Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 9+10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

BÀI 15:  THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng:

1/Kiến thức:  

- Trình bày được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta.

- Giải thích được tại sao Hà Nội và TP HCM là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước.

- Chứng minh được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng.

2/Kĩ năng:

- Đọc, phân tích biểu đồ. Phân tích, nhận xét tranh ảnh.

3/Thái độ:

- Giáo dục các em có ý thức góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

4/Năng lực: 

          - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán.

          - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng biểu đồ, số liệu; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

doc 12 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 2100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 9+10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tuan_910_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 9+10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 30/10/2020 Tuần: 09 Tiết: 17 KIỂM TRA GIỮA KÌ I I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: Trình bày được kiến thức trọng tâm: - Dân cư. - Kinh tế chung. 2/Kĩ năng: Trình bày sạch, đẹp, đúng yêu cầu. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: 2/HS chuẩn bị: Học, hiểu và trình bày được nội dung ôn tập. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Ổn định phát đề: - Kiểm sĩ số: 2/Kiểm tra: * HĐ1: Phát đề kiểm tra. * HĐ2: HS làm bài. 3/Hướng dẫn về nhà: - GV: Nhắc lại đáp án để HS tự chấm điểm cho mình. - Đọc trước bài mới, xem kĩ lược đồ, tranh ảnh, bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK. * Nhận xét tiết kiểm tra: RÚT KINH NGHIỆM: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 55
  2. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 30/10/2020 Tuần: 09 Tiết: 18 BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Trình bày được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta. - Giải thích được tại sao Hà Nội và TP HCM là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước. - Chứng minh được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng. 2/Kĩ năng: - Đọc, phân tích biểu đồ. Phân tích, nhận xét tranh ảnh. 3/Thái độ: - Giáo dục các em có ý thức góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 4/Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng biểu đồ, số liệu; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Biểu đồ H15.1, H15.6 SGK. Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. 2/HS chuẩn bị: - Xem kĩ các biểu đồ, tranh ảnh và hệ thống câu hỏi SGK. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Khởi động:(3’) Mục tiêu: Kể tên một số mặt hàng chủ lực của nước ta. - Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay mà em biết? 2/Hình thành kiến thức:(35’) HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *HĐ1:(20’)1/Thương mại: Mục tiêu: - Trình bày được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại ở nước ta. - Giải thích được tại sao Hà Nội và TP HCM là các trung tâm thương Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 56
  3. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 mại lớn nhất cả nước. - GV: Giới thiệu hoạt động thương mại gồm nội thương và ngoại thương. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát a) Nội thương: biểu đồ H15.1 SGK. + Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta? - HS: Quan sát biểu đồ trả lời câu hỏi. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Quan sát H15.2, H15.3, H15.4, H15.5, đọc thông tin SGK, kết hợp những hiểu biết của bản thân. + Hoạt động nội thương ở nước ta được phát Nội thương phát triển với hàng triển như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh? hóa phong phú và đa dạng. Mạng + Nguyên nhân nào làm cho hoạt động nội lưới lưu thông hàng hóa có khắp thương ở nước ta phát triển mạnh mẽ như các địa phương. vậy? (HS trả lời tốt, GV ghi điểm cho các em). - HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát b) Ngoại thương: bản đồ kinh tế chung Việt Nam, quan sát biểu đồ H15.6, đọc thông tin SGK, kết hợp những hiểu biết của bản thân. + Xác định hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất nước ta? Nêu vai trò của hai trung tâm? + Nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? + Hiện nay hoạt động ngoại thương ở nước Ngoại thương mở rộng các mặt ta phát triển như thế nào? hàng và các thị trường xuất nhập - HS: Quan sát bản đồ, biểu đồ, đọc thông tin khẩu. trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. - GV: Liên hệ thực tế địa phương về hoạt động nội thương và hoạt động ngoại thương. *HĐ2:(15’)2/Du lịch: Mục tiêu: - Trình bày được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành du lịch ở nước ta. - Giải thích được tại sao Hà Nội và TP HCM là các trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. - Chứng minh được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Đọc thông tin SGK, kết hợp những hiểu biết của bản thân. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 57
