Ôn tập kiến thức học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8

1. CÂU NGHI VẤN – CÂU NGHI VẤN (TT)

- Là câu có những từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) … không, (đã) … chưa, …) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn. Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

- Chức năng chính: Dùng để hỏi

- Chức năng khác: Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc.

2. CÂU CẦU KHIẾN

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

3 . CÂU CẢM THÁN

- Là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)

- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than

docx 15 trang Hạnh Đào 14/12/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_kien_thuc_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Ôn tập kiến thức học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8

  1. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC HKII NGỮ VĂN 8 DẶN DÒ CHUNG - Đây là phần hệ thống hóa lại kiến thức môn Văn trong HKII. Trong đó có cả kiến thức cũ và mới. + Đối với kiến thức cũ (bài đã học): HS ôn tập, thực hành theo nội dung đã hướng dẫn. + Đối với kiến thức mới (bài chưa học): HS chỉ mang tính chất tham khảo. - Lưu ý: Đây không phải là hình thức dạy học trực tuyến. - Nếu HS chưa rõ phần nào, có thể liên hệ với GV bộ môn môn Ngữ Văn của lớp. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT ! A.PHẦN VĂN BẢN I. LÝ THUYẾT STT VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI GIÁ TRỊ NỘI DUNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT - Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của - Hình ảnh mang tính chất biểu lớp những người thanh niên tượng, giàu chất tạo hình Thơ 8 chữ 1 Nhớ rừng Thế Lữ trí thức yêu nước, đồng thời - Ngôn ngữ và nhạc điệu phong (Thơ mới) thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình phú, giàu tính biểu cảm. tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt
  2. tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. - Vẽ ra một bức tranh tươi - Vần thơ bình dị mà gợi cảm. sáng, sinh động về một làng - Từ ngữ đặc trưng miền biển. quê miền biển. - Từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. - Nổi bật hình ảnh khỏe khoắn, Thơ 8 chữ 2 Quê hương Tế Hanh đầy sức sống của người dân (Thơ mới) chài và sinh hoạt lao động của làng chài. - Tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. - Thể hiện sâu sắc lòng yêu - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển cuộc sống. chuyển, linh hoạt. Thơ lục bát 3 Khi con tu hú Tố Hữu - Niềm khao khát tự do cháy - Giọng điệu tự nhiên. (Thơ mới) bỏng của người chiến sĩ CM - Hình ảnh đặc sắc. trong cảnh tù đày. Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh - Thể thơ tứ tuyệt bình dị thần lạc quan, phong thái ung pha giọng vui đùa. dung của Bác Hồ trong cuộc Hồ Chí Thất ngôn sống cách mạng đầy gian khổ ở 4 Tức cảnh Pác Bó Minh tứ tuyệt Pác Bó. Vói Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. II. CÂU HỎI ÔN TẬP STT QUÊ HƯƠNG KHI CON TU HÚ
  3. 1 Học thuộc lòng khổ thơ 2 và 3. Học thuộc lòng cả bài thơ. 2 “Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ bình dị, giàu cảm xúc. Hãy Khung cảnh mùa hè được diễn tả qua những chi tiết nào (âm trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thanh, màu sắc, hương vị, khung cảnh)? thơ. 3 Đọc đoạn thơ sau: Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ có gì giống và khác với tiếng tu Quê hương tôi đất liền trông ra biển hú ở đầu bài thơ? Mây nước trời quấn quít quyện vào nhau Khi trời trong nước xanh thắm một màu Dân làng cùng nhau thuyền đi đánh cá (Trích “Quê hương và biển cả” – Sương Anh) Đoạn thơ trên khiến em nhớ đến đoạn thơ nào trong bài “Quê hương” của Tế Hanh? Chép lại đoạn thơ đó. Chỉ ra điểm giống nhau về nội dung của 2 đoạn thơ. 4 Em hãy cho biết hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì? Ý nghĩa Em hãy nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Giải thích nhan đề bài của nghệ thuật đó: thơ. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. 5 Em hãy cho biết hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì? Ý nghĩa Em hãy tìm một bài thơ cũng thể hiện khát vọng tự do như bài của nghệ thuật đó: “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Chỉ ra điểm giống và khác nhau về Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nội dung – nghệ thuật của 2 bài thơ. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 6 Đọc bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em nhớ đến những vẻ Qua bài thơ “Khi con tu hú”, điều gì trong tâm hồn người chiến đẹp gì của quê hương mình? Em hãy viết đoạn văn hoặc thơ giới sĩ cách mạng khiến em cảm phục nhất? Vì sao? thiệu về một trong những nét đẹp đó của quê mình. STT NHỚ RỪNG TỨC CẢNH PÁC BÓ 1 Học thuộc lòng khổ thơ 2 và 3. Học thuộc lòng cả bài thơ. 2 Hãy trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Nêu nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong 2 câu thơ đầu. Nhận bài thơ. xét cuộc sống sinh hoạt của Bác khi hoạt động ở hang Pác Bó. Thú vui lâm tuyền của Bác: - Hoàn cảnh làm việc khó khăn gian khổ, bữa ăn giản dị:
  4. - Chức năng của câu phủ định: Câu phủ định thường dùng để: • Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó, còn gọi là câu phủ định miêu tả. Ví dụ: Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm. (Lỗ Tấn) • Phản bác một ý kiến, một nhận định, còn gọi là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ: • Sao thế? Bác ta mỉm cười bảo – ai mà chẳng có bố. Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi: • Cháu cháu không có bố. (G.đơ Mô-pát-xăng) - Câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét nào đó đã được đưa ra từ trước. Do đó, câu phủ định bác bỏ không bao giờ đứng ở vị trí mở đầu đoạn văn. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ nhiều khi không được thể hiện ra một cách rõ ràng qua ‘dấu hiệu hình thức. Trong những trường hợp như vậy, cần dựa vào hoàn cảnh để xác định đâu là câu phủ định miêu tả hay là câu phủ định bác bỏ. - Chú ý: Ngoài hai dạng câu phủ định nói trên, còn có câu phủ định của phủ định, sẽ cho ta ý nghĩa khẳng định. Ví dụ: Không phải là tôi không biết chuyện ấy (Tôi biết chuyện ấy). II. LUYỆN TẬP. 1. LUYỆN TẬP CÂU NGHI VẤN – CÂU NGHI VẤN (TT) Câu 1: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi: - Cậu có thể kể cho tớ nghe nội dung của bộ phim "Cuốn theo chiều gió" được không? - Lão Hạc ơi, sao đời lão khốn cùng đến thế. Câu 2. Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu: - Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
  5. b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế) c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương. (Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo) d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi: - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? - Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ - Đùa chơi một tí. - Hừ hừ cái gì thế? - Con mụ Cốc kia kìa. Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi: - Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả? - Ừ. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Câu 3. Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: a) Mình đọc hay tôi đọc? (Nam Cao, Đôi mắt) b) Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà? (Ca dao) c) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) - Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? - Có thể thay từ hay bằng từ hoặc vào các câu đó được không? Tại sao? Câu 4. Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a) Bao giờ anh đi Hà Nội? b) Anh đi Hà Nội bao giờ? CÂU 5: Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) Năm nay đào lại nở,
  6. Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên, Ông đồ) b) Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: – Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) c) Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? không còn phép tắc gì nữa à? (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. – Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) Câu hỏi: – Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? – Câu nghi vấn trong những đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì? – Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên. (Có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?) Câu 6: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào? CÂU 7: Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) – Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? – Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (Nam Cao, Lão Hạc) b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? (Sọ Dừa) c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? (Ngô Văn Phú, Lũy làng) d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi: – Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? (Em bé thông minh)
