Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU 

             Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

 àKiến thức:

- Biết được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tần. 

- Trình bày được sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc.

- Mô tả được những nét chính về thành Cổ Loa.

- Biết được những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN và nguyên nhân thất bại.

     àKỹ năng:

- Kĩ năng nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.

- Kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử theo bản đồ, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.

      àThái độ:

- Giáo dục tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng, luôn nhớ về cội nguồn. 

- Biết trân trọng những thành quả mà cho ông đã xây dựng trong lịch sử.

2. Năng lực.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề, sáng tạo. 

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện lịch sử, So sánh, nhận xét, đánh giá

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, lược đồ cuộc kháng chiến, ti vi, sơ đồ thành Cồ Loa

2. Học sinh.

- Hoàn thành các nội dung GV đã giao ở tiết trước.

docx 7 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_tuan_1516_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 Tuần: 15,18 Tiết: 15,18 Chủ đề: NƯỚC ÂU LẠC (Bài 14 + 15) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiến thức: - Biết được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tần. - Trình bày được sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc. - Mô tả được những nét chính về thành Cổ Loa. - Biết được những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN và nguyên nhân thất bại. Kỹ năng: - Kĩ năng nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử. - Kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử theo bản đồ, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử. Thái độ: - Giáo dục tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng, luôn nhớ về cội nguồn. - Biết trân trọng những thành quả mà cho ông đã xây dựng trong lịch sử. 2. Năng lực. - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện lịch sử, So sánh, nhận xét, đánh giá II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - Tranh ảnh, lược đồ cuộc kháng chiến, ti vi, sơ đồ thành Cồ Loa 2. Học sinh. - Hoàn thành các nội dung GV đã giao ở tiết trước. III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Khởi động (5p) Mục tiêu: Dẫn dắt tạo tâm thế vào bài mới. ? Tình hình nhà nước Văn Lang ở thế kỉ III TCN như thế nào? - Dự kiến sản phẩm : Đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước, vua chỉ lo ăn uống vui chơi, lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn GV nhận xét và vào bài mới 3. Hình thành kiến thức Năm học 2020 - 2021 Trang 1
  2. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần Mục tiêu: - Biết được diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Tần. GV dùng lược đồ giới thiệu: Tần là một nước ở 1. Nhà nước Âu Lạc phía bắc Văn Lang, năm 221 TCN, Tần Thuỷ a) Cuộc kháng chiến chống Hoàng đã thống nhất TQ lập ra nhà Tần. quân xâm lược Tần: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi (3p) - Năm 218 TCN, quân Tần sang GV giao nhiệm vụ: HS đọc mục 1 SGK thực hiện xâm lược. yêu cầu sau - Nhân dân đã không chịu đầu ? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần hàng, mà đoàn kết tổ chức đánh diễn ra như thế nào? quân Tần xâm lược, dưới sự chỉ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. huy của Thục Phán. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ - Năm 214, người Việt đã đại học tập, theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. phá quân Tần. HS báo cáo kết quả, lần lượt trình bày. Các HS khác nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. GV bổ sung, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chốt kiến thức. Hoạt động 2: (25 phút) Tìm hiểu về sự ra đời và tổ chức của nhà nước Âu Lạc Mục tiêu: - Trình bày được sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc. GV chia nhóm cho HS hoạt động. b) Sự ra đời của nước Âu Lạc - Giao nhiệm vụ: Các nhóm đọc mục 2, thảo luận - Năm 207 TCN, vua Hùng và thực hiện các yêu cầu sau: buộc phải nhường ngôi cho + Tổ 1: Nhà nước Âu Lạc ra đời năm nào, trong Thục Phán. hoàn cảnh như thế nào? - Thục Phán tự xưng là An + Tổ 2: Tại sao đặt tên nước là Âu Lạc? An Dương Vương, tổ chức lại nhà Dương Vương đóng đô ở đâu? Vì sao? nước. + Tổ 3,4: Vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc, nêu nhận - Đặt tên nước là Âu Lạc, đóng xét. đô ở Phong Khê (nay là Cổ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. (4p) Loa, Đông Anh, Hà Nội). GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi - Bộ máy nhà nước thời An thực hiện nhiệm vụ học tập, theo dõi, hỗ trợ HS Dương Vương không có gì thay làm việc những nội dung khó. đổi so với thời Hùng Vương. HS: Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chốt kiến thức Hoạt động 3: (15 phút) Sử dụng kênh hình để mô tả về thành Cổ Loa và tìm hiểu giá trị của nó Mục tiêu: Năm học 2020 - 2021 Trang 2
