Bài dạy Địa lí Lớp 9 - Ôn tập các bước vẽ và nhận xét dạng biểu đồ tròn và biểu đồ cột - Năm học 2019-2020

Dấu hiệu nhận biết 
Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một 
tổng thể. 
Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. 
Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần” 
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn 
- Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô, ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải 
đổi sang số liệu về dạng %) 
- Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn 
Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản 
đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán 
bán kính cho các hình tròn 
- Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề 
bài cho. 
Lưu ý : Toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên 
hình tròn 
Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng 
hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh. 
- Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên 
biểu đồ và lập bảng chú giải, cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Địa lí Lớp 9 - Ôn tập các bước vẽ và nhận xét dạng biểu đồ tròn và biểu đồ cột - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_dia_li_lop_9_on_tap_cac_buoc_ve_va_nhan_xet_dang_bie.pdf
  • pdfDIA 9_HD_TUAN 31.pdf

Nội dung text: Bài dạy Địa lí Lớp 9 - Ôn tập các bước vẽ và nhận xét dạng biểu đồ tròn và biểu đồ cột - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: ĐỊA 9 TUẦN 31 (Từ ngày 27/04/2020 đến ngày 02/05/2020) Phần 1. BÀI HỌC ÔN TẬP CÁC BƯỚC VẼ VÀ NHẬN XÉT DẠNG BIỂU ĐỒ TRÒN VÀ BIỂU ĐỒ CỘT 1. Biểu đồ tròn Dấu hiệu nhận biết Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần” Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn - Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô, ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %) - Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các hình tròn - Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho. Lưu ý : Toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh. - Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải, cuối cùng ta ghi tên biểu đồ) Cách nhận xét Khi chỉ có một vòng tròn: Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không? Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: Xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm. Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài) - Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/ giảm như thế nào?
  2. - Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu? - Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần) - Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố. - Giải thích về vấn đề. 2. Biểu đồ hình cột Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích của 1 số tỉnh (vùng , nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than ) của 1 số địa phương qua 1 số năm. Dấu hiệu nhận biết Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian). Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột - Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp - Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ) Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy - Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ) Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp + Biểu đồ cột đơn + Biểu đồ cột chồng + Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng ) + Biểu đồ thanh ngang Lưu ý : Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian . Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt về qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện . Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ. Cách nhận xét Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố) - Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? Và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cũng được).
  3. - Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục) - Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục. Kết luận và giải thích về xu hướng của đối tượng. Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) (có từ hai yếu tố trở lên) - Nhận xét xu hướng chung. - Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn) - Kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột) - Có một vài giải thích và kết luận Trường hợp cột là các vùng, các nước - Nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì. - Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi. - Một vài điều kết luận và giải thích. Phần 2. BÀI TẬP 1. Cho bảng số liệu: Sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi và tôm nuôi của một số vùng ở nước ta năm 2016 Vùng Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Sản lượng Cá biển khai thác 150.6 855.5 2 242.8 Cá nuôi 424.0 1 821.0 2 585.9 Tôm nuôi 22.1 535.5 656.4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016) Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi và tôm nuôi của vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2016 (cả nước = 100%). 2. Cho bảng số liệu: Sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000-2016 (đơn vị: triệu tấn) Năm 2000 2005 2010 2016 Dầu thô khai thác 16.2 18.5 15.0 17.2 Dầu thô xuất khẩu 15.4 18.0 8.1 6.9 Xăng dầu nhập khẩu 8.8 11.5 9.9 12.2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2006, 2014, 2017) Dựa vào bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2016.
  4. Phần 3. DẶN DÒ - Xem lại cách vẽ và nhận xét biểu đồ tròn và biểu đồ cột. - Học kĩ nội dung các bài: Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo.