Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
àKiến thức:
- Nhận thấy được sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Nhận biết được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
àKỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
àThái độ:
- Giáo dục HS tình yêu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. Năng lực:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: nghe, đọc
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học và năng lực hợp tác.
- Năng lực tìm hiểu xã hội.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_1920_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 TUẦN 19 TIẾT 73 Văn bản: ÔNG ĐỒ (Vũ Đình Liên) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Nhận thấy được sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. - Nhận biết được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. 2. Năng lực: - Năng lực tiếp nhận văn bản: nghe, đọc - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực tự học và năng lực hợp tác. - Năng lực tìm hiểu xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, ảnh tác giả - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Quan sát hình ảnh về ông đồ xưa. GV yêu cầu HS quan sát ảnh: ? Những bức ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến điều gì? HS: Hoạt động cá nhân và chung cả lớp – 2 3 HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, khuyến khích ghi điểm miệng cho HS trả lời tốt. Năm học 2020 - 2021 Trang 1
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: (34p) Hoạt động 1 (5p): Tìm hiểu chung Mục tiêu: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Đọc – hiểu nội dung văn bản, chỉ ra được thể thơ. GV yêu cầu HS tìm hiểu chú thích I.Tìm hiểu chung: SGK/9 và giới thiệu vắn tắt về tác giả và 1.Tác giả: Vũ Đình Liên (1913 – 1996) xuất xứ của tác phẩm. là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên HS hoạt động cá nhân: Đứng tại chỗ của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang trình bày nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. HS khác nhận xét. 2.Tác phẩm: Ông đồ là bài thơ tiêu biểu GV mời HS đọc văn bản với giọng diễn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ cảm, nhẹ nhàng, cả lớp nghe, gạch chân Đình Liên. dưới những từ chưa rõ. ? Bài thơ thuộc thể thơ gì? HS hoạt động cá nhân. GV đánh giá kết quả và chốt kiến thức. HS ghi bài. Hoạt động 2 (20p): Tìm hiểu chi tiết Mục tiêu: Nhận thấy được sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. (15p) GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: II. Tìm hiểu chi tiết ? Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết 1.Hình ảnh ông đồ: chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu Thời xưa Thời nay và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. - Khổ thơ đầu đã - Khổ thơ thứ 3 Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa giới thiệu ông đồ diễn tả nỗi buồn hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi xuất hiện đều đặn, của ông đồ vắng cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh hoà hợp giữa cảnh khách: Tác giả ông đồ? sắc mùa xuân để dùng nghệ thuật HS: Hoạt động nhóm (5p): Tự trả lời và viết câu đối bán nhân hoá để diễn trao đổi với các bạn kế bên rồi thống cho mọi người. tả nỗi cô đơn, hiu nhất ý kiến. hắt của ông đồ. Đại diện lên bảng trình bày kết quả. - Khổ thơ thứ - Khổ thơ thứ 4 HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. hai nói lên cái tài gợi tả hình ảnh GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức. viết chữ của ông ông đồ vẫn ngồi ở đồ: Những nét chữ chỗ cũ nhưng âm mang vẻ đẹp thầm, lặng lẽ trong phóng khoáng, sự thờ ơ của mọi bay bổng làm bao người. người quý trọng và mến mộ ông đồ. Năm học 2020 - 2021 Trang 2
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 GV yêu cầu HS lên bảng làm 3 bài tập 4,5,6. 3 HS lên bảng làm. GV nêu câu hỏi: ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? Vận dụng đặt câu? HS: Hoạt động cá nhân – 2HS lên bảng trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, khuyến khích ghi điểm miệng cho HS trả lời tốt và làm bài tập tốt. GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: (15p) Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng khác của câu nghi vấn. Mục tiêu: Chỉ ra được các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác, ngoài chức năng chính. GV mời HS đọc ví dụ và trả lời các câu I. Những chức năng khác của câu nghi hỏi SGK/20+21. vấn. HS: Hoạt động nhóm (5p) – tự trả lời và 1. Tìm hiểu ví dụ: trao đổi với các bạn kế bên, sau đó thống Câu nghi vấn Chức năng nhất kết quả. a. Những người bây giờ? a. Bộc lộ tc, c/x. GV quan sát, gợi ý. GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi đại b.- định nói đấy à? b. Đe dọa diện bất kì lên bảng trình bày kết quả. c. Có biết không? Lính c. Đe dọa đâu? Sao bay dám như HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. vậy? Không còn nữa à? GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức và d. Một người hay sao? d. Khẳng định mời HS đọc ghi nhớ SGK/22. e. - Con gái tôi vẽ đây ư? e. Bộc lộ cảm xúc. 2. Kết luận: Ghi nhớ SGK/22 3. Đặt câu: - Anh có thể ngồi lùi vào một tí được không? (Cầu khiến) - Nó không lấy thì ai lấy? (Khẳng định) - Ai lại làm thế? (Phủ định) - Mày muốn ăn đòn hả? (Đe dọa) - Sao hôm nay trời nắng gắt quá vậy không biết? (Bộc lộ tc, cx) 3. Luyện tập (24p) Mục tiêu: Xác định được câu nghi vấn và chức năng của nó. Năm học 2020 - 2021 Trang 13
