Bài dạy Địa lí Lớp 8 - Bài 24+25

a. Diện tích, giới hạn: 
Là 1 biển lớn (rộng 1 triệu km2), kín, trải rộng từ Xích Đạo tới chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. 
b. Đặc điểm chung vùng biển Việt Nam: mang tính chất nhiệt đới gió mùa  
+ Có 2 mùa gió, nùa hạ gió thổi hướng tây nam, mùa đông gió thổi hướng đông bắc 
+ Biển nóng quanh năm (230C), mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. 
+ Lượng mưa: từ 1100 – 1300mm/năm (ít hơn trên đất liền). 
+ Dòng biển: mùa hạ chảy theo hướng tây nam – đông bắc, mùa đông chảy hướng đông bắc – tây nam.
pdf 5 trang Hạnh Đào 14/12/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Địa lí Lớp 8 - Bài 24+25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_dia_li_lop_8_bai_2425.pdf
  • pdfDIA 8_HD_TUAN 23.pdf

Nội dung text: Bài dạy Địa lí Lớp 8 - Bài 24+25

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC TUẦN 23 – ĐỊA 8 Bài 24. VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. BÀI HỌC 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam: a. Diện tích, giới hạn: Là 1 biển lớn (rộng 1 triệu km2), kín, trải rộng từ Xích Đạo tới chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. b. Đặc điểm chung vùng biển Việt Nam: mang tính chất nhiệt đới gió mùa + Có 2 mùa gió, nùa hạ gió thổi hướng tây nam, mùa đông gió thổi hướng đông bắc + Biển nóng quanh năm (230C), mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. + Lượng mưa: từ 1100 – 1300mm/năm (ít hơn trên đất liền). + Dòng biển: mùa hạ chảy theo hướng tây nam – đông bắc, mùa đông chảy hướng đông bắc – tây nam. 2.Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam a. Tài nguyên biển * Thuận lợi: - Thủy, hải sản Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. - Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, muối, Khai thác, chế biến khoáng sản biển. - Mặt nước, bờ biển, Giao thông vận tải biển. - Bãi tắm, Du lịch biển * Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra (bão, gió lớn, triều cường, ).Mùa khô có nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất. b. Môi trường biển: Một số vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, nguồn hải sản giảm sút do chất thải dầu khí và chất thải sinh hoạt Cần khai thác có kế hoạch, bảo vệ rừng ngập mặn, phòng chống ô nhiễm biển, II. BÀI TẬP Câu 1. Quan sát H24.1 trang 87 – sgk, nêu giới hạn của Biển Đông? + Biển Đông trải rộng từ đến thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các
  2. + Diện tích là , có 2 vịnh lớn là vịnh và vịnh Câu 2. Quan sát H24.1, cho biết diện tích phần biển thuộc nước ta là bao nhiêu? Nước ta có chung Biển Đông với những quốc gia nào? + Diện tích: + Nước ta có chung Biển Đông với các nước: Câu 3. Dựa vào nội dung trong sgk, trình bày một số đặc điểm của biển VN theo bảng dưới đây: Một số đặc điểm của biển Việt Nam Chế độ gió + Từ tháng 10 – 4 + Từ tháng 5 – 9 + Tốc độ trung bình Chế độ nhiệt + Nhiệt độ trung bình nước biển tầng mặt + Biên độ nhiệt Chế độ mưa + Lượng mưa trung bình năm + Mưa nhiều vào thời kì Chế độ triều Dòng biển + Theo mùa + Hướng chảy vào mùa hạ + Hướng chảy vảo mùa đông Độ muối Độ muối trung bình Câu 4. Hãy chứng minh biển VN mang tính chất nội chí tuyến gió mùa (nhiệt đới ẩm gió mùa)? + Chế độ gió: có - Mùa hạ: gió hướng - Mùa đông: gió hướng + Nhiệt độ trung bình: Biên độ nhiệt trong năm - Mùa hạ: - Mùa đông: + Chế độ mưa: lượng mưa trên biển trên đất liền, đạt từ Câu 5. Em hãy cho biết một số tài nguyên biển của VN. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào? + Tài nguyên biển gồm + Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế:
  3. Câu 6. Biển đã đem lại nhựng thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? + Thuận lợi - Phát triển nhiều ngành kinh tế - Cung cấp cho đời sống nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như + Khó khăn - Thiên tai như: - Vào mùa khô Câu 7. Hãy nêu một số phương hướng khai thác bền vững và bảo vệ môi trường biển VN? Bài 25. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. BÀI HỌC Quá trình hình thành lãnh thổ Việt Nam trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn tiền Cambri (tạo nền móng sơ khai của lãnh thổ) + Cách nay khoảng 542 triệu năm. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó là biển. + Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum, + Sinh vật rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ôxi - Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ) + Cách nay khoảng 65 triệu năm. + Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta. Phần lớn lãnh thổ trở thành phần đất liền. + Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi
  4. + Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn ở miển Bắc và 1 số nơi. + Sinh vật phát triển mạnh mẽ. + Cuối giai đoạn, địa hình bị ngoại lực bào mòn và hạ thấp. - Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn) + Địa hình được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang) + Hình thành các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa, các bể dầu khí, + Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người. II. BÀI TẬP Câu 1. Dựa vào H25.1 trang 95 – sgk, hãy cho biết giai đoạn tiền Cambri có các mảng nền cổ nào, nằm ở vùng nào của nước ta hiện nay? Câu 2. Dựa vào H25.1 trang 95 – sgk, hãy điền vào bảng theo mẫu dưới đây: Giai đoạn Sinh vật Tiền Cambri . . Cổ kiến tạo . . . Tân kiến tạo . Câu 3. Dựa vào sgk cho biết những quá trình tự nhiên nào xuất hiện trong giai đoạn Tân kiến tạo và còn kéo dài cho đến ngày nay? + + + + Câu 4. Nêu ý nghĩa của Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta? +
  5. + + + + *DẶN DÒ: Chuẩn bị: Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam 1. Em hãy tìm trên hình 26.1, tìm trên hình 26.1 một số khoáng sản lớn: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, đồng, thiếc. 2. Em hãy cho biết một số nguyên nhân dẫn tới hậu quả đó và cho một số dẫn chứng. Bài 27: Thực hành. Đọc bản đồ Việt Nam (Phần hành chính và khoáng sản) Dựa trên bản đồ hành chính Việt Nam trong SGK (trang 82) hoặc Tập Bản Đồ (trang 21), hãy: - Xác định vị trí của tỉnh, thành phố mà em đang sống. - Xác định vị trí, tọa độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta.