Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. 

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

BÀI 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

           Học xong bài này học sinh có khả năng 

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.

- Nêu được sự khác nhau về cư trú của con người ở một sốvùng núi trên thế giới.

2. Kĩ năng

- Đọc sơ đồ phân tầng thực theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan.

3. Thái độ

 - Ý thức được dù ở miền núi hay ở đồng bằng, ở đới nóng hay đới lạnh… ở đó điều có con người sinh sống và các hoạt động kinh tế diễn ra. Con người không ngại khó, ngại khổ trước khó khăn, cải tạo chinh phục tự nhiên…

-  Yêu thích bộ môn học.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:         

- Lược đồ tự nhiên châu Á.

- Tranh ảnh về cảnh quan vùng núi.

2. Học sinh: Xem bài mới trước;  Sưu tầm tranh ảnh tài liệu nói về môi trường vùng núi.

docx 12 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_21_den_24_nam_hoc_2020_2021_truong.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 25/10/2020 Tuần: 11 Tiết: 21 CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI BÀI 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. - Nêu được sự khác nhau về cư trú của con người ở một sốvùng núi trên thế giới. 2. Kĩ năng - Đọc sơ đồ phân tầng thực theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa. - Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan. 3. Thái độ: - Ý thức được dù ở miền núi hay ở đồng bằng, ở đới nóng hay đới lạnh ở đó điều có con người sinh sống và các hoạt động kinh tế diễn ra. Con người không ngại khó, ngại khổ trước khó khăn, cải tạo chinh phục tự nhiên - Yêu thích bộ môn học. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên châu Á. - Tranh ảnh về cảnh quan vùng núi. 2. Học sinh: Xem bài mới trước; Sưu tầm tranh ảnh tài liệu nói về môi trường vùng núi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh vào bài mới. Đồi núi chiếm diện ích khá lớn trên Trái Đất, Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia điển hình với ¾ diện tích là đồi núi. Vậy môi trường vùng núi có đặc điểm gì nổi bật? 2. Hình thành kiến thức: (40’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển1
  2. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường . (Cá nhân, cặp đôi)(25’) Mục tiêu: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. GV xác định vùng núi Hi-ma-lay-a 1. Đặc điểm của môi trường. trên lược đồ và yêu cầu: Dựa vào hình 23.1; thông tin sgk và kiến thức đã học hãy: - Nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu. - Mô tả cảnh quan vùng núi Hi-m-lay-a. - Tại sao Hi-ma-lay-a nằm ở khu vực đới nóng nhưng lại có băng tuyết bao phủ trên đỉnh núi? (Ghi điểm) - Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ - Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa. cao và hướng của sườn núi. Rút ra nhận xét về khí hậu vùng núi. HS hoạt động cá nhân + Thay đổi theo độ cao: Càng lên cao GV nhận xét-chốt nội dung nhiệt độ càng giả.Ở các sườn núi có độ GV yêu cầu: “Thảo luạn cặp đôi” (2’) cao trung bình thì có mưa nhiều, cây cối Dựa vào hình 23.2 và thông tin sgk hãy tươi tốt. Ở các đỉnh cao thì mưa ít, thực cho biết: vật nghèo nàn. - Các vành đai thực vật ở dãy núi An- + Thay đổi theo hướng sườn: ở sườn pơ. đón gió, mưa nhiều, thực vật phát triển - Nhận xét sự phân tầng thực vật ở hai tốt.Ở sườn khuất gió, mưa ít, thực vật sườn của dãy An-pơ và giải thích. phát triển kém hơn. - Nêu những thiên tai thường xãy ra ở vùng núi. Đại diện cặp đôi trình bày-bổ sung GV nhận xét -chốt mội dung Liên hệ: Thiên tai ở vùng núi ở Việt Nam. Hoạt động 2: Cư trú của con người.(nhóm)(15’) Mục tiêu: Nêu được sự khác nhau về cư trú của con người ở một sốvùng núi trên thế giới. GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm”(3’) 2. Cư trú của con người. Dựa vào thông tin và sự hiểu biết của mình hãy: - Sự phân bố dân cư ở vùng núi? Vì sao? - Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc - Hoàn thành bảng sau ít người, là nơi thưa dân. Trường THCS Phan Ngọc Hiển2
