Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

BÀI 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

           Học xong bài này học sinh có khả năng 

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm ba bộ phận của địa hình Bắc Mĩ.

- Trình bày và giải thích được sự phân hóa địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam chi phối sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình.

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ để rút ra mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu.

3. Thái độ

Yêu thích bộ môn học

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:         

Bản đồ TN Châu Mĩ (Bắc Mĩ).

2. Học sinh: Xem bài mới trước, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong sgk.

III. TỔ CHỨC  CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động (1’)

    Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh vào bài mới.

Là châu lục rộng lớn được chia làm 2 khu vực Bắc và Nam Mĩ, do lãnh thổ rộng lớn trải dài trên nhiều vĩ tuyến nên Bắc và Nam Mĩ sẽ có các đặc điểm tự nhiên riêng. Vậy tự nhiên của Bắc Mĩ như thế nào sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

docx 13 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 6120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_37_den_40_nam_hoc_2020_2021_truong.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Địa 7 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 25/12/2020 Tuần: 19 Tiết: 37 BÀI 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm ba bộ phận của địa hình Bắc Mĩ. - Trình bày và giải thích được sự phân hóa địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam chi phối sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ để rút ra mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn học 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ TN Châu Mĩ (Bắc Mĩ). 2. Học sinh: Xem bài mới trước, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh vào bài mới. Là châu lục rộng lớn được chia làm 2 khu vực Bắc và Nam Mĩ, do lãnh thổ rộng lớn trải dài trên nhiều vĩ tuyến nên Bắc và Nam Mĩ sẽ có các đặc điểm tự nhiên riêng. Vậy tự nhiên của Bắc Mĩ như thế nào sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hình thành kiến thức: (41’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Các khu vực địa hình Bắc Mĩ . (Nhóm, Cá nhân)(19’) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm ba bộ phận của địa hình Bắc Mĩ. GV tổ chức cho HS hoạt động cá 1. Các khu vực địa hình. nhân. GV yêu cầu HS: Quan sát lược đồ treo trên bảng, kết hợp lược đồ H36.2 sgk và * Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, lát cắt 36.1 sgk hãy cho biết: gồm ba bộ phận, kéo dài theo chiều kinh Trường THCS Phan Ngọc Hiển1
  2. Địa 7 Năm học 2020-2021 - Từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ có tuyến: thể chia làm mấy miền?Xác định giới hạn các miền địa hình trên bản đồ? HS trình bày- bổ sung. GV nhận xét- giảng- kết luận. - Hệ thống Coóc- đi- e cao đồ sộ ở GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. phía Tây: là miền núi trẻ cao đồ sộ, dài GV cho HS: Quan sát lược đồ H36.2, 9000km2 theo hướng B-N. lát cắt H36.1, kết hợp thông tin sgk + Gồm nhiều dãy chạy song song, xen “Thảo luận nhóm” theo nội dung sau: kẽ các cao nguyên và sơn nguyên. - Xác định trên H36.2 sgk giới hạn qui + Là miền có nhiều khoáng sản quý, chủ mô, độ cao của hệ thống Coóc-đi- e? yếu là kim loại màu với trữ lượng cao. - Sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên trên hệ thống núi như thế nào? - Dựa vào H36.2 sgk hệ thống Coóc- đi- - Miền đồng bằng ở giữa: cấu tạo địa e có những khoáng sản gì? hình dạng lòng máng lớn. Cao phía bắc - Quan sát H36.1, H36.2 sgk, thông tin và tây bắc thấp dần ở phía nam và đông nêu đặc điểm của miền đồng bằng trung nam. tâm? + Hệ thống hồ nước ngọt và sông lớn có - Xác định trên lược đồ hệ thống hồ lớn giá trị kinh tế cao. và hệ thống sông Mít- xi- xi- pi, Mi-xu- ri cho biết giá trị to lớn của hệ thống sông và hồ của miền? - Miền núi già và sơn nguyên ở phía - Dựa vào lược đồ H36.2 sgk cho biết đông: là miền núi già, cổ, thấp có hướng miền núi già và sơn nguyên phía đông ĐB- TN.Dãy A-pa-lát là miền rất giàu gồm những bộ phận nào? khoáng sản. - Miền núi già và sơn nguyên phía đông có đặc điểm gì? Nhóm HS trình bày- bổ sung. GV nhận xét- chốt lại nội dung kiến thức. Hoạt động 2: Sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ . (Cặp đôi, Cá nhân)(16’) Mục tiêu: Trình bày và giải thích được sự phân hóa địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam chi phối sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ. GV tổ chức cho HS hoạt động cá 2. Sự phân hóa khí hậu. nhân. GV yêu cầu HS: Dựa vào vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ và H36.3 sgk, kết hợp thông tin cho biết: - Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Kiểu Trường THCS Phan Ngọc Hiển2
