Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

 1. Kiến thức:

- Cũng cố, khắc sâu được các kiến thức đã học trong chương 3 như: tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat và sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

2.  Kĩ năng : Viết được các PTHH, tính toán.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.

4. Năng lực: Tự học, hợp tác, giao tiếp, tính toán

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

2. Khởi động: (4phút)

docx 16 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_47_den_52_nam_hoc_2020_2021_truon.docx

Nội dung text: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 Ngày soạn:20/02/2021 Tuần dạy: 24 - Tiết: 47 § ÔN TẬP ( TIẾT 1) I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Cũng cố, khắc sâu được các kiến thức đã học trong chương 3 như: tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat và sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 2. Kĩ năng : Viết được các PTHH, tính toán. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn. 4. Năng lực: Tự học, hợp tác, giao tiếp, tính toán II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 2. Khởi động: (4phút) Mục tiêu: Làm được một số bài tập để giúp học sinh kích thích hơn trước khi bước vào bài mới Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 12, chu kì 3, nhóm II trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 1/ A có cấu tạo nguyên tử là: a, có 2 lớp electron, có 3 electron ở lớp ngoài cùng. b, có 3 lớp electron, có 2 electron ở lớp ngoài cùng. c, có 3 lớp electron, có 12 electron ở lớp ngoài cùng. d, có 2 lớp electron, có 12 electron ở lớp ngoài cùng. 2, Nguyên tố A là. a, Na b, Mg c, Al d, Ca 3, So sánh tính chất hóa học của A trong cùng chu kì với các nguyên tố lân cận. a, Na Mg > Al c, Na > Mg Al 4, So sánh tính chất hóa học của A trong cùng nhóm với các nguyên tố lân cận. a, Be Ca b, Be > Mg Mg> Ca Đáp án: 1b, 2b, 3b, 4c  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  2. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 2. Hình thành kiến thức: ( 15phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ ( 15 phút) Mục tiêu: Liệt kê được các kiến thức đã học trong chương như: tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat. - Trình bày được cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân I. Kiến thức cần nhớ Câu 2: 1. Tính chất hóa học của PK: a, Tính chất hóa học của Phi kim. - PK + Kim loại loại Muối b, Tính chất của hóa học của C - PK + hiđrô Hợp chất khí c, Cấu tạo bảng truần hoàn, biến đổi - PK + Ôxi Ôxit axit tính chất của các nguyên tố hóa học 2 Tính chất hoá học của Cacbon và trong bảng tuần hoàn, ý nghĩa của hợp chất của Cacbon bảng tuần hoàn? 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá - HS trả lời. học: - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. a. Cấu tạo bảng tuần hoàn: - Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. b. Sự biến đổi t/c của các ntố trong bảng c. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn 3. Luyện tập: (15 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh làm được các bài tập có liên quan đến nội dung kiến thức. - GV tổ chức cho HS hoạt II. Bài tập động cá nhân làm câu 3, 4 Câu 3: Hoàn thành chuổi phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) - 2 HS lên làm bài, đúng ghi Zn(HCO3)2  ZnSO4  Zn(OH)2  ZnCl2  Zn điểm. Câu 4 : Nguyên tố A có điện tích hạt nhân - HS khác nhận xét. 19, 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. - GV nhận xét. a, Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn. b, Xác định tính chất hóa học của nguyên tố A. c, So sánh tính chất của A với các nguyên tố lận cận. 4. Vận dụng: ( 10 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh vận dụng làm được các  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  3. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 Ghi điểm. - Đại diện nhóm lên làm. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét. 3. Vận dụng: ( 9phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh vận dụng làm được các bài tập có liên quan đến nội dung kiến thức. - GV tổ chức HS hoạt động Bài tập 4 25 nhóm : làm bài tập 4 n 0,2(mol) ZnCO3 Bài 4: Cho 25g ZnCO3 tác 125 dụng với 100g dung dịch HCl. ZnCO3 + 2HCl  ZnCl2 + CO2 + H2O Sau phản ứng thu được muối 1mol 2mol 1mol 1mol 1mol sunfat và khí thoát ra. 0,2 mol 0,4 mol 0,2 mol 0,2 mol a. V 0,2.22,4 4,48(l) a. Tính thể tích khí thoát ra? CO2 b. Tính nồng độ phần trăm b. m 0,1.136 13,6(g) ZnCl2 của dung dịch muối thu mCO 0,2.44 8,8(g) được. 2 mdd 25 100 8,8 116,2(g) 13,6 C% 100% 11,7% ZnCl2 116,2 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, xem lại các nội dung trong hướng dẫn ôn tập để chuẩn bị tốt cho kiểm tra giữa kì II. IV. RÚT KINH NGHIỆM:  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  4. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 Ngày soạn: 20/ 02/ 2021 Tuần dạy: 25 -Tiết : 49 KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU: Sau khi kiểm tra bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức : Hệ thống được lại kiến thức chương 1: về oxit, axit, bazơ, muối, phân bón hóa học, mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. 