  3. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 Vùng núi Đặc điểm - Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường Châu Á sống ở các vùng núi thấp. Châu Phi - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa Châu Mĩ sống ở độ cao 3000m. - Kể tên một số dân tộc sống ở vùng núi - Ở vùng Sừng Châu Phi, người Ê-ti-ô- nước ta. pi sống tập trung ở các sườn núi cao Đại diện nhóm-trình bày-bổ sung. chắn gió có mưa nhiều, mát mẻ. GV nhận xét -chốt nội dung. Giáo dục ý thức về sự thích nghi với điều kiện tự nhiên của con người. 3. Luyện tập(2’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức của môi trường vùng núi. Trắc nghiệm Câu 1: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao: A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. B. Càng lên cao không khí càng loãng. C. Càng lên cao áp suất càng tăng. D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít. Câu 2: Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết? A. 3000m. B. 4000m. C. 5500m. D. 6500m. Câu 3: Đới ôn hoà không có vành đai thực vật: A. Đồng cỏ núi cao. B. Rừng rậm. C. Rừng hỗn giao. D. Rừng lá kim. Câu 4: Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo: A. Độ cao. B. Mùa. C. Chất đất. D. Vùng. 4. Tìm tòi – mở rộng (1’) Cuộc sống của các dân tộc vùng núi. 5. Hướng dẫn về nhà:( 1’) Học bài, làm bài tập 2, xem trước bài 25. IV. RÚT KINH NGHIỆM Trường THCS Phan Ngọc Hiển3
  4. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 25/10/2020 Tuần: 11 Tiết: 22 PHẦN BA: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC BÀI 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh có khả năng 1. Kiến thức - So sánh được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Thế giới có 6 lục địa, 6 châu lục. - Trình bày được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. 2. Kĩ năng - Đọc lược đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới để nhận biết sự phân bố của các nước phát triển và các nước đang phát triển. - Phân tích bảng số liệu về chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới để thấy được sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và đang phát triển. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn học, thế giới xung quanh. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên TG. Qủa địa cầu. 2. Học sinh: Xem bài mới trước. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh vào bài mới. Qua bao thế kỉ có rất nhiều nhà khoa học, nhà hàng hải, nhà du lịch đã trải qua rất nhiều thế kỉ với các cuộc thám đầy gian nan, vất vã đã tìm ra được bức màn bí hiểm của các đại dương và các châu lục trên thế giới. Vậy thế giới chúng ta đang sống rộng lớn và đa dạng như thế nào? Tựu nhiên, kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới khác nhau như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (41’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển4
  5. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Các lục địa và các châu lục. (Cá nhân, cặp đôi)(15’) Mục tiêu: So sánh được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Thế giới có 6 lục địa, 6 châu lục. GV yêu cầu: Quan sát bản đồ thế giới 1. Các lục địa và các châu lục. và thông tin sgk học hãy cho biết: - Sự khác nhau giữa lục địa và châu lục - Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ? km2, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghỉa về mặt tự nhiên là chính. - Xác định vị trí của 6 lục địa và 6 châu - Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á lục. – Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục - Nêu tên các đại dương bao quanh ? địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtrây-li-a, lục - Lục địa nào có hai châu lục? địa Nam Cực. - Kể tên một số đảo và quần đảo lớn - Châu lục bao gồm phần lục địa và các nằm chung quanh từng lục địa ? đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia HS hoạt động cá nhân châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, GV nhận xét-chốt nội dung kinh tế, chính trị. Hoạt động 2: Các nhóm nước trên thế giới.