  3. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Mô tả được những nét chính về thành Cổ Loa. - Biết được giá trị của thành Cổ Loa. GV gọi HS đọc mục 1 SGK 2. Cuộc kháng chiến chống GV mô tả thành Cổ Loa theo sơ đồ quân xâm lược của nhân dân GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (3p) Âu Lạc Tổ 1,2: ? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công a) Thành Cổ Loa trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II TCN ở nước - Mô tả: SGK Âu Lạc? - Cổ Loa còn là một quân thành Tổ 3,4: ? Em hãy nêu những điểm khác nhau của Là một biểu tượng rất đáng nhà nước Âu Lạc và nhà nước Văn Lang? tự hào của nền văn minh Việt HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu cổ. Đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung Dự kiến SP: Là công trình quy mô, thể hiện tài năng sáng tạo và kỹ thuật xây dựng của ndân ta. Nước Âu Lạc có quân đội, có xây thành để bảo vệ kinh đô. GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức Hoạt động 4: (20 phút) Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN Mục tiêu: - Trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến. - Nhận biết được nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (3p) b) Cuộc kháng chiến chống - Giao nhiệm vụ: Đọc SGK và thực hiện yêu cầu: quân xâm lược của nhân dân Âu Tổ 1,2: Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà Lạc diễn ra như thế nào? Kết quả? - Diễn biến: SGK/45 Tổ 3,4: Nguyên nhân thất bại của An Dương - Nguyên nhân thất bại: Do An Vương trước cuộc kháng chiến chống quân xâm Dương Vương chủ quan, thiếu lược Triệu Đà? cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết. HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ Đại diện các nhóm trình bày HS nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chốt kiến thức ? Theo em truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì? HS trả lời GV nhân xét, điều chỉnh (nếu có) 3. Luyện tập: (4 p) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. - GV giao nhiệm vụ cho HS và cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. ? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Năm học 2020 - 2021 Trang 3
  4. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 ? Tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương? ? Em hãy mô tả thành Cổ Loa. ? Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà? 4. Vận dụng: (4phút) Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang. Rút ra được bài học kinh nghiệm về sự thất bại của An Dương Vương. ? Điểm giống và khác nhau của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang? - Dự kiến sản phẩm + Giống nhau: Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính). + Tuy còn đơn giản nhưng là tổ chức chính quyền cai quản của cả nước. + Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành nhà nước đã cao và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế trong việc trị nước. ? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho chúng ta bài học gì trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? - Dự kiến sản phẩm : + Đề cao tinh thần cảnh giác với mọi kẻ thù. + Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu. + Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm. 5. Tìm tòi – mở rộng: (2p) Mục tiêu: HS mở rộng thêm kiến thức - Sưu tầm các tranh ảnh, câu chuyện về thời Âu Lạc. - Hướng dẫn học bài ở nhà: + Học bài + Chuẩn bị nội dung ôn tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Năm học 2020 - 2021 Trang 4