  4. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 + Em có nhận xét gì về tiềm năng du lịch Tiềm năng du lịch phong phú: của nước ta? Kể tên các khu du lịch nổi - Giàu tài nguyên du lịch tự nhiên. tiếng? - Tài nguyên du lịch nhân văn. + Em có nhận xét gì về số lượng khách - Có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. quốc tế đến nước ta? Vì sao nước ta thu phát triển ngày càng nhanh. hút được nhiều khách quốc tế? (Cập nhật số liệu năm gần nhất) (HS trả lời tốt, GV ghi điểm cho các em). - HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. - GV: Liên hệ thực tế địa phương về hoạt động du lịch. 3/Luyện tập:(5’) Mục tiêu: Kể được những điều kiện thuận lợi để Hà Nội và TP HCM trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước. Giải thích được vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á TBD. Nhận xét được tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1999 - 2010. a/ Hà Nội và TP HCM có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? b/ Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á TBD? Cho bảng số liệu: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 - 2010 Năm 1999 2003 2005 2007 2010 Xuất khẩu 11541,4 20149,3 32447,1 48561,4 72236,7 Nhập khẩu 11742,1 25255,8 36761,1 62764,7 84838,6 Tổng số 23283,5 45405,1 69208,2 111326,1 157075,3 Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1999 - 2010. (HS trả lời tốt, GV ghi điểm cho các em). 4/Vận dụng và tìm tòi mở rộng:(1’) Mục tiêu: Sưu tầm được một số tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh ở nước ta. Sưu tầm thông tin và tranh ảnh để chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng (HS hoàn thành nội dung hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng, gửi bài về hộp thư theo địa chỉ gmail cho giáo viên). 5/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài mới, xem kĩ bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 58
  5. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 59
  6. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 30/10/2020 Tuần: 10 Tiết: 19 BÀI 16: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta. - Vẽ được biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 - 2002. 2/Kĩ năng: Vẽ được biểu đồ miền, rút ra nhận xét và giải thích. 3/Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng biểu đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Biểu đồ mẫu. 2/HS chuẩn bị: - Giấy A4, viết chì, màu, III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Kiểm bài cũ:(2’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của các em. 2/Hình thành kiến thức: *H Đ1: (5’) Hướng dẫn HS cách làm bài: + Hướng dẫn các em lấy đơn vị, chia cột: Trục tung (%). Trục hoành thể hiện năm: khởi đầu năm 1991, kết thúc năm 2002. + Hướng dẫn các em lấy từng khu vực kinh tế. + Trong trường hợp chuỗi số liệu nhiều năm chọn biểu đồ miền. + Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ Rút ra nhận xét và giải thích. *H Đ2: (1’) Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm phải làm hoàn thành biểu đồ, nhận xét, giải thích. *H Đ3: (28’) Các nhóm thảo luận hoạt động hoàn thành bài làm của nhóm mình. 1/ Vẽ biểu đồ: (Theo bảng số liệu SGK). Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 60
  7. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 100% 90% 80% Nông, lâm, ngư 70% nghiệp 60% Công nghiệp - xây 50% dựng 40% 30% Dịch vụ 20% 10% 0% 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP giai đoạn 1990 - 2002 2/ Nhận xét: - Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% .chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. - Tỉ trọng khu vực kinh tế công nghiệp tăng nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta đang tiến triển. *H Đ4: (4’) - HS trình bày kết quả của nhóm mình. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung kết luận chung. - GV: Cho các em tự nhận xét và cho điểm nhóm mình. - GV: Sửa chữa, nhận xét ghi điểm các nhóm. 3/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở ghi ở lớp. - Xem lại các bài đã học (từ bài 1 16), xem kĩ sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh và hệ thống câu hỏi SGK. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 61
  8. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 30/10/2020 Tuần: 10 Tiết: 20 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Trình bày được ý nghĩa vị trí địa lí, một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư xã hội của vùng. - Phân biệt sự khác nhau giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội. - Chứng minh được Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu về khoáng sản, thủy điện và đa dạng sinh học; song tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường của vùng bị giảm sút nghiêm trọng. - Giải thích được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Xác định được ranh giới của vùng, vị trí của một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng trên lược đồ. Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội. 2/Kĩ năng: - Đọc, phân tích lược đồ, xác định vị trí trên lược đồ, phân tích bảng thống kê số liệu. Sử dụng bản đồ Tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng. 3/Thái độ: - Giáo dục các em có ý thức góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường. 4/Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Lược đồ ĐLTN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2/HS chuẩn bị: - Xem kĩ lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu và hệ thống câu hỏi SGK. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Kiểm tra bài cũ:(5’) - GV: Nhận xét ưu khuyết điểm bài kiểm tra. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 62