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 GV mời HS đọc và xác định yêu cầu của II. Luyện tập. các bài tập từ bài 1 đến bài 4 Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn và SGK/23+24. chức năng của nó: HS: Hoạt động cá nhân. a. Câu nghi vấn: "Con người đáng kính ấy GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi 4 HS bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn lên bảng trình bày kết quả. HS khác làm ư?" vào vở. → Biểu lộ sự ngạc nhiên đến sững sờ HS khác nhận xét, bổ sung. của ông giáo. GV đánh giá kết quả bài làm, khuyến b. Câu nghi vấn "Ta say mồi đứng uống khích ghi điểm miệng. ánh trăng tan?/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?/ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? / Để ta chiếm riêng ta phần bí mật? / Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? → Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ. c. Câu nghi vấn: "Vậy thì sự biệt li nhẹ nhàng rơi?" → Hai câu nghi vấn trên dùng để thể hiện phủ định sự biệt li khi nhìn chiếc lá rơi. d. Câu nghi vấn "Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay?" → Dùng để khẳng định những đặc tính vốn có của quả bóng bay (vỡ, bay mất). Bài tập 2: Xác định câu nghi vấn và chức năng của nó: a. + Sao cụ lo xa quá thế? + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? + Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu? → Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai. b. Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao? → Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông. Năm học 2020 - 2021 Trang 14
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? → Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc) d. Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? → Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi. - Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương. Bài tập 3: a. Lan có thể kể cho tớ nghe về phim "Người đẹp và quái vật" cậu xem chiều qua được không? b. Ai dám bảo cuộc đời lão Hạc không đáng thương nào? Bài tập 4: Trong giao tiếp những câu như: "Anh ăn cơm chưa?", "Cậu đọc sách đấy à?" không nhằm để hỏi mà dùng để chào hỏi. Mối quan hệ của người nói và người nghe ở đây gần gũi và thân thiện. 4. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Hoàn thành phần luyện tập (nếu chưa xong). - Soạn bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm học 2020 - 2021 Trang 15
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 TUẦN 20 TIẾT 78 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Nêu được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Trình bày được yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. Kỹ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác. - Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự học, tính cẩn thận, yêu thích môn học. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác và năng lực tự học. - Năng lực phát triển ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, bảng phụ, - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1.Khởi động: (5p) Mục tiêu: Nhớ lại được đặc điểm của văn thuyết minh. GV nêu yêu cầu: ? Trình bày đặc điểm chung của văn bản thuyết minh? HS: Hoạt động cá nhân và chung cả lớp – HS trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, khuyến khích ghi điểm miệng cho HS trả lời tốt. GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: (15p) Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Năm học 2020 - 2021 Trang 16
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Mục tiêu: Nêu được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. Trình bày được yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. GV mời HS đọc ví dụ và trả lời các câu I. Đoạn văn trong văn bản thuyết hỏi mục 1+2 SGK/13+14. minh. HS: Hoạt động nhóm (3p) – tự trả lời và 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh. trao đổi với bạn kế bên, sau đó thống - Đoạn văn (a) gồm 5 câu, câu nào cũng nhất kết quả. có từ “nước”. Đó là từ quan trọng nhất GV quan sát, gợi ý. thể hiện chủ đề của đoạn văn. GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi đại + Câu 1 là câu chủ đề: Giới thiệu khái diện bất kì lên bảng trình bày kết quả. quát vấn đề thiếu nước sạch. HS các cặp khác nhận xét, bổ sung. + Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức và ý câu chủ đề (câu nào cũng nói về nước). mời HS đọc ghi nhớ SGK/15. Là đoạn văn thuyết minh vì cả đoạn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước sạch trên thế giới. - Đoạn văn (b) gồm có 3 câu: + Câu 1 là câu chủ đề: Giới thiệu về đ/c Phạm Văn Đồng. + Các câu còn lại cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của ông. 2. Sửa lại các đoạn văn chưa chuẩn: a. Nội dung lộn xộn và chưa mạch lạc. Nên giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bẩm); sau đó giới thiệu cách sử dụng: khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì. b. Nội dung thuyết minh về đèn bàn cũng có sự lộn xộn. Nên giới thiệu ba phần: (1) phần đế đèn. (2) phần thân đèn gồm ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn. (3) phần chao đèn gồm khung sắt và vải lụa (cũng có khi bằng sắt có tráng men trắng). 