  5. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 Tuần: 16 Tiết: 16 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi con người xuất hiện đến thời đại Văn Lang – Âu Lạc. - Nắm chắc hơn những thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu của các thời kì khác nhau. - Nắm những nét chính về kinh tế, văn hoá thời Văn Lang - Âu Lạc. Kỹ năng: - Kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm đối với đất nước, văn hoá dân tộc. 2. Năng lực. - Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; tự giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - Tranh ảnh, lược đồ cuộc kháng chiến, ti vi, sơ đồ thành Cồ Loa 2. Học sinh. - Hoàn thành các nội dung GV đã giao ở tiết trước. III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Khởi động (5p) Mục tiêu: Dẫn dắt tạo tâm thế vào bài mới. GV cho HS nghe bài hát Dòng máu Lạc Hồng Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức cơ bản về thời cổ đại trên đất nước ta trong các bài ở chương I và II. Để khắc sâu, nhớ kĩ những sự kiện, nội dung chính lịch sử dân tộc trong thời kì này, hôm nay chúng ta sẽ khái quát qua bài 16. 3. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: (15 phút) Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta Mục tiêu: - Nhận biết dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta. HS hoạt động cá nhân 1. Dấu tích của sự xuất hiện những người ? Căn cứ vào những bài học đã học, em đầu tiên trên đất nước ta. hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của - Người Việt cổ là chủ nhân của đất nước Năm học 2020 - 2021 Trang 5
  6. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 người Nguyên thuỷ trên đất nước ta? Việt Nam HS quan sát hình 24 SGK trả lời. Thời Địa điểm Dấu tích ? Em hãy xác định vùng những người gian Việt cổ cư trú? - Răng HS: Hang Thảm Hai, Thẩm Khuyên – -Hang Thẩm Khuyên, người tối 40-30 Lạng Sơn, Núi Đọ – Thanh Hoá, hang Thẩm Hai( LS),Núi cổ vạn Kéo Lèng – Lạng Sơn. Đọ,Quan Yên(TH) Xuân - Nhiều năm GV chốt nội dung Lộc(ĐN) công cụ đá. Hoạt động 2: (15 phút) Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc Mục tiêu: - Hiểu được những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. HS hoạt động nhóm (3p) 2. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của GV giao nhiệm vụ: các nhóm thảo luận nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. theo yêu câu sau: - Vùng cư trú: đồng bằng Bắc bộ và Bắc Tổ1: Vùng cư trú chủ yếu của người trung bộ Văn Lang, Âu Lạc? Cơ sở kinh tế của - Cơ sở kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước. người Tây Âu và Lạc Việt? - Thủ công: Nghề luyện kim phát triển: Lưỡi Tổ 2: Nêu những hiện vật tiêu biểu thể cày, cuốc, đặc biệt là trống đồng. hiện sư phát triển cao của nền kinh tế? - Các quan hệ xã hội: Tổ 3: Kinh tế phát triển dẫn đến sự phân + Dân cư ngày càng đông, quan hệ xã hội hoá xã hội như thế nào? ngày càng rộng. Tổ 4: Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp và + Xuất hiện sự phân biệt giàu, nghèo ngày đất nước, người Việt cổ đã có nhu cầu càng rõ. gì?. - Tình cảm cộng đồng: nhu cầu hợp tác HS thảo luận trong sản xuất, chiến đấu bảo vệ độc lập dân Đại diện hóm trình bày tộc. Các nhóm nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đánh giá. Chốt Hoạt động 3: (13 phút) Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc Mục tiêu: - Nêu được những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc. HS hoạt động cá nhân 3. Những công trình văn hoá tiêu biểu của ? Kể tên những công trình văn hoá tiêu thời Văn Lang - Âu Lạc. biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc. - Trống đồng. HS trình bày - Thành cổ Loa. GV nhận xét, đánh giá - GV giải thích: +Trống đồng: là hiện vật tượng trưng cho nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc. Nhìn vào các hoa văn của trống đồng Năm học 2020 - 2021 Trang 6
  7. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 người ta thấy được văn hoá vật chất và tinh thần thời kỳ đó, trống dùng trong lễ hội cầu mưa thuận gió hoà. + Thành Cổ Loa: là kinh đô của Âu Lạc, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, khi có chiến tranh là thành quân sự bảo vệ an ninh quốc gia 3. Luyện tập: (5 p) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. - GV giao nhiệm vụ cho HS và cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. ? Thời Văn Lang - Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những gì? Dự kiến SP: - Tổ Quốc. - Thuật luyện kim. - Nông nghiệp lúa nước. - Phong tục, tập quán riêng. - Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước. 4. Hướng dẫn học bài: (2p) + Học bài + Chuẩn bị tốt nội dung ôn tập kiểm tra cuối kì. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Ký duyệt Năm Căn, ngày tháng năm 2020 TT Nguyễn Thị Liên Năm học 2020 - 2021 Trang 7