  3. Địa 7 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 25/12/2020 Tuần: 19 Tiết: 38 BÀI 37: DÂN CƯ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Trình bày được sự phân bố dân cư Bắc Mĩ gắn liền với quá trình khai thác lãnh thổ. - Xác định được các luồng di chuyển dân cư từ vùng công nghiệp Hồ lớn xuống “vành đai Mặt Trời”. - Trình bày quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ. 2. Kĩ năng - Xác định sự phân bố dân cư khác nhau ở phía tây và phía đông kinh tuyến, sự di dân từ vùng Hồ lớn đến “Vành đai Mặt Trời”. - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ dân cư. 3. Thái độ Yêu thích học bộ môn. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ. 2. HS: Xem kĩ lược đồ, nội dung câu hỏi bài trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (01’) Mục tiêu: Liên hệ được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ và vận dụng những hiểu biết của mình tìm ra kiến thức mới. Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với sự hiểu biết của mình cho biết: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư Bắc Mĩ. Để giúp các em hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. 2. Hình thành kiến thức: (41’) Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Hoạt động 1: Sự phân bố dân cư. (Nhóm, Cá nhân) (25’) Mục tiêu: - Trình bày được sự phân bố dân cư Bắc Mĩ gắn liền với quá trình khai thác lãnh Trường THCS Phan Ngọc Hiển4
  4. Địa 7 Năm học 2020-2021 thổ. - Xác định được các luồng di chuyển dân cư từ vùng công nghiệp Hồ lớn xuống “vành đai Mặt Trời”. GV tổ chức cho HS hoạt 1. Sự phân bố dân cư. động cá nhân. GV yêu cầu HS: Dựa vào - Dân số 419,5 triệu người. bảng thống kê dân số T119 - Mật độ TB vào loại thấp: 20 người/ km2 và MĐDS cho biết: - Phân bố dân cư không đều. - Số dân Bắc Mĩ(2001) là Mđds Vùng phân Giải thích về sự phân bao nhiêu?Mật độ dân số người/ bố chủ yếu bố Bắc Mĩ? km2 - Dựa vào H37.1 sgk hãy Bán đảo Khí hậu rất lạnh giá là nêu nhận xét tình hình phân Dưới 1 A-la-xca và nơi thưa dân nhất Bắc bố dân cư ở Bắc Mĩ? phía bắc Ca- Mĩ. HS trình bày- bổ sung. na-đa. GV nhận xét- giảng- kết Phía tây khu Có địa hình hiểm trở, luận. Từ 1- 10 vực hệ thống khí hậu khắc nghiệt, GV tổ chức cho HS hoạt Coóc-đi-e dân cư thưa thớt. động nhóm. Dải đồng Sườn đón gió phía tây GV cho HS: Dựa vào 11- 50 bằng ven Coóc-đi-e mư nhiều, H37.1 sgk (chú dẫn), kết biển TBD khí hậu cận nhiệt, tập hợp với thông tin và kiến trung đông dân. thức đã học “Thảo luận 50- 100 Phía đông Là khu vực công nhóm” theo nội dung sau: Hoa Kì nghiệp sớm phát triển, - Nêu tên từng khu vực có Ven bờ phía mức độ đô thị hóa cao, MĐDS theo bảng chú dẫn? nam Hồ Lớn tập trung nhiều thành - Giải thích sự phân bố dân Trên 100 và vùng phố, khu công nghiệp cư ở Bắc Mĩ? duyên hải lớn, nhiều hải cảng lớn Nhóm HS trình bày- bổ Đông Bắc nên dân cư đông nhất sung. Hoa Kì. Bắc Mĩ. GV nhận xét- chốt lại nội dung kiến thức. Hoạt động 2: Đặc điểm đô thị Bắc Mĩ . (Cá nhân) (16’) Mục tiêu: Trình bày quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ. GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. 2. Đặc điểm đô thị. GV yêu cầu HS: Dựa vào thông tin sgk, kết hợp quan sát H37.1 sgk nêu tên các đô thị có quy mô dân số: - Trên 10 triệu dân, từ 5- 10 triệu dân, từ Trường THCS Phan Ngọc Hiển5
  5. Địa 7 Năm học 2020-2021 3- 5 triệu dân?(Phương án kiểm tra đánh giá) - Tỉ lệ dân số sống trong các đô thị - Nêu nhận xét tỉ lệ dân sống trong đô thị cao (chiếm 76% dân số). và giải thích nguyên nhân về sự phân bố - Vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa. các đô thị ở Bắc Mĩ? - Sự xuất hiện nhiều thành phố lớn, - Ngày nay các ngành công nghiệp đòi hỏi mới ở miền Nam và ven TBD đã dẫn kĩ thuật cao, năng động xuất hiện miền tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kì. Nam và ven TBD ở Hoa Kì(vành đai Mặt Trời) sẽ làm thay đổi sự phân bố dân cư và các thành phố mới như thế nào? HS trình bày- bổ sung. GV nhận xét- chốt lại nội dung kiến thức. 3. Luyện tập(2’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dân cư Bắc Mĩ. Câu 1: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là: A. Rất đều. B. Đều. C. Không đều. D. Rất không đều. Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình: A. Di dân B. Chiến tranh C. Công nghiệp D. Tác động thiên tai. Câu 3: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là: A. Alaxca và Bắc Canada. B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ. C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô và Alaxca. Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình: A. Di dân. B. Chiến tranh. C. Công nghiệp hóa. D. Tác động thiên tai. Câu 5: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở: A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương. C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương. D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương. 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, xem trước bài 39, trả lời các câu hỏi in nghiêng. Năm Căn, ngày / /2020 IV. RÚT KINH NGHIỆM Ký duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển6
  6. Địa 7 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 25/12/2020 Tuần: 20 BÀI 38 Tiết: 39 KINH TẾ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài giảng, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Trình bày được nền nông nghiệp Bắc Mĩ có các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, đạt trình độ cao, hiệu quả lớn. - Trình bày được sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thương mại và tài chính, có khó khăn về thiên tai. Sự phân bố một số nông sản quan trọng của Bắc Mĩ. - Giải thích được việc sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ở Hoa Kì và Ca-na-đa đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ. - Kĩ năng phân tích các hình ảnh về nông nghiệp Bắc Mĩ để thấy các hình thức tổ chức sản xuất và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong nông nghiệp - Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường ở Bắc Mĩ. 3. Thái độ - Ý thức trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng nhiều phân hóa học thuốc trừ sâu sẽ gây ô nhiễm đất đai, nước - Yêu thích học bộ môn. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Lược đồ kinh tế chung Châu Mĩ. 2. HS: Xem kĩ lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh nội dung câu hỏi bài trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: (01’) Mục tiêu: Liên hệ và trình bày được đặc điểm khí hậu, kinh tế Bắc Mĩ và vận dụng những hiểu biết của mình tìm ra kiến thức mới. Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với sự hiểu biết của mình: Nhắc lại đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ và cho biết trong nền kinh tế các nước Bắc Mĩ nông nghiệp đóng vai trò như thế nào và công nghiệp, dịch vụ phát triển ra sao?Để giúp các em hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 2. Hình thành kiến thức: (41’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển7
  7. Địa 7 Năm học 2020-2021 Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung (Tiết 1) Hoạt động 1: Nền nông nghiệp tiên tiến. (Nhóm, Cặp đôi, Cá nhân ) (41’) Mục tiêu: - Trình bày được nền nông nghiệp Bắc Mĩ có các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, đạt trình độ cao, hiệu quả lớn. - Trình bày được sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thương mại và tài chính, có khó khăn về thiên tai. Sự phân bố một số nông sản quan trọng của Bắc Mĩ. - Giải thích được việc sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ở Hoa Kì và Ca-na-đa đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. GV tổ chức cho HS hoạt động 1. Nền nông nghiệp tiên tiến. nhóm. GV yêu cầu HS: Vận dụng kiến * Những điều kiện cho nền nông nghiệp thức đã học, kết hợp thông tin sgk Bắc Mĩ phát triển: “Thảo luận nhóm” theo nội dung sau: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi. - Trong nông nghiệp ở Bắc Mĩ có - Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. những điều kiện thuận lợi gì? Việc - Các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại. sử dụng KHKT trong nông nghiệp như thế nào? Nhóm HS trình bày- bổ sung. GV nhận xét- chốt lại nội dung * Đặc điểm nông nghiệp: kiến thức. - Nền nông nghiệp phát triển mạnh đạt trình GV tổ chức cho HS hoạt động cá độ cao. nhân. - Phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa HS: theo quy mô lớn. - Do các điều kiện tốt cho nông - Nền