Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 25+26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

       Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

Kiến thức:

- Thống kê được các văn bản đã học và nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.

-  Ôn tập lại các kiểu câu đã học.

- Ôn tập cách làm bài văn thuyết minh.

Kỹ năng:

- Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.

- Xác định, phát hiện và nêu chức năng của accs kiểu câu đã học.

Thái độ:

-  Giáo dục tính cẩn thận, ý thức tự học.

2. Năng lực: 

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực ngôn ngữ. 

- Năng lực tìm hiểu xã hội.                         

doc 11 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 25+26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_2526_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 25+26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 TUẦN 25 TIẾT 97+98 ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Thống kê được các văn bản đã học và nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản. - Ôn tập lại các kiểu câu đã học. - Ôn tập cách làm bài văn thuyết minh. Kỹ năng: - Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học. - Xác định, phát hiện và nêu chức năng của accs kiểu câu đã học. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, ý thức tự học. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tìm hiểu xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, trình chiếu - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của Nội dung cần đạt GV và HS TIẾT 1 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Nhớ lại được các văn bản văn học nước ngoài đã học. - Hoạt động của GV: + Tổ chức HS làm việc cá nhân và chung cả lớp. + Giao nhiệm vụ: Quan sát ảnh và cho biết tên tác giả và tác phẩm đã học. + Tổ chức HS trình bày kết quả. + Khuyến khích ghi điểm miệng những HS làm việc tốt. + Nhận xét chung và dẫn dắt vào bài. Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 1 Năm học 2020 - 2021
  2. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 -Hoạt động của HS: + Làm việc cá nhân và chung cả lớp. + Trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung, chia sẻ. 2. Hình thành kiến thức – Luyện tập: Hoạt động 1 (10p): Thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học. Mục tiêu: Thống kê được các văn bản đã học và nêu được những nét về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản. - Hoạt động của GV: I. Ôn tập văn học. + Tổ chức HS làm việc cặp đôi. (3p) Thơ: + Giao nhiệm vụ: 1.Ông đồ ? Nêu được những nét về nội dung và 2. Nhớ rừng (Thế Lữ) nghệ thuật của từng văn bản? Bài thơ mượn lời con hổ để diễn tả sâu ? Trình bày đặc điểm của các thể laoij sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù văn nghị luận cổ: Chiếu, Hịch tứng và niềm khao khát tự do mãng liệt bằng + Tổ chức HS trình bày kết quả. những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. + Nhận xét chung. 3. Quê hương (Tế Hanh) + Ghi điểm HS làm việc tốt. Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, + Chốt kiến thức. bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh - Hoạt động của HS: động về một làng quê miền biển, nổi bật lên + Làm việc cặp đôi. hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của + Trình bày kết quả: Tự trả lời, trao đổi người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động. với các bạn kế bên và thống nhất ý kiến 4. Khi con tu hú (Tố Hữu) chung và trình bày trước lớp. Là bài thơ lục bát thể hiện sâu sắc lòng + Theo dõi, nhận xét, bổ sung. yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do của + Ghi bài. người chiến sĩ cách mạng. 5. Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường (Hồ Chí Minh) - Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng đùa vui cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. - Ngắm trăng cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay trong cả cảnh tù ngục. - Đi đường gợi ra chân lí: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Nghị luận trung đại 1. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, tự do đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. 2. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của của dân tộc trong cuộc kháng chiến Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 2 Năm học 2020 - 2021