  9. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 2/Khởi động:(2’) Mục tiêu: Trình bày những hiểu biết của em về ĐKTN và TNTN của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Trình bày những hiểu biết của em về ĐKTN và TNTN của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 3/Hoạt động dạy - học:(33’) HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *HĐ1:(3’) Mục tiêu: Kể được tên các tỉnh, diện tích, số dân của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát lược đồ, kết hợp đọc thông tin SGK. + Kể tên các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? - Diện tích: 95222,2 km2 (trừ Quảng Ninh) + Diện tích, số dân của vùng? (HS - Số dân: 12,3 triệu người (năm 2018) cập nhật số liệu năm gần nhất). *HĐ2:(5’)1/Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: Mục tiêu: Xác định được ranh giới của vùng và trình bày được ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát lược đồ H17.1, H6.2, kết hợp quan sát lược đồ ĐLTN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Hãy xác định và nêu ý nghĩa của vùng - Vị trí địa lí: Gồm vùng lãnh thổ Trung du và miền núi Bắc Bộ? phía Bắc. Giáp Trung Quốc, Lào; - HS: Quan sát lược đồ, đọc thông tin trả giáp vùng ĐBSH, Bắc Trung Bộ. lời câu hỏi. - Lãnh thổ: Chiếm 1/3 diện tích lãnh - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. thổ cả nước. - Ý nghĩa: Dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng. *HĐ3:(15’)2/Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Mục tiêu: - Trình bày được một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. - Phân biệt sự khác nhau giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội. - Chứng minh được Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu về khoáng sản, thủy điện và đa dạng sinh học; song tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường của vùng bị giảm sút nghiêm trọng. - Xác định được vị trí của một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng trên lược đồ. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 63
  10. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát lược đồ H17.1, kết hợp quan sát lược đồ ĐLTN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit? Các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: Sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy? - HS: Xác định trên lược đồ. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Quan sát bảng 17.1, đọc thông tin SGK, kết hợp những hiểu biết của bản thân. + Hãy nêu sự khác biệt về ĐKTN và thế - Đặc điểm: Địa hình cao, cắt xẻ mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và mạnh; khí hậu có mùa đông lạnh; Tây Bắc? nhiều loại khoáng sản; thủy điện dồi dào. + Trong việc đẩy mạnh nền kinh tế phát triển - Thuận lợi: Tài nguyên thiên của vùng có những thuận lợi và khó khăn gì? nhiên phong phú tạo điều kiện phát - HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. triển kinh tế đa ngành. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. - Khó khăn: Địa hình bị chia cắt, - GV: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời tiết diễn biến thất thường, thường xuất hiện lũ quét, nạn phá rừng khoáng sản có trữ lượng nhỏ và còn nhiều GD các em ý thức bảo vệ rừng điều kiện khai thác phức tạp, xói góp phần bảo vệ môi trường. mòn, sạt lở, lũ quét, *HĐ4:(10’)3/Đặc điểm dân cư, xã hội: Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng. - Giải thích được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Đọc thông tin SGK, quan sát H17.2, bảng 17.2 (có thể cập nhật thêm thông tin số liệu vào năm gần nhất), kết hợp những hiểu biết của bản thân. + Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa - Đặc điểm: Đây là địa bàn cư trú bàn cư trú của những dân tộc nào? của nhiều dân tộc.Trình độ dân cư, + Hoạt động kinh tế của họ chủ yếu là gì? xã hội có sự chênh lệch giữa Đông + Hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã Bắc và Tây Bắc. Đời sống một bộ hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? phận dân cư vẫn còn nhiều khó + Ngày nay vùng này được phát triển như thế khăn nhưng đang được cải thiện nào? Đảng, Nhà nước quan tâm đến đồng nhờ công cuộc Đổi mới. bào dân tộc của vùng ra sao? - Thuận lợi: Đồng bào dân tộc có - HS: Đọc thông tin SGK, quan sát lược đồ, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất bảng số liệu, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. nông nghiệp. Đa dạng về văn hóa. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. - Khó khăn: Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 64
  11. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 chế. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn. 4/Luyện tập:(3’) Mục tiêu: Trình bày được những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. a/ Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? b/ Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? 5/Vận dụng và tìm tòi mở rộng:(1’) Mục tiêu: Viết được đoạn văn ngắn giải thích vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp những hiểu biết của bản thân. Hãy viết đoạn văn ngắn giải thích vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (HS hoàn thành nội dung hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng, gửi bài về hộp thư theo địa chỉ gmail cho giáo viên). 6/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài mới, xem kĩ lược đồ, tranh ảnh và hệ thống câu hỏi SGK. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 65
  12. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 66