nông nghiệp ít sử dụng lao động, sản nghiệp Bắc Mĩ phát triển, nền nông xuất ra khối lượng hàng hóa cao, năng suất nghiệp Bắc Mĩ có đặc điểm gì nổi lao động rất lớn bật? - Bảng số liệu nông nghiệp các nước * Hạn chế trong nông nghiệp: Bắc Mĩ cho thấy tỉ lệ lao động trong - Nông sản có giá thành cao bị cạnh tranh nông nghiệp của các nước Bắc Mĩ ra mạnh. sao?Hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều như thế nào? phân hóa học, thuốc trừ sâu - Cho biết nông nghiệp Bắc Mĩ có * Các vùng nông nghiệp của Bắc Mĩ: những hạn chế và khó khăn gì? - Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự GV cho HS: Liên hệ- GD bảo vệ phân hóa từ Bắc xuống Nam: MT + Từ phía nam Ca-na-đa và Hoa Kì trồng Trường THCS Phan Ngọc Hiển8
  8. Địa 7 Năm học 2020-2021 GV tổ chức cho HS hoạt động cặp lúa mì. đôi. + Xuống phía nam: trồng ngô, lúa mì, chăn GV yêu cầu HS: Quan sát lược đồ nuôi bò sữa nông nghiệp Bắc Mĩ, kết hợp H38.2 + Ven vịnh Mê-hi-cô: cây CN nhiệt đới sgk và thông tin “Thảo luận cặp” (bông, mía ), cây ăn quả. theo nội dung sau: - Phân bố sản xuất theo hướng từ Tây sang - Trình bày sự phân bố 1 số nông Đông: sản trên lãnh thổ Bắc Mĩ? + Phía tây khô hạn trên các vùng núi, cao HS trình bày- bổ sung. nguyên phát triển chăn nuôi. GV nhận xét- chốt lại nội dung + Phía đông khí hậu cận nhiệt đới hình kiến thức. thành các vành đai chuyên canh cây CN và vành đai chăn nuôi. 3. Luyện tập(2’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về kinh tế Bắc Mĩ. Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao. C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 2: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp: A. Rộng lớn. B. Ôn đới. C. Hàng hóa. D. Công nghiệp. Câu 3: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế: A. Giá thành cao. B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học. C. Ô nhiễm môi trường. D. Nền nông nghiệp tiến tiến Câu 4: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất? A. Ca-na-đa. B. Hoa kì. C. Mê-hi-cô. D. Ba nước như nhau. Câu 5: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng: A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới. B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới. C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới. D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới. 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, xem trước bài 39, trả lời các câu hỏi in nghiêng. Năm Căn, ngày / /2020 IV. RÚT KINH NGHIỆM Ký duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển9
  9. Địa 7 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 25/12/2020 Tuần: 20 BÀI 39 Tiết: 40 KINH TẾ BẮC MĨ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài giảng, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển ở trình độ cao, sự gắn bó mật thiết giữa công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. - Trình bày được trong công nghiệp đang có sự chuyển biến trong phân bố sản xuất hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ lớn. - Nêu lên được mối quan hệ giữa các nước thành viên NEFTA và vai trò của Hoa Kì trong NEFTA. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, HS thấy rõ sự phát triển công nghiệp ở Bắc Mĩ, quyết định hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ và nhu cầu hình thành khối kinh tế NEFTA. - Phân tích 1số hình ảnh về các ngành công nghiệp hiện đại, HS thấy được công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao. 3. Thái độ - Yêu thích học bộ môn. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Lược đồ kinh tế chung Châu Mĩ. 2. HS: Xem kĩ lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh nội dung câu hỏi bài trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: (01’) Mục tiêu: Liên hệ và trình bày được đặc điểm khí hậu, kinh tế Bắc Mĩ và vận dụng những hiểu biết của mình tìm ra kiến thức mới. Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với sự hiểu biết của mình: Nhắc lại đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ và cho biết trong nền kinh tế các nước Bắc Mĩ nông nghiệp đóng vai trò như thế nào và công nghiệp, dịch vụ phát triển ra sao?Để giúp các em hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Trường THCS Phan Ngọc Hiển 10