  3. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 chống giặc ngoại xâm. Hoạt động 2 (20p): Ôn tập các bài tiếng Việt đã học. Mục tiêu: Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu đã học. - Hoạt động của GV: II. Ôn tập tiếng Việt + Tổ chức HS hoạt động nhóm (5p) và Ôn tập các kiểu câu đã học: hoạt động cá nhân. • Câu nghi vấn + Giao nhiệm vụ: Nhắc lại phần lí thuyết • Câu cầu khiến của mỗi bài, làm lại bài tập ở SGK và tập • Câu cảm thán đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các • Câu Trần thuật kiểu câu đã học. • Câu phủ định + Tổ chức trình bày kết quả. + Nhận xét chung. + Ghi điểm miệng HS làm bài tốt. + Chốt ý. - Hoạt động của HS: + Làm việc nhóm. + Trình bày kết quả: Đại điện lên bảng trình bày. + Chia sẻ, nhận xét. + Ghi bài. TIẾT 2 Hoạt động 3 (40p): Ôn tập tập làm văn Mục tiêu: Biết cách làm được bài văn thuyết minh. - Hoạt động của GV: III.Ôn tập tập làm văn + Tổ chức HS hoạt động cá nhân. Ôn tập về văn thuyết minh (món ăn và + Giao nhiệm vụ: Nhắc lại dàn bài và danh lam thắng cảnh) định hướng cách làm các đề bài tham Tập làm các đề bài SGK/25,26; 35,36 khảo. + Tổ chức trình bày kết quả. + Nhận xét chung. - Hoạt động của HS: + Làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV. 3. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Tăng cường ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì 2. IV.RÚT KINH NGHIỆM === Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 3 Năm học 2020 - 2021
  4. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 TUẦN 25 TIẾT 99+100 KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 === TUẦN 26 TIẾT 101+102 Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Nguyễn Trãi) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Đọc – hiểu nội dung văn bản. Trình bày sơ giản về thể cáo. - Nêu được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. - Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc. - Chỉ ra được đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo. Thái độ: - Giáo dục phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu lịch sử của dân tộc. - Tích hợp giáo dục ANQP: Tinh thần chiến đấu dũng cảm của tướng sĩ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. - Tích hợp nội dung học tập và làm theo Bác: Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Năng lực: - Năng lực tiếp nhận văn bản: nghe, đọc - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực tự học và năng lực hợp tác. - Năng lực tìm hiểu xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, ảnh tác giả - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TIẾT 1 1. Khởi động: (5p) Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 4 Năm học 2020 - 2021
  5. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Mục tiêu: Phân tích được lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. GV nêu câu hỏi: ? Hãy đọc thuộc lòng đoạn văn “Ta thường tới bữa quên ăn, ta cũng vui lòng” và phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua đoạn văn đó? HS: Hoạt động cá nhân – 2HS lên bảng trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, khuyến khích ghi điểm miệng cho HS trả lời tốt. GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1 (15p): Tìm hiểu chung. Mục tiêu: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Trình bày sơ giản về thể cáo. Nêu được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. Đọc – hiểu nội dung văn bản. GV yêu cầu HS tìm hiểu chú thích I.Tìm hiểu chung: SGK/67 và giới thiệu vắn tắt về tác giả 1.Tác giả: và xuất xứ của tác phẩm. - Nguyễn Trãi ? Giới thiệu sự hiểu biết của em về thể (1380 – 1442), quê ở Cáo? Hải Dương. HS hoạt động cá nhân: Đứng tại chỗ - Ông là nhà yêu trình bày. nước, anh hùng dân HS khác nhận xét. tộc và là danh nhân GV mời HS đọc văn bản với giọng văn hóa của thế giới. trang trọng, hùng hồn, tự hào; cả lớp 2.Tác phẩm nghe, gạch chân dưới những từ chưa - “Nước Đại Việt ta” là phần đầu của rõ. tác phẩm Bình Ngô đại cáo do Nguyễn HS hoạt động cá nhân. Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo; là bài HS khác nhận xét cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản GV chốt ý và mở rộng: Bài cáo ra đời tuyên ngôn độc lập và được công bố đầu trong không khí hào hùng của ngày vui năm 1428 khi cuộc kháng chiến chống đại thắng, ngày vui độc lập, Tổ quốc giặc Minh xâm lược của nhân dân ta sạch bóng quân thù, đất nước bước vào hoàn toàn thắng lợi.) kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phục hưng - Cáo là thể văn chính luận, có chức dân tộc. năng công bố kết quả một sự nghiệp của vua chúa hoặc thủ lĩnh. Hoạt động 2 (25p): Tìm hiểu chi tiết. Mục tiêu: Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc. Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 5 Năm học 2020 - 2021