(nhóm)(26’) Mục tiêu Trình bày được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm”(3’) 2. Các nhóm nước trên Thế giới. Dựa vào thông tin, hình 25.1 và bảng trang 80 sgk hãy: - Số lượng các quốc gia ở các châu lục?’ - Các quốc gia trên thế giới phân chia - Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân loại các thành những nhóm nước nào? Căn cứ quốc gia: vào chỉ tiêu nào để phân chia? + Thu nhập bình quân đầu người. - Hoàn thành bảng sau + Tỉ lệ tử vong trẻ em. Nhóm nước + Chỉ số phát triển của con người Đang (HDI). Chỉ tiêu Phát triển phát (tỉ lệ người biết chữ và được đi học) triển - Chia ra 2 nhóm nước: Thu nhập + Nhóm nước phát triển: thu nhập bình BQĐN(USD) quân đầu người trên 20000 USD/ năm, Chỉ số phát tỉ lệ tử vong trẻ em thấp, HDI khoảng từ triển con 0,7 đến gần bằng 1 người (HDI) + Nhóm nước đang phát triển: thu nhập Tỉ lệ tử vong bình quân đầu người dưới 20000 USD/ Trường THCS Phan Ngọc Hiển5
  6. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 trẻ em năm, tỉ lệ tử vong trẻ em khá cao, HDI Đại diện cặp đôi-trình bày-bổ sung. khoảng dưới 0,7 GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung. - Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác. 3. Luyện tập(2’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sự đa dạng và rộng lớn của thế giới. Trắc nghiệm Câu 1: Trên thế giới có các lục địa: A. Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôx-trây-li-a, Nam Cực. B. Á, Âu, Mĩ, Phi, Ôx-trây-li-a, Nam Cực. C. Âu, Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Bắc Cực. D. Phi, Mĩ, Ôx-trây-li-a và Đại dương, Nam Cực, Bắc Cực. Câu 2: Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về: A. Lịch sử. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Tự nhiên. Câu 3: Trên thế giới có những đại dương: A. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Biển Đông Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. D. Ấn Độ Dương, Thái Bình, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Câu 4: Trên thế giới có các châu lục: A. Châu Á, châu Âu, châu Nam Cực, châu Phi và Châu Đại Dương. B. Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. C. Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Nam Cực. D. Châu Á, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Câu 5: Châu lục có nhiều quốc gia nhất là: A. châu Phi. B. châu Á. C. châu Âu. D. châu Mĩ. Câu 6: Phân chia các quốc gia trên thế giới thành các nhóm nước công nghiệp, nước nông nghiệp, người ta dựa vào: A. Cơ cấu kinh tế B. Thu nhập bình quân đầu người C. Cơ cấu kinh tế theo thành phần D. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Câu 7: Thu nhập bình quân theo đầu người trên 20 000 USD/người, chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới? A. Châu Á, châu Phi và châu Âu. B. Châu Đại Dương, Nam Mĩ và châu Âu. C. Bắc Mĩ, châu Âu và châu Đại Dương. D. Châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Câu 8: Tỉ lệ tử vong của trẻ em thường rất thấp và chỉ số phát triển con người từ 0,7 đến gần bằng 1 là các nước có thu nhập bình quân đầu người: A. Từ 1 000 đến 5 000 USD/năm B. Từ 5 001 đến 10 000 USD/năm C. Từ 10 001 đến 20 000 USD/năm D. Trên 20 000 USD/năm Trường THCS Phan Ngọc Hiển6
