. Mỗi câu trả lời đúng nhóm được cộng 1 điểm. GV cử ra một bạn ghi lại câu trả lời của mỗi cặp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhận biết cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp a) Mục tiêu: - HS tiếp cận khái niệm và nhận biết được cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp. b) Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của HĐ thảo luận trước toàn lớp, chia các nhóm HS để HS phân công nhóm trưởng để trình bày. Thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm. c) Sản phẩm: Kết quả trên bảng nhóm và nhóm trưởng mỗi nhóm trình bày. Giáo viên chốt kiến thức cho các mục tiêu. d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời. GV đặt các câu hỏi để khai thác sâu sự hiểu biết của học sinh (có thể sử dụng các câu hỏi trong SGK hoặc các câu hỏi do GV tự đưa ra). Lưu ý: GV chú ý các phát hiện của HS về cấu trúc lặp để dẫn dắt kiến thức mới. 3. Hoạt động 3: Luyện tập 64
  9. a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học. Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu trong phần luyện tập. b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Các câu trả lời d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đọc câu hỏi luyện tập để học sinh trả lời (hoặc học sinh tự nghiên cứu câu hỏi luyện tập để trả lời). GV có thể yêu cầu học sinh hệ thống hóa lại các kiến thực của bài dưới dạng sơ đồ tư duy (tùy đối tượng học sinh). 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: sử dụng được kiến thức vào cuộc sống thực tế để biểu diễn cấu trúc dưới dạng sơ đồ khối. b) Nội dung: GV nêu các câu hỏi phần vận dụng để học sinh trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của các HS d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các HS tranh luận để đưa ra câu trả lời. Trường THCS Họ và tên giáo viên: Tổ BÀI 17: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH Môn học: Tin học; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1-2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính "hiểu" và thực hiện được. 2. Về năng lực - Hình thành và phát triển tư duy thuật toán, bước đầu có tư duy điều khiển hệ thống. - Góp phần rèn luyện kĩ năng cộng tác, giao tiếp và thuyết trình (thông qua các hoạt động nhóm). 3. Về phẩm chất - Góp phần rèn luyện sự chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong quá trình học. - Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên 65
  10. - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, loa, mic, đồ dùng dạy học. - Một số bức tranh đơn giản vẽ đồ vật, hoa, quả, - Cài đặt phần mềm lập trình trực quan Scratch trên máy tính để học sinh thực hành. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, giấy nháp, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên. Tạo tình huống để giáo viên dẫn dắt vào bài mới. Tổ chức dạy học và đánh giá HS: Chia lớp thành các cặp đôi hoặc nhóm nhỏ. GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bức tranh và hướng dẫn các nhóm chơi trò chơi "Làm theo chỉ dẫn" như mô tả trong SGK. GV nhận xét, đánh giá thái độ và hiệu quả làm việc của từng nhóm. Tuyên dương các nhóm có kết quả tốt và góp ý cho các nhóm còn lại. Hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm của HS Các nhóm HS chơi trò chơi "Làm theo chỉ dẫn" theo hướng dẫn của GV. - Các chỉ dẫn của HS (đại diện cho mỗi nhóm). - Các bức tranh của mỗi nhóm đã vẽ theo các chỉ dẫn tương ứng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH Hoạt động 1. Thực hiện thuật toán Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ngôn ngữ lập trình được dùng để mô tả thuật toán cho máy tính hiểu và thực hiện. Tổ chức dạy học và đánh giá HS: 1. GV nhấn mạnh lại nội dung của phần khởi động để HS hiểu được tình huống; sau đó nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động khởi động trước toàn lớp. Chia nhóm HS. 2. HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi vào bảng nhóm. 3. Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét, đánh giá. Hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm của HS - HS đọc phần nội dung kiến thức mới. - HS biết được máy tính thực hiện công việc theo chương trình. - Khái niệm ngôn ngữ lập trình. - Khái niệm chương trình máy tính. - Dữ liệu vào và dữ liệu ra. 66