  6. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: II. Tìm hiểu chi tiết: ? Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình 1.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu Trãi: tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung Được thể hiện qua hai câu: được phát triển về sau đều xoay quanh Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. tác giả đã khẳng định những chân lí nào? (nội dung được nói tới) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là “yên ? Qua hai câu đầu tiên của đoạn trích, dân”, “trừ bạo”. (yên dân là thương có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa dân, lo cho dân; trừ bạo là lo diệt trừ của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập) tác giả muốn nói tới là ai? Kẻ bạo → Như vậy tư tưởng nhân nghĩa theo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, HS: Hoạt động nhóm (5p): Tự trả lời yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng và trao đổi với các bạn kế bên rồi thống này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ nhất ý kiến. cuộc đời và các sáng tác của ông. Đại diện trình bày kết quả. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức và mở rộng: - Nhân nghĩa là khái niệm đạo đức của Nho giáo (Trung Quốc), đã có từ lâu đời, được truyền bá vào Việt Nam. Nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Trong xã hội muốn tốt đẹp không thể không theo nguyên lí này. Do đó tác giả đã tiếp thu và đưa vào bài cáo để làm tiền đề cho toàn bộ nội dung bài cáo mà mình đang nói tới. → Như vậy, với Nguyễn Trãi nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Lấy nhân dân làm gốc là tư tưởng tiến bộ, vượt thời gian. Tích hợp nội dung học tập và làm theo Bác: Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh. TIẾT 2 Mục tiêu: Chỉ ra được những yếu tố khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. (15p) GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 2. Để khẳng định chủ quyền độc lập ? Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu yếu tố: tố nào? + Nền văn hiến từ lâu đời. Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 6 Năm học 2020 - 2021
  7. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân + Lãnh thổ, chủ quyền riêng. tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự + Phong tục tập quán. tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở + Truyền thống lịch sử. bài Sông núi nước Nam có đúng không, + Nhân tài hào kiệt. vì sao? Hãy chỉ ra những yếu tố nào đã được tiếp nối, những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta? HS hoạt động cặp đôi (5p). GV quan sát, gợi ý. GV tổ chức trình bày kết quả. HS cặp khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả, chốt kiến: Ý kiến trên là đúng. Vì: ý thức về dân tộc trong SNNN được xác định chủ yếu trên 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Còn đến NĐVT 3 yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. GV mời HS đọc đoạn trích cuối và tích hợp giáo dục ANQP: Tinh thần chiến đấu dũng cảm của tướng sĩ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hoạt động 3 (10p): Hướng dẫn HS tổng kết Mục tiêu: Chỉ ra được những đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: III. Tổng kết. ? Hãy phân tích nét đặc sắc về nghệ 1. Nghệ thuật: thuật của văn bản? Đoạn văn tiêu biểu cho nghệ thuật ? Nêu ý nghĩa của bài? hùng biện của văn học trung đại: HS hoạt động cá nhân. -Viết theo thể văn biền ngẫu. HS khác nhận xét, bổ sung. -Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức và hồn, lời văn trang trọng, tự hào. mời HS đọc ghi nhớ. 2. Ý nghĩa: Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. 3. Ghi nhớ SGK/69 3. Luyện tập: (17p) Mục tiêu: Chứng minh văn bản lập luận chặt chẽ. GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu IV. Luyện tập. và làm bài tập. Bài tập: Hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát HS: Hoạt động cá nhân triển của ý thức dân tộc trong văn bản Trình bày kết quả. Nước Đại Việt ta: HS khác nhận xét giọng đọc. - Hai văn bản đều thể hiện chung khát GV đánh giá kết quả của HS. vọng tự do, độc lập. Những lời khẳng GV ghi điểm cho HS làm bài tốt. định chắc chắn, dõng dạc về chủ quyền Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 7 Năm học 2020 - 2021
  8. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 của dân tộc, vì thế mà hai văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. - Văn bản Nam Quốc sơn hà ra đời trong thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống Tống. Bài thơ khẳng định chủ quyền thông qua hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. - Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố về văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt. → Thể hiện sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. 4. Tìm tòi, mở rộng: (2p) Mục tiêu: Sưu tầm, tìm đọc lại một số bài văn nói lên tinh thần yêu nước. GV hướng dẫn HS về nhà tìm đọc. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 5. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Học văn bản. - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Soạn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm IV.RÚT KINH NGHIỆM === TUẦN 26 TIẾT 103+104 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. Kỹ năng: - Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. - Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 8 Năm học 2020 - 2021