  10. Địa 7 Năm học 2020-2021 2. Hình thành kiến thức: (41’) Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Hoạt động 1: Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên Thế Giới. (Nhóm, Cá nhân)(21’) Mục tiêu: - Trình bày và giải thích được nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển ở trình độ cao, sự gắn bó mật thiết giữa công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. - Trình bày được trong công nghiệp đang có sự chuyển biến trong phân bố sản xuất hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ lớn. GV tổ chức cho HS 1. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. hoạt động nhóm. * Sự phân bố công nghiệp Bắc Mĩ. GV yêu cầu HS: Quan Tên Các ngành công Phân bố tập trung sát lược đồ kinh tế, kết quốc gia nghiệp hợp thông tin và H39.1 Khai thác và chế - Phía Bắc Hồ Lớn. sgk “Thảo luận nhóm” biến lâm sản, hóa - Ven biển Đại Tây theo nội dung sau: Ca-na- chất, luyện kim, Dương. - Nêu sự phân bố và rút đa công nghiệp thực ra nhận xét về các phẩm ngành công nghiệp ở Phát triển tất cả - Phía nam Hồ Lớn, các quốc gia Bắc Mĩ? các ngành kĩ thuật Đông Bắc. Nhóm HS trình bày- Hoa Kì cao - Phía nam, ven bổ sung. Thái Bình Dương GV nhận xét- chốt lại (vành đai Mặt Trời) nội dung kiến thức. Cơ khí, luyện - Thủ đô Mê- hi-cô. GV tổ chức cho HS kim, hóa chất, - Các thành phố ven hoạt động cá nhân. Mê-hi- đóng tàu, lọc dầu, vịnh Mê-hi-cô. HS: cô công nghiệp thực - Quan sát và phân tích phẩm. H39.2, H39.3 sgk em * Công nghiệp Bắc Mĩ phát triển trình độ cao. có nhận xét gì về trình - Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu TG. Đặc biệt độ phát triển ngành ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ. công nghiệp hàng không và vũ trụ của Hoa Kì? HS trình bày- bổ sung. GV chốt lại nội dung kiến thức. Hoạt động 2: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. (Cặp đôi) (10’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển 11
  11. Địa 7 Năm học 2020-2021 Mục tiêu: - Trình bày và giải thích được sự gắn bó mật thiết giữa công nghiệp và dịch vụ. - Trình bày được trong công nghiệp đang có sự chuyển biến trong phân bố sản xuất hình thành các trung tâm kinh tế- dịch vụ lớn. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. 2. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao GV yêu cầu HS: Dựa vào bảng số liệu sgk, trong nền kinh tế. kết hợp thông tin sgk “Thảo luận cặp” cho biết: - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu - Vai trò của các ngành dịch vụ trong nền GDP. (Ca-na-đa và Mê-hi-cô: kinh tế? 68%, Hoa Kì: 72%) - Dịch vụ hoạt động mạnh ở lĩnh vực nào? HS trình bày, bổ sung. GV nhận xét- chốt lại nội dung kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA). (Cá nhân) (10’) Mục tiêu: Nêu lên được mối quan hệ giữa các nước thành viên NEFTA và vai trò của Hoa Kì trong NEFTA. GV tổ chức cho HS hoạt động cá 3. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ nhân. (NAFTA). GV yêu cầu HS: Dựa vào thông tin sgk cho biết: - Tăng sức cạnh tranh trên thị trường TG. - NAFTA thành lập năm nào? Gồm - Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn bao nhiêu nước tham gia? nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mê-hi- - NAFTA có ý nghĩa gì đối với các cô tập trung phát triển các ngành công nước Bắc Mĩ? nghệ kĩ thuật cao ở Hoa Kì và Ca-na-đa. HS trình bày, bổ sung. - Mở rộng thị trường nội địa và TG. GV nhận xét- chốt lại nội dung kiến thức. 3. Luyện tập(2’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về kinh tế Bắc Mĩ. Câu 1: Ngành công nghiệp nào không phát triển mạnh ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời): A. Sản xuất máy móc tự động B. Điện tử, vi điện tử C. Khai thác khoáng sản D. Sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ Câu 2: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới? A. Hàng không. B. Vũ trụ. Trường THCS Phan Ngọc Hiển 12
  12. Địa 7 Năm học 2020-2021 C. Nguyên tử, hạt nhân. D. Cơ khí. Câu 3: Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là: A. Khai khoáng, luyện kim. B. Dệt, thực phẩm, C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu. D. Cơ khí và điện tử. Câu 4: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của: A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì. Câu 5: Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành: A. Luyện kim và cơ khí. B. Điện tử và hàng không vũ trụ. C. Dệt và thực phẩm. D. Khai thác than, sắt, dầu mỏ. 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, xem trước bài 41, trả lời các câu hỏi in nghiêng. IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm Căn, ngày / /2020 Ký duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển 13