  7. Câu hỏi: – Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? – Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? – Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó. 2. LUYỆN TẬP CÂU CẦU KHIẾN Câu 1. Xét các câu sau đây và trả lời câu hỏi. a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (Bánh chưng, bánh giầy) b) Ông giáo hút trước đi. (Nam Cao, Lão Hạc) c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) - Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến? - Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào. Câu 2. Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó. a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: - Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên: - Đưa tay cho tôi mau! Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói: - Cầm lấy tay tôi này! Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát [ ]. (Theo Ngữ văn 6, tập một) Câu 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) - Câu “Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu “Đi đi con.” (lời của nhân vật người mẹ trong phần cuối của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê – xem thêm mục I.1.b (tr.30) trong SGK) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
  8. 3. LUYỆN TẬP CÂU CẢM THÁN Câu 1. Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc: a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình. b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc. Câu 2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao? a) Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con? (Ca dao) b) Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? (Chinh phụ ngâm khúc) c) Tôi có chờ đâu, có đợi đâu; Đem chi xuân đến gợi thêm sầu. (Chế Lan Viên, Xuân) d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) - Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau (câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến) không nhất thiết phải dùng câu cảm thán. Các trường hợp nêu trên cũng vậy, tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc thế nhưng không có câu nào là câu cảm thán (vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này). Câu 3 Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao? a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ, Nhớ rừng) c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) 4. LUYỆN TẬP CÂU TRẦN THUẬT Câu 1: Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
  9. c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. (Lan Khai, Lầm than) d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta! (Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn) Câu hỏi: - Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán? - Những câu này dùng để làm gì? - Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao? Câu 2. Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây: a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên: - Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông! (Cây bút thần) Câu 3. Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó. Câu 4. Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này. a) Anh tắt thuốc lá đi! b) Anh có thể tắt thuốc lá được không? c) Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá. 5. LUYỆN TẬP CÂU PHỦ ĐỊNH 1. Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia tay đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) b) Tôi an ủi lão: – Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. (Nam Cao, Lão Hạc) c) Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn )
  10. 2. Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết trung thu, ăn no như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. (Băng Sơn, Quả thơm) 5. Từng qua thời kì thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nhìn một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. (Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội) Câu hỏi: – Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao? – Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không. 3. Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi. Choắt không dậy nữa, nằm thoi thóp. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) - Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao? 4. Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương. a) Đẹp gì mà đẹp! b) Làm gì có chuyện đó! c) Bài thơ này mà hay à? d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc) 5. Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết: có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) 6. Hãy viết một đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ
  11. C.LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN I. Hướng dẫn cách làm cảm nhận đoạn thơ 2, 3 bài Nhớ rừng (Thế Lữ) : * Khổ 2: 1. Mở đoạn: Dẫn dắt giới thiệu tên tác giả, tác phẩm và luận điểm chính của khổ thơ thứ 2. 2. Thân bài: Qua nỗi nhớ về quá khứ của con hổ chúng ta cần làm bật lên được các chi tiết sau: ⁃ Nơi được xem là nhà của hổ trước kia là ở đâu? có gì đặc biệt? ⁃ Thiên nhiên nơi rừng già như thế nào? Em có cảm nhận gì qua những chi tiết ấy? ⁃ Vị thế của con hổ khi ở đó khác gì so với hiện tại? Chi tiết nào thể hiện điều đó? ⁃ Tâm trạng, tâm thế của con hổ khi ở quá khứ? 3. Kết đoạn: khẳng định lại sự bí hiểm hùng vĩ của thiên nhiên chốn rừng xanh và vị thế của con hổ ở quá khứ. *Khổ 3: 1. Mở đoạn: Dẫn dắt giới thiệu tên tác giả, tác phẩm và luận điểm chính của khổ thơ thứ 3. 2. Thân đoạn: Làm nổi bật bức tranh tứ bình và hình ảnh chúa sơn lâm. ⁃ Bức tranh thiên nhiên đầu tiên là cảnh gì? Con hổ hiện lên trên nền cảnh ấy ra sao? ⁃ Bức tranh tiếp theo được tác giả phát hoạ là cảnh gì ở rừng núi? Chúa sơn lâm hiện lên với tâm thế như thế nào? ⁃ Bức tranh thứ 3 là thời khắc nào của rừng già? Hình ảnh chúa sơn lâm ra sao trước cảnh rừng ấy? ⁃ Và cuối cùng bức tranh huyền bí nhất là gì? Tại sao thời khắc này lại được vị chúa tể muôn loài mong đợi nhất? ⁃ Tâm trạng đảo ngược hoàn toàn của con hổ ở câu thơ cuối chứng tỏ điều gì? 3. Kết đoạn: Nhận xét lại sự hài hoà trong bức vẽ về màu sắc và tâm thế của vị chúa tể. II. Hướng dẫn cách làm cảm nhận đoạn thơ 2, 3 bài Quê hương (Tế Hanh) : * Khổ 2: Cảnh ra khơi. 1. Mở đoạn: dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm và phân cảnh ra khơi. 2. Thân đoạn: - Tác giả lựa chọn bối cảnh ra khơi ra sao? Báo hiệu điều gì? - Con người lao động hiện lên ra sao? - Người bạn đồng hành không thể thiếu là gì? Được tác giả miêu tả thế nào? - Hình ảnh tinh tế nhất của Tế Hanh là gì? Vì sao nói tinh tế?
  12. 3. Kết đoạn: Nhận xét chung về không khí của phân cảnh ra khơi. * Khổ 3: Cảnh ghe về. 1.Mở đoạn: dẫn dắt giới thiệu tác giả tác phẩm và phân cảnh ghe về. 2. Thân đoạn: - Thời gian ghe về? Không khí làng chài ngày đón ghe về? - Kết quả sau chuyến đi? Tâm trạng người dân khi nhận kết quả ấy? - Người dân chài sau ngày ra khơi có gì thay đổi? - So với lúc ra khơi thì khi trở về người bạn đồng hành có gì thay đổi? 3.Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc của em trước phân cảnh ghe về III. Hướng dẫn cách làm cảm nhận đoạn thơ 1 bài Khi con tu hú (Tố Hữu) : 1. Mở đoạn: Dẫn dắt giới thiệu tên tác giả, tác phẩm và nội dung chính của khổ thơ thứ 1. 2. Thân bài: Làm rõ bức tranh mùa hè trong cảm nhận của tác giả : ⁃ Âm thanh? ⁃ Màu sắc? ⁃ Hương vị? ⁃ Không gian? -Em có nhận xét gì về bức tranh mùa hè trong cảm nhận của tác giả qua các yếu tố trên? (Lưu ý về cách dùng từ của tác giả: đương, ray, dần chứ không phải đã.) -Từ đó, em có nhận xét gì về tác giả? 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại vị trí, ý nghĩa của khổ thơ đối với tác phẩm. - Cảm xúc chung của em đối với khổ thơ và tác phẩm. IV. Hướng dẫn cách làm cảm nhận bài thơ 1 bài Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) : 1. Mở đoạn: Dẫn dắt giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài thơ . 2. Thân bài:: - Nêu nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong câu thơ đầu. -Cháu bẹ, rau măng là gì?
  13. -Em hiểu như thế nào về cụm từ vẫn sẵn sàng? -> Nhận xét cuộc sống sinh hoạt của Bác khi hoạt động ở hang Pác Bó. -Bác đã làm việc gì khi hoạt động ở hang Bác Pó? Trong điều kiện ra sao? Nhận định của Bác về công việc đó. -Giải thích ý nghĩa từ “sang” trong câu thơ cuối của bài thơ? 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại vị trí, ý nghĩa của tác phẩm. - Cảm xúc chung của em đối với tác phẩm.