  9. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự học, yêu thích môn học. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác và năng lực tự học. - Năng lực phát triển ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, bảng phụ, - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TIẾT 1 1.Khởi động: (5p) Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức bài ôn tập luận điểm. GV nêu yêu cầu: ? Luận điểm là gì? Cho biết mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận? HS: Hoạt động cá nhân – HS trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, khuyến khích ghi điểm miệng cho HS trả lời tốt. GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: (40p) Hoạt động 1: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn NL. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm luận điểm. GV mời HS đọc ví dụ và trả lời các câu I. Trình bày luận điểm thành một hỏi mục SGK/79,90. đoạn văn NL. Tổ 1+2: Ví dụ 1 1. Tìm hiểu ví dụ 1: Tổ 3+4: Ví dụ 2 - Đoạn văn (a) là đoạn văn quy nạp. HS: Hoạt động nhóm (3p) – tự trả lời + Câu cuối là câu chủ đề. và trao đổi với bạn kế bên, sau đó + Các câu còn lại triển khai ý của câu thống nhất kết quả. chủ đề. GV quan sát, gợi ý. - Đoạn văn (b) là đoạn văn diễn dịch. GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi đại + Câu 1 là câu chủ đề. diện bất kì lên bảng trình bày kết quả. + Các câu còn lại triển khai ý câu chủ HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. đề. GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức. 2. Tìm hiểu ví dụ 2: Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 9 Năm học 2020 - 2021
  10. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 a. Lập luận là việc sắp đặt các luận điểm và luận cứ thành một hệ thống có sức thuyết phục làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Luận điểm: Bản chất chó của vợ chồng Nghị Quế. (Câu chủ đề - cuối đoạn). b. Lập luận theo cách tương phản làm nổi bật luận điểm, bản chất chó má của giai cấp địa chủ. c. Thay đổi trật tự sắp xếp các ý làm cho luận điểm bị mờ nhạt. d. Khi trình bày đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau làm cho lập luận thêm chặt chẽ, luận điểm được nổi bật, làm rõ bản chất thú vật của vợ chồng Nghị Quế. 3. Ghi nhớ: SGK/81. TIẾT 2 3. Luyện tập (43p) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập. GV mời HS đọc và xác định yêu cầu II.Luyện tập của các bài tập từ bài 1 đến bài 4 Bài tập 1: Diễn đạt câu văn thành một SGK/81, 82. luận điểm ngắn gọn, rõ ràng HS: Hoạt động cá nhân và nhóm. a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi 4 người đọc khó hiểu. HS lên bảng trình bày kết quả. HS khác b. Nguyên Hồng thích truyền nghề làm vào vở. cho bạn trẻ. HS khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: Xác định luận điểm, luận cứ GV đánh giá kết quả bài làm, khuyến và cách sắp xếp, diễn đạt: khích ghi điểm miệng. - Luận điểm: Tế Hanh là người tinh lắm - Luận cứ: + Tế Hanh đã ghi . chốn quê hương. + Thơ Tế hanh đưa ta cho cảnh vật. Các luận cứ đó được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến. Bài tập 3: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. + Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết. + Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 10 Năm học 2020 - 2021
  11. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 dễ dàng. + Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy → hiểu bài dễ hơn. => Học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc. b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. + Học vẹt là học thuộc một cách máy móc, không cần hiểu. + Học mà không hiểu thì rất dễ quen và khó vận dụng những điều đã học vào thực tế → làm mất thời gian (công sức) + Học vẹt tạo thói quen lười suy nghĩ, mòn năng lực tư duy. + Cần học trên cơ sở hiểu, nhận thức đúng về đối tượng => không nên học vẹt. Bài tập 4: - Luận điểm: "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu" - Các luận cứ và trình tự sắp xếp: + Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu. + Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt mục đích. + Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ + Vì thế, văn giải thích phải viết sao cho dễ hiểu. 4. Vận dụng: (1p) Mục tiêu: Tìm đọc những bài văn nghị luận. GV hướng dẫn HS về nhà tìm đọc. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 5. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Hoàn thành phần luyện tập (nếu chưa xong). - Soạn bài: Hành động nói (tt). IV. RÚT KINH NGHIỆM === Nhóm GV Ngữ văn 8 Trang 11 Năm học 2020 - 2021