Bài dạy Hóa học Lớp 9 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020

*Kiến thức :  
- Biết được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và 
phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.  
- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp. 
*Kĩ năng :  
- Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.  
- Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.  
PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP  
1) Phương pháp học tập : tìm tòi, nghiên cứu. 
2) Nội dung học tập : hoàn thành phiếu học tập tại nhà. 
NỘI DUNG THỰC HIỆN  
- Đọc kỹ nội dung trọng tâm của bài học. 
- Tìm hiểu các thông tin và hoàn thành phiếu thu hoạch.
pdf 6 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Hóa học Lớp 9 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_hoa_hoc_lop_9_bai_4041_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfHOA 9_HD_TUAN 26.pdf

Nội dung text: Bài dạy Hóa học Lớp 9 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: HÓA 9 TUẦN 26 (Từ ngày 23/3 đến ngày 28/3/2020) BÀI 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Trọng tâm kiến thức – kĩ năng : *Kiến thức : - Biết được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp. *Kĩ năng : - Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng. - Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên. PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP 1) Phương pháp học tập : tìm tòi, nghiên cứu. 2) Nội dung học tập : hoàn thành phiếu học tập tại nhà. NỘI DUNG THỰC HIỆN - Đọc kỹ nội dung trọng tâm của bài học. - Tìm hiểu các thông tin và hoàn thành phiếu thu hoạch.
  2. HỌ VÀ TÊN HỌC SINH : LỚP : BÀI THU HOẠCH Ngày 22/03/2020 DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN ĐIỂM THU HOẠCH A. PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Những tính chất sau, tính chất nào không phải của dầu mỏ : A. Có nhiệt độ sôi thấp và xác định. C. Nhẹ hơn nước. B. Không tan trong nước. D. Chất lỏng. Câu 2. Trong tự nhiên dầu mỏ có ở đâu ? A. Trên biển khơi. C. Trong khí metan. B. Trên khí quyển. D. Trong lòng đất. Câu 3. Thành phần hóa học chính của dầu mỏ gồm : A. Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp có chứa 95% là khí metan và lượng nhỏ các hợp chất khác. B. Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại dẫn xuất hidrocacbon và các hợp chất khác. C. Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hidrocacbon và lượng nhỏ các hợp chất khác. D. Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp gồm khí mỏ dầu, khí thiên nhiên và một lượng nhỏ nước mặn. Câu 4. Dãy nào là gồm các sản phẩm được chế biến từ dầu thô : A. Xăng, khí gas, dầu hỏa, dầu đi – ê – zen, nhựa trải đường, nến. B. Xăng, dầu hỏa, than đá, nhựa đường, nến, dầu nhiên liệu. C. Xăng, khí thiên nhiên, dầu nhờn, dầu hỏa, dầu đi – ê – zen. D. Xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, than tổ ong, nhựa trải đường, khí gas. Câu 5. Thành phần chính của khí thiên nhiên là : A. Metan và etilen. C. Etilen và axetilen. B. Metan và axetylen. D. Metan. Câu 6. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta chủ yếu tập trung ở : A. Miền Bắc C. Tây Nguyên B. Miền Nam D. Lục địa phía Nam. Câu 7. Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu trên biển là do : A. Dầu không tan trong nước. B. Dầu nhẹ hơn nước, nổi trên nước cản sự hòa tan của oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết. C. Dầu lan rộng trên mặt nước, bị gió cuốn trôi khó xử lý. D. Cả A,B,C Câu 8. Chọn cách làm đúng và giải thích : “Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta sẽ :” A. Phun nước vào ngọn lửa. B. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa. C. Phủ cát lên ngọn lửa. D. Cả B,C
  3. Giải thích : B. PHẦN BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 9. Giả sử : Mỗi ngày một người dân sống tại thành phố Hồ Chí Minh phải sử dụng hết 0,1cm3 khí thiên nhiên để phục vụ cho việc sinh hoạt hằng ngày như : ăn uống, di chuyển a) Viết phương trình hóa học thể hiện phản ứng cháy của khí thiên nhiên. b) Xác định thể tích khí metan có trong 0,1 cm3 khí thiên nhiên. c) Trong một ngày, tại thành phố Hồ Chí Minh đã thải ra môi trường bao nhiêu lít khí cacbonic? Biết rằng: Các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hàm lượng metan CH4 được xác định trong khí thiên nhiên là 89,6 % Theo thống kê của Công An thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện tại ( 2019 ) thành phố có khoảng 13 triệu người dân đang sinh sống và làm việc. ( Nguồn : hoi/cu-sau-5-nam-dan-so-tphcm-tang-them-1-trieu-nguoi-1363487.tpo ) Câu 10. Đề xuất một đến hai biện pháp phòng ngừa và hạn chế thải khí cacbonic CO2 ra môi trường sống tránh gây ô nhiễm môi trường trong việc sử dụng dầu mỏ và khí thiên nhiên.
  4. Bài 41. NHIÊN LIỆU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí) - Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than, ) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường. 2. Kĩ năng: - Biết cách sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày. - Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành. 3. Thái độ: - Tích cực học tập và vận dụng vào sản xuất. 4. Trọng tâm: - Khái niệm nhiên liệu. - Phân loại nhiên liệu. - Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả. II. PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP 3) Phương pháp học tập : tìm tòi, nghiên cứu. 4) Nội dung học tập : hoàn thành phiếu học tập tại nhà. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN - Đọc kỹ nội dung trọng tâm của bài học. - Tìm hiểu các thông tin và hoàn thành các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Nhiên liệu là gì?
  5. Câu 2: Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Câu 3. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả? Câu 4. Hãy giải thích các hiện tượng sau : a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa sẽ bùng cháy. b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt.
  6. Câu 5. Có thể dùng đèn dầu hỏa thay cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm bằng cách lắp thêm một ống hình trụ bằng kim loại có đục nhiều lỗ. Khi đó đèn cháy sẽ không sinh ra muội than. Hãy giải thích tác dụng của ống kim loại có đục lỗ? Câu 6. Tính khối lượng khí CO2 tạo ra và khối lượng khí O2 cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn 40 kg khí CH4. Và làm các bài tập 1-4/tr132 sgk Hóa học 9 vao tập bài tập nhé!