Ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020

Kiến thức: Học sinh cần nắm rõ được: 
 + Khái niệm văn bản thuyết minh. 
 + Các phương pháp thuyết minh. 
 + Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh. 
+  Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh. 
   - Kĩ năng: Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học. 
- Nội dung bài mới: 
* Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 từ trang 35 đến trang 36. 
 * Hướng dẫn của giáo viên:
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_kien_thuc_mon_ngu_van_lop_8_on_tap_van_ban_thuyet_min.pdf
  • pdfVAN 8_HD_TUAN 26.pdf

Nội dung text: Ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020

  1. TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH - DẠY HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 2 HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: NGỮ VĂN 8 TUẦN 26 (Từ ngày 23/3 đến ngày 28/3/2020) ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH - Kiến thức: Học sinh cần nắm rõ được: + Khái niệm văn bản thuyết minh. + Các phương pháp thuyết minh. + Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh. + Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Kĩ năng: Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học. - Nội dung bài mới: * Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 từ trang 35 đến trang 36. * Hướng dẫn của giáo viên: I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT Câu 1: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?  Là một kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội. Câu 2: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận như thế nào?  Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng. Có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho người đọc. Khác với: + Tự sự: không kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành 1 kết thúc. + Miêu tả: không nhằm tái hiện lại đối tượng sao cho người ta cảm nhận được nó. + Biểu cảm: không bộc lộ tình cảm, cảm xúc quá nhiều. 1
  2. TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH - DẠY HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 2 + Nghị luận: không trình bày ý kiến, luận điểm, suy luận, lý lẽ. Câu 3: Muốn làm tốt văn bản thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật được điều gì?  + Chuẩn bị: nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu kỹ lưỡng, chính xác đối tượng. + Làm nổi bật: bản chất, đặc trưng sự vật, hiện tượng cần thuyết minh. Câu 4: Những phương pháp thuyết minh nào cần được chú ý vận dụng?  có 6 phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu Ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích phân loại. PHẦN GIAO VIỆC CHO HỌC SINH: Hoàn thành phiếu học tập các bài luyện tập 1 và 2 trong sách giáo khoa trang 35 và 36. Chú ý: Học sinh làm trên giấy tập. * Luyện tập 1 - sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 trang 35: a) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng trong sinh hoạt. - Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng. - Thân bài: + Cấu tạo của đồ dùng + Nêu các đặc điểm của đồ dùng + Các lợi ích, vai trò của đồ dùng trong cuộc sống. - Kết bài: Trình bày thái độ, đánh giá về đồ dùng. b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. - Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh (vị trí địa lý, các phần của danh lam, ) - Thân bài: Lần lượt mô tả, giới thiệu các phần của danh lam thắng cảnh theo trình tự nhất định. - Kết bài: Vai trò của danh lam thắng cảnh trong đời sống của con người. 2
  3. TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH - DẠY HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 2 c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học. - Mở bài: Nêu định nghĩa chung vể thể loại. - Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại văn học (nên thêm ví dụ minh họa). - Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể loại văn học đó. d) Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm). - Nguyên vật liệu. - Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự trước sau). - Kết quả thu được và các yêu cầu chất lượng đối với đồ dung học tập hoặc thí nghiệm. PHẦN DẶN DÒ: + HS ghi lại nội dung phần Ôn tập lí thuyết vào tập Bài học Ngữ văn. + HS thực hiện bài Luyện tập số 2-SGK trang 36, đặc biệt chú ý và ưu tiên thực hiện các câu (a), (b), (d) để chuẩn bị viết bài tập làm văn số 5 (văn thuyết minh). + HS đọc tiếp bài thơ Ngắm trăng và bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh. (SGK trang 37 đến trang 40). 3