  7. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, làm bài tập 2, xem trước bài 26. IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm Căn, ngày / /2020 Ký duyệt . Ngày soạn: 25/10/2020 Tuần: 12 Tiết: 23 CHƯƠNG VI: CHÂU PHI BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Phi trên bản đồ TG. - Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của Châu Phi. 2. Kĩ năng Sử dụng lược đồ tự nhiên Châu Phi để hiểu và trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Phi. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn học. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ TNTG, lược đồ TN Châu Phi. 2. Học sinh: Xem bài mới trước. Trường THCS Phan Ngọc Hiển7
  8. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh vào bài mới. Như đã biết trên thế giới có 6 châu lục, mỗi châu lục sẽ có đặc điểm riêng về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội, châu lục đầu tiên được tìm hiểu đó là châu Phi. 2. Hình thành kiến thức: (41’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Vị trí địa lí. (Cá nhân, cặp đôi)(20’) Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Phi trên bản đồ TG. GV yêu cầu: Quan sát H26.1 hãy cho 1. Vị trí địa lí. biết: - Xác định và nêu vị trí địa của châu - Đại bộ phận châu Phi nằm giữa 2 chí Phi. tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên đường xích đạo. - Cho biết Châu Phi tiếp giáp với biển - Châu Phi tiếp giáp với : và đại dương nào? + Phía Bắc giáp Địa Trung Hải . + Phía Tây giáp Đại Tây Dương + Phía Đông Bắc giáp biển Đỏ (ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuyê). + Phía Đông Nam giáp Ấn Độ Dương. - Đường xích đạo, chí tuyến Bắc, Nam - Phần lớn lãnh thổ Châu phi thuộc môi qua phần nào của Châu lục? Lãnh thổ trường đới nóng. Châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào? - Bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì? - Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ - Nêu tên các dòng biển nóng và dòng biển ít bị chia cắt , rất ít vịnh biển, bán biển lạnh chảy ven bờ biển châu đảo, đảo. Phi.(ghi điểm) - Cho biết ý nghĩa của kênh đào xuy- ê đối với giao thông đường biển trên TG? HS hoạt động cá nhân GV nhận xét-chốt nội dung Mở rộng: Cung cấp một số thông tin về kênh đào Xuy-ê. Hoạt động 2: Địa hình và khoáng sản.(Cá nhân,Nhóm)(21’) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của Châu Phi. GV hướng dẫn đọc lược đồ tự nhiên 2. Địa hình và khoáng sản. châu Phi a. Địa hình. Trường THCS Phan Ngọc Hiển8
  9. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 HĐ 1: Địa hình - Toàn bộ lãnh thổ châu phi là một khối GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm”(3’) cao nguyên khổng lồ. Có các bồn địa Dựa vào thông tin, hình 26.1 hãy cho xen các sơn nguyên. biết: - Độ cao trung bình 750m - Nhóm 1: Xác định các dãy núi chính - Hướng nghiêng chính: thấp dần từ ĐN và đồng bằng đến TB. - Nhóm 2 : Xác định và nêu tên các hồ - Các đồng bằng thấp, tập trung chủ yếu và sông . ven biển. - Nhóm 3 : Xác định và nêu tên các sơn - Rất ít núi cao. nguyên . - Nhóm 4 : Xác định và nêu tên các bồn địa . Đại diện nhóm trình bày-bổ sung GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung. GV yêu cầu: Dựa vào hình 26.1 hãy: - Cho biết châu Phi có dạng địa hình nào chủ yếu? - Xác định hướng nghiêng chung của địa hình châu Phi . HS hoạt động cá nhân GV nhận xét-chốt nội dung. HĐ 2. Khoáng sản b. Khoáng sản. GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm”(3’) - Tài nguyên khoáng sản phong phú , Dựa vào thông tin, hình 26.1 hãy cho đặc biệt là kim loại quý hiếm như : biết: Vàng, kim cương, dầu mỏ, khí đốt - Nhóm 1 : Tìm khoáng sản tại đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi - Nhóm 2 : Tìm khoáng sản dãy núi At lát . - Nhóm 3 : Tìm khoáng sản ở khu vực Trung Phi và các cao nguyên ở Nam Phi - Nhóm 4 : Tìm khoáng sản ở các cao nguyên Nam Phi . ►Em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản châu Phi Đại diện nhóm trình bày-bổ sung GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung. 3. Luyện tập(2’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thiên nhiên châu Phi. Trường THCS Phan Ngọc Hiển9
  10. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 Xác định vị trí địa lí và tiếp giáp, các dạng địa hình, hướng nghiêng của châu Phi. 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, xem trước bài 27. IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 25/10/2020 Tuần: 12 Tiết: 24 Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh có khả năng 1. Kiến thức Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên Châu Phi. 2. Kĩ năng Sử dụng các lược đồ tự nhiên: lược đồ phân bố lượng mưa Châu Phi, lược đồ các môi trường tự nhiên Châu Phi để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu và các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên Châu Phi. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn học; Ý thức được trong bảo vệ giữ gìn các loài động vật quí hiếm. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ TNTG, lược đồ TN Châu Phi. 2. Học sinh: Xem bài mới trước. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh vào bài mới. Vị trí địa lí và địa hình có tác động gì đến khí hậu cũng như các thành phần tự nhiên khác của châu Phi. 2. Hình thành kiến thức: (41’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển 10
  11. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 3: Khí hậu. (Nhóm)(21’) Mục tiêu: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên Châu Phi. GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm”(5’) 3. Khí hậu Quan sát H27.1 và kiến thức đã học hãy cho biết: - Vì sao châu Phi là châu lục nóng ? - Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí - Tại sao khí hậu ở châu Phi khô, hình tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên thành những hoang mạc lớn ? châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc - Tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất thế giới. Hoang mạc chiếm diện ở Bắc Phi ? tích lớn ở châu Phi. - Nhiệt độ trung bình năm trên 20o C, - Sự phân bố lượng mưa ở châu Phi ? thời tiết ổn định , lượng mưa ít . Hình Giải thích? thành hoang mạc lớn nhất TG ( Xahara ) - Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh - Lượng mưa phân bố rất không đều. hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào ? Đại diện nhóm trình bày-bổ sung GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung Hoạt động 4: Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.(Cá nhân)(20’) Mục tiêu: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên Châu Phi. GV yêu cầu: Dựa vào thông tin, hình 4. Các đặc điểm khác của môi trường 27.2, 27.3, 27.4 hãy cho biết: tự nhiên - Nêu và xác định các môi trường tự - Các môi trường tự nhiên của châu Phi nhiên của châu Phi? (Ghi điểm) nằm đối xứng qua xích đạo, gồm : + Môi trường xích đạo ẩm. + 2 môi trường nhiệt đới. + 2 môi trường hoang mạc. + 2 môi trường địa trung hải - Trong các môi trường vừa nêu, môi - Môi trường điển hình của châu Phi và trường nào điển hình và chiếm diện tích thế giới là: Xavan và hoang mạc ( chiếm lớn nhất ? diện tích lớn ). - Nhận xét về sự phân bố các môi trường tự nhiên? Tại sao có sự phân bố như vậy? (Ghi điểm) - Thực vật ở các môi trường phát triển như thế nào? So sánh xavan ở H27.3 và Trường THCS Phan Ngọc Hiển 11
  12. Kế hoạch dạy học Địa 7 Năm học 2020-2021 27.4? HS hoạt động cá nhân. GV nhận xét -chốt nội dung. Mở rộng: Giới thiệu về hoang mạc Sahara. 3. Luyện tập(2’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thiên nhiên châu Phi. - Dựa vào lược đồ lượng mưa xác định lượng mưa dưới 200mm, 200-1000mm, 1001-2000mm, trên 2000mm) của châu phi? Giải thích? - Xác định các môi trường tự nhiên của châu Phi. Nhận xét sự phân bố các môi trường tự nhiên? 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, xem trước bài 28. IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm Căn, ngày / /2020 Ký duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển 12