  11. - Nhận biết và thông hiểu được chương trình tính tổng hai số a, b viết bằng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ Scratch. - HS ghi nhớ kiến thức trong hộp kiến thức. * Máy tính thức hiện công việc theo chương trình. * Chương trình là mô tả thuật toán để máy tính "hiểu" và thực hiện được. * Chương trình dựa trên các dữ liệu đầu vào, tiến hành các bước xử lí để trả lại kết quả đầu ra. - HS củng cố kiến thức. Nội dung điền vào các dấu hỏi chấm trong bảng như đáp án dưới đây. 2. THỰC HÀNH: TẠO CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao là thông hiểu được cách thức mô tả thuật toán giải quyết yêu cầu bằng sơ đồ khối và chương trình Scratch. Tổ chức dạy học và đánh giá HS: GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước như trong SGK. Chia nhóm HS. Nhận xét và đánh giá thái độ làm việc và mức độ hiểu vấn đề của từng nhóm HS. Hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm của HS - Nhận nhiệm vụ được GV giao (nội dung nhiệm vụ - Xác định rõ được nhiệm vụ của mình: mô trong SGK). tả thuật toán bằng sơ đồ khối và chương trình Scatch. - Xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. - Đầu vào: hai số a, b. - Đầu ra: số tiền lãi hoặc số tiền bị lỗ. - Trình bày thuật toán bằng sơ đồ khối: GV nhận xét, đánh giá từng nhóm HS theo các ý sau: - Nhận biết sơ đồ khối. - Hiểu rõ các kí hiệu (các hình) dùng trong sơ đồ khối. 67
  12. - Tiến trình (thứ tự thực hiện) trong sơ đồ khối. - Hiểu rõ được sơ đồ khối. - Chương trình Scratch tính toán tiền bán thiệp: GV nhận xét, đánh giá từng nhóm HS dựa trên các ý sau: - Kiến thức về ngôn ngữ Scratch của HS đã học ở Tiểu học. - Sự tương ứng của khi diễn đạt từ sơ đồ khối sang lệnh của Scratch. - Thao tác khi thực hành với Scratch trên máy tính. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Giúp HS luyện tập để củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. Tổ chức dạy học và đánh giá HS: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 - 4 học sinh/nhóm); giao nhiệm vụ cho các nhóm theo nội dung luyện tập trong SGK. Cuối hoạt động, GV đánh giá thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. Tuyên dương điểm mạnh, góp ý các hạn chế cho từng nhóm. Hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm của HS 1. Tìm câu sai ? a) Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy Câu sai: c) Máy tính có thể thực hiện các tính có thể hiểu và thực hiện được. lệnh trong chương trình theo trình tự tùy ý. b) Chương trình máy tính được viết bằng ngôn ngữ lập trình. GV có thể yêu cầu HS giải thích. c) Máy tính có thể thực hiện các lệnh trong chương trình theo trình tự tùy ý. 2. Cho chương trình Scratch như Hình 6.15. a) Thuật toán tính điểm trung bình ba môn a) Em hãy cho biết chương trình đó thực hiện thuật Toán, Văn và Tiếng Anh để xét xem HS toán nào ? được thưởng ngôi sao hay cần cố gằng hơn. b) Hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán đó. c) Hãy cho ví dụ cụ thể giá trị dữ liệu đầu vào và cho b) Đầu vào: ba số a, b, c biết kết quả đầu ra tương ứng. Đầu ra: thông báo "Bạn được thưởng ngôi d) Hãy trình bày thuật toán bằng sơ đồ khối. sao" hay "Bạn cố gắng lên nhé". 68
  13. c) VD1: a = 9, b = 8, c = 10, ĐTB = 9, thông báo: Bạn được thưởng sao. VD2: a = 7, b = 6, c = 8; ĐTB = 7, thông báo: Bạn cố gắng lên nhé. d) Sơ đồ khối 3. Cho chương trình Scratch như Hình 6.16. Hãy trả lời a) Nhân vật nói xin chào trong 2 giây, sau các câu hỏi sau: đó lặp lại 10 lần việc di chuyển 10 bước nếu chạm biên thì quay lại. Trong quá trình nhân vật di c huyển, chương trình phát âm thanh tiếng trống. b) Cấu trúc tuần tự Ví dụ: nhân vật nói được thể hiện ở việc "Xin chào" sau đó thực hiện lần lượt mới di chuyển. các lệnh từ trên xuống dưới. a) Chương trình đó thực hiện công việc gì ? Cấu trúc rẽ nhánh Lệnh "nếu chạm b) Các cấu trúc điều khiển tuần tự, rẽ nhánh và lặp có biên, bật lại". được sử dụng trong chương trình không ? Hãy nêu các Cấu trúc lặp Lặp lại 10 lần. câu lệnh trong chương trình thể hiện cấu trúc đó. c) Thực hành tạo chương trình bằng Scratch. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức để mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối và chương trình Scratch (thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a và b; thuật toán tính trung bình cộng của ba số). Tổ chức dạy học và đánh giá HS: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS (2 bài tập trong phần Vận dụng của SGK), học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sau đó lập báo cáo và gửi qua email cho GV. GV căn cứ vào sản phẩm của HS để đánh giá. GV có thể yêu cầu đại diện nhóm thuyết trình. 69
  14. Hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm của HS 1. Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán tìm số lớn - Sơ đồ khối mô tả thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a và b. Từ sơ đồ khối, hãy viết chương hơn trong hai số a và b. trình Scratch thực hiện thuật toán. 2. Em hãy viết chương trình Scratch thực hiện thuật toán tính trung bình cộng của ba số. Ngày tháng năm Tổ trưởng phê duyệt Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM 70