3.Kết luận: Ghi nhớ SGK/15 3.Luyện tập (23p) Mục tiêu: Viết được đoạn văn thuyết minh. GV mời HS đọc và xác định yêu cầu của II.Luyện tập các bài tập từ bài 1 đến bài 3 SGK/15. Bài tập 1: Viết mở bài và kết bài cho HS: Hoạt động cá nhân. đề văn: "Giới thiệu trường em" Năm học 2020 - 2021 Trang 17
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi 3 HS - Mở bài: "Trường trung học cơ sở nơi lên bảng trình bày kết quả. HS khác làm em học là một ngôi trường lớn nhất trong vào vở. vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi HS khác nhận xét, bổ sung. trường mà trước đây anh chị em đã từng GV đánh giá kết quả bài làm, khuyến học". khích ghi điểm miệng. - Kết bài: Em rất yêu trường em. Em muốn góp đôi bàn tay nhỏ bé của mình vào việc xây dựng trường thêm xanh, sạch, đẹp. Bài tập 2: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người. Bài tập 3: Đoạn văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ Văn 8, tập 1. Sách "Ngữ văn 8", tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục: Văn bản, Chú thích, Hướng dẫn soạn bài, Ghi nhớ, Luyện tập. 4. Vận dụng: (1p) Mục tiêu: Tìm đọc những đoạn văn thuyết minh. GV hướng dẫn HS về nhà tìm đọc. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 5. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Hoàn thành phần luyện tập (nếu chưa xong). - Soạn bài: Quê hương. IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm học 2020 - 2021 Trang 18
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 TUẦN 20 TIẾT 79+80 Văn bản: QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Trình bày được nét chính về tác giả, tác phẩm, bố cục của bài thơ. (Tiết 1) - Cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm. (Tiết 1) - Nhận thấy được hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết. (Tiết 2) - Chỉ ra được nét nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa của văn bản. (Tiết 2) Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ. - Phân tích những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc của bài thơ. Thái độ: - Giáo dục phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, biết tự hào các nghề truyền thống của địa phương mình. 2. Năng lực: - Năng lực tiếp nhận văn bản: nghe, đọc - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực tự học và năng lực hợp tác. - Năng lực tìm hiểu xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, ảnh tác giả - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TIẾT 1 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Nhớ lại được nội dung, ý nghĩa của văn bản Nhớ rừng. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em yêu thích của bài Nhớ rừng? Phân tích nội dung? ? Ý nghĩa của văn bản là gì? Năm học 2020 - 2021 Trang 19
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 HS: Hoạt động cá nhân và chung cả lớp – 2 3 HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, khuyến khích ghi điểm miệng cho HS trả lời tốt. GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: (40p) Hoạt động 1 (25p): Tìm hiểu chung. Mục tiêu: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Đọc – hiểu nội dung văn bản, bố cục của bài thơ. GV yêu cầu HS tìm hiểu chú thích I.Tìm hiểu chung: SGK/17 và giới thiệu vắn tắt về tác giả 1.Tác giả: và xuất xứ của tác phẩm. - Tế Hanh (1921- HS hoạt động cá nhân: Đứng tại chỗ 2009), quê ở Quảng trình bày. Ngãi. HS khác nhận xét. - Ông có mặt trong GV mời HS đọc văn bản với giọng diễn phong trào Thơ mới ở cảm, nhẹ nhàng, cả lớp nghe, gạch chân chặng cuối (1940-1945). dưới những từ chưa rõ. - Thơ ông mang nặng ? Hãy xác định bố cục của bài thơ? nỗi buồn và tình yêu quê HS hoạt động cá nhân. hương thắm thiết. GV đánh giá kết quả và chốt kiến thức. 2. Tác phẩm HS ghi bài. - Quê hương được in trong tập Nghẹn ngào (1939), sau in lại trong tập Hoa niên (1945). 3. Bố cục - Hai câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê. - Sáu câu tiếp: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng. - Tám câu tiếp: Thuyền cá trở về bến. - Bốn câu cuối: Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương. Hoạt động 2 (15p): Tìm hiểu chi tiết Mục tiêu: Cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh: tình yêu quê hương đằm thắm qua hình ảnh cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: II. Tìm hiểu chi tiết: ? Trước khi tả cảnh dân chài đi đánh 1. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi cá nhà thơ đã giới thiệu về làng quê của đánh cá: (khổ 1+2) mình như thế nào? - Hai câu thơ đầu là lời giới thiệu rất tự ? Nhà thơ tả cảnh con thuyền cùng nhiên, mộc mạc, giản dị về nghề truyền trai tráng của làng ra khơi như thế nào? thống và vị trí ngôi làng của tác giả. Năm học 2020 - 2021 Trang 20
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 ? Có những hình ảnh nào làm em chú - Các câu thơ tiếp theo miêu tả hình ảnh ý hơn cả? Vì sao ? con thuyền cùng trai tráng của làng ra ? Tác giả so sánh con thuyền với hình khơi đánh cá trong một sớm mai hồng, ảnh nào? So sánh như vậy có tác dụng gió nhẹ, trời trong. gì ? + Con thuyền được so sánh với con tuấn ? Còn hình ảnh cánh buồm ở đây mã đã diễn tả thật ấn tượng khí thế băng được miêu tả mang vẻ đẹp như thế nào? tới dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra HS: Hoạt động nhóm (5p): Tự trả lời và khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ trao đổi với các bạn kế bên rồi thống đẹp hùng tráng, hấp dẫn nhất ý kiến. + Cánh buồm giương to, rướn thân Đại diện lên bảng trình bày kết quả. trắng căng gió mang một vẻ đẹp lãng mạn HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - là biểu tượng của linh hồn làng chài. GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức. TIẾT 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết (tt) Mục tiêu: Nhận thấy được hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết. (20p) GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ thứ ba 2. Cảnh thuyền cá về bến: (khổ thứ 3) và trả lời các câu hỏi: - Bốn câu thơ đầu của khổ thơ thứ ba là ? Không khí bến cá từ biển trở về được bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm tái hiện như thế nào ? vui và sự sống: những chiếc ghe đầy cá ? Vì sao câu thơ “Nhờ ơn trời biển và lời cảm tạ trời đất đã để cho trời yên lặng cá đầy ghe” lại được đặt trong dấu biển lặng. ngoặc kép ? - Bốn câu thơ tiếp theo miêu tả người ? Hình ảnh dân chài và con thuyền ở lao động làng chài có nước da ngăm đây được miêu tả như thế nào ? nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ và HS: Hoạt động cặp (2p): Tự trả lời và thấm đậm vị mặn của biển. Và con thuyền trao đổi với bạn kế bên rồi thống nhất ý nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng kiến. gió trở về thì con thuyền ấy cũng thấm Đại diện lên bảng trình bày kết quả. đậm vị mặn của biển khơi. HS cặp khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức và mở rộng: Hình ảnh dân chài vừa chân thật vừa lãng mạn. Hình ảnh con thuyền được nhân hoá thành nhân vật có hồn gợi ta nhớ đến câu thơ câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bến đò xuân trại “Con thuyền trên bến suốt ngày ngơi”. Mục tiêu: Phân tích được nội dung của đoạn thơ cuối. (10p) GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ thứ tư 3. Nỗi nhớ làng biển: (khổ thơ cuối) và trả lời các câu hỏi: - Nỗi nhớ làng quê cứ thường hiện lên ? Trong khổ thơ cuối nội dung nói về trong tâm trí tác giả: nhớ con thuyền, điều gì? cánh buồm, màu nước, màu trời, con Năm học 2020 - 2021 Trang 21
- Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 ? Tại sao tác giả lại nhớ đến cái mùi cá, nhưng nhớ nhất cái mùi nồng mặn nồng mặn nơi quê hương mình? của gió biển. Đó là hương vị riêng đầy HS: Hoạt động cá nhân và chung cả lớp. quyến rũ:“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng HS khác nhận xét, bổ sung. mặn quá”. GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức. Hoạt động 3 (9p): Hướng dẫn HS tổng kết Mục tiêu: Chỉ ra được những đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: III.Tổng kết. ? Hãy phân tích nét đặc sắc nghệ thuật 1. Nghệ thuật của bài thơ? - Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc ? Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ sống lao động thơ mộng. ấy? - Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời HS hoạt động chung cả lớp. thơ bay bổng, đầy cảm xúc. HS khác nhận xét, bổ sung. - Sử dụng thể thơ tám chữ hiện đại có GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức và những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. mời HS đọc ghi nhớ. 2. Ý nghĩa Bài thơ là sự bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. 3. Ghi nhớ: SGK/18 3. Luyện tập: (4p) Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ. GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu IV.Luyện tập và làm bài tập. Bài tập: Hãy đọc diễn cảm bài thơ trên. HS: Hoạt động cá nhân Trình bày kết quả. HS khác nhận xét giọng đọc. GV đánh giá kết quả của HS. GV ghi điểm cho HS làm bài tốt. 4. Tìm tòi, mở rộng: (1p) Mục tiêu: Sưu tầm, tìm đọc lại một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương. GV hướng dẫn HS về nhà tìm đọc. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 5. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Soạn bài: Khi con tu hú IV.RÚT KINH NGHIỆM Năm học 2020 - 2021 Trang 22