2. Kĩ năng :Viết được PTHH và vận dụng kiến thức về nồng độ dung dịch, khối lượng riêng, khối lượng, thể tích chất khí để giải bài toán. 3. Thái độ: Nghiêm túc, không gian lận trong kiểm tra. 4. Năng lực: tự học, tính toán, thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Ma trận, đề, đáp án. 2.Học sinh: Học bài và bài tập chuẩn bị cho kiểm tra. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: * Hoạt động 1: Phát đề. ( 2 phút) * Hoạt động 2: Làm bài ( 42 phút ) * Hoạt động 3: Thu bài kiểm tra ( 1 phút) MA TRẬN Vận dụng Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu thấp cao (nội dung, T chương ) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ L - Tính chất hóa - Tính chất hóa - Tính nồng độ Giải thích Phi kim- sơ học của phi học của phi phần trăm. các hiện lược về bảng kim. kim, các oxit - Tính thể tích tượng thực tuần hoàn các - Ứng dụng: của cacbon và khí. tế. nguyên tố clo; cacbon, muối cacbonat. hóa học cacbonđioxit. - PTHH ( 11tiết ) - Điều chế clo. - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. -Silic, công nghiệp silicat Số câu: 9 4 câu 2 câu 1 câu 1 câu 1  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  5. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 Số điểm: 8đ 2đ 1đ 2đ 2đ câu Tỉ lệ %: 80% 20% 10% 10% 20% 1đ 10 % - Phân loại hợp Cấu tạo phân tử chất hữu cơ hợp chất hữu Hiđrocabon - Cấu tạo phân cơ. ( 3 tiết ) tử hợp chất hữu cơ. Số câu: 3 2câu 1 câu Số điểm: 2đ 1đ 1đ Tỉ lệ %: 20% 10% 10% Tổng số câu: 6 câu 4 câu 1 câu 12 3đ 4đ 2đ 1câu Tổng số điểm: 30% 40% 20% 1đ 10 10% Tỉ lệ %: 100% IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 21/2/2021 Tuần dạy: 25 - Tiết: 50 METAN I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức : - Trình bày được trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý, tính chất hóa học của metan. - Trình bày được khái niệm liên kết đơn và đặc điểm của nó. - Xác định được phản ứng thế là các phản ứng đặc trưng của metan và các hiđrôcacbon có liên kết đơn - Kể được 1 số ứng dụng quan trọng của metan 2. Kĩ năng : Viết được CTCT của Metan 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  6. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 4. Năng lực: tự học, hợp tác, thẩm mỹ, giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Mô hình phân tử CH4 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới Viết Công thức cấu tạo của C4H10 ở dạng mạch thẳng. Mạch này thuộc loại liên kết gì? Vậy các chất có liên kết này thì có phản ứng gì đặc trưng? 2. Hình thành kiến thức: (35 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí. (6 phút) Mục tiêu: - Trình bày được trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí của metan. - Yêu cầu HS quan sát lọ đựng khí I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật CH4 lí. - GV tổ chức cho HS hoạt động cá - Trong thiên nhiên khí mêtan có nhân: nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ + Metan có ở đâu trong thiên nhiên. than, bùn ao, khí biogaz. + Tính chất vật lý của metan? - Chất khí, không màu, không mùi, - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử (7 phút) Mục tiêu : Trình bày được khái niệm liên kết đơn và đặc điểm của nó. II. Cấu tạo phân tử - GV tổ chức HS hoạt động cặp - CTCT của metan nhóm. H + Lắp ráp mô hình phân tử metan H C H + Viết công thức cấu tạo của metan - GV chốt lại kiến thức. H - Trong phân tử có 4 liên kết đơn. Hoạt động 3: Tính chất hóa học ( 15 phút ) Mục tiêu: - Trình bày được tính chất hóa học của metan. - Xác định được phản ứng thế là các phản ứng đặc trưng của metan và các hiđrôcacbon có liên kết đơn - GV chiếu thí nghiệm: III. Tính chất hóa học + TN1: Đốt khí metan. 1. Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  7. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 t o TN2: Cho hỗn hợp khí Clo và metan CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O + Q chiếu sáng. → Dùng để làm nhiên liệu - HS hoạt động cá nhân: quan sát hiện tượng xảy ra, viết PHTT xảy ra. 2. Tác dụng với clo (phản ứng thế) A'S CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. * Nguyên tử H của metan thay thế bằng nguyên tử clo. Phản ứng trên được gọi là phản ứng thế. Hoạt động 3: Ứng dụng. ( 7 phút ) Mục tiêu: Kể được 1 số ứng dụng quan trọng của metan - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. IV. Ứng dụng. + Khí metan có ứng dụng như thế - Dùng làm nguyên liệu trong đời nào? sống và sản xuất. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. - Làm nguyên liệu để điều chế hidro. to CH4 + H2O xt CO2 + H2 - Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác. 3. Luyện tập: (2 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh làm được một số bài tập có liên quan đến nội dung kiến thức - Yêu cầu hS làm bài tập 2,4a Bài 2: trang 116 sgk PTHH viết đúng : c PTHH viết sai : a, b, d. 4. Vận dụng: ( 4 phút) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập. - Yêu cầu hS làm bài tập 4a Bài 4 a/ Dẫn hỗn hợp qua dd khí Ca(OH) dư, trang 116 sgk 2 khí CO2 phản ứng tạo ra CaCO3  . Khí ra khỏi dd là CH4 5. Tìm tòi – Mở rộng: (1 phút) Mục tiêu: Khám phá thêm các một số tác hại của khí metan - Đọc phần em có biết 6. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút) - Học bài, làm bài tập 1,3 SGK trang 116 - Xem trước bài 37. IV. RÚT KINH NGHIỆM:  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  8. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 Ngày soạn: 21/02/2021 Tuần dạy: 26 - Tiết : 51 Bài 37: ETILEN CTPT: C2H4; PTK: 28 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng 1. Kiến thức: - Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen. - Xác định được công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen. - Kể được 1 số ứng dụng quan trọng của etilen. 2. Kĩ năng: - Lắp được mô hình phân tử etilen. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen. - Viết được công thức cấu tạo của etilen. - Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của etilen. - Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học - Tính % thể tích khí etilen có trong hỗn hợp khí. 3. Thái độ: Giáo dục lợi ích của khí etilen trong nông nghiệp và công nghiệp. 4. Năng lực: Hợp tác, giao tiếp, thẩm mĩ, tính toán, giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Mô hình phân tử, ống nghiệm, giá, kẹp gỗ, ống hút, đèn cồn, dụng cụ đốt, ống dẫn khí, bình cầu, bình tam giác. - Hóa chất: Rượu etylic, axit H2SO4 đặc, dung dịch Br2, lọ chứa khí C2H4 - Máy chiếu. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (4 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, tâm thế khi bước vào bài mới - GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. - Lắp ráp phân tử của CH4, C2H6. - Nếu công thức có thành phần 2C và 4H. Công thức phân tử như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (33 phút)  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  9. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tính chất vật lí. (5 phút ) Mục tiêu: Trình bày được một số tính chất vật lí của etilen I. Tính chất vật lí. - Yêu cầu HS quan sát lọ đựng etilen. - Chất khí, không màu, không - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: Xác mùi. định etilen có tính chất vật lý như thế nào? - Ít tan trong nước, nhẹ hơn - GV chốt lại kiến thức. không khí. Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử. (8 phút ) Mục tiêu: - Xác định được công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen. - Lắp được mô hình phân tử etilen và viết được công thức cấu tạo của etilen. II. Cấu tạo phân tử - GV tổ chức HS hoạt động cặp đôi. - CTPT: C2H4 + Lắp ráp mô hình phân tử etilen. - CTCT: + Viết công thức cấu tạo của etilen. H H - Đại diện cặp đôi trình bày kết quả thảo C=C luận. Cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. H H - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: nhận Viết gọn CH2 = CH2 xét sự liên kết các nguyên tử trong phân tử * Đặc điểm cấu tạo: etilen. - Có 4 liên kết đơn - GV chốt lại kiến thức. - Có 1 liên kết đôi. Trong liên kết đôi, có 1 liên kết kém bền, dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học. Hoạt động 3: Tính chất hóa học của etilen. (15 phút) Mục tiêu: Trình bày được tính chất hoá học của etilen. Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học. - GV biểu diễn thí nghiệm: III. Tính chất hóa học + TN1: Đốt khí etilen ở đầu ống dẫn khí. 1. Phản ứng cháy. to Quan sát hiện tượng. Viết phương trình hóa C2H4 + 3O2  2CO2  học xảy ra (nếu có). +2H2O + TN2: Dẫn Etilen vào dung dịch brom màu da cam. Quan sát màu sắc của lọ dung dịch 2. Tác dụng với dung dịch brom sau phản ứng so với lọ dung dịch brom brom (Phản ứng cộng) đối chứng. Viết phương trình hóa học xảy ra CH2 = CH2 + Br2 (nếu có). Br CH2 CH2 Br - HS hoạt động cá nhân: quan sát hiện tượng ( Đibrometan) xảy ra, viết PHTT xảy ra. - GV giới thiệu: ở điều kiện thích hợp C 2H4 còn cộng thêm với H2, Cl2.  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  10. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 - GV giới thiệu phản ứng trùng hợp phân tử etilen. - GV chốt lại kiến thức. 3. Phản ứng trùng hợp xt, p,to n CH2 = CH2  ( CH2 CH2 )n Polietilen Hoạt động IV: Ứng dụng của etilen. (5 phút) Mục tiêu: Kể được 1 số ứng dụng quan trọng của etilen - HS hoạt động cá nhân: Nêu ứng dụng của IV. Ứng dụng etilen. - Nguyên liệu để điều chế - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. rượu etylic, axit axetic, polietilen - Kích thích quả mau chính. 3. Luyện tập: (6 phút) Mục tiêu: - Làm được một số bài tập có liên quan đến nội dung kiến thức bài học. - Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học. - Tính % thể tích khí etilen có trong hỗn hợp khí. - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1. + Bài tập 1: Ta có thể dùng dung dịch gì để phân biệt 2 lọ khí etilen và khí metan? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch NaCl - GV tổ chức HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập 2. + Bài tập 2: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp gồm khí CH 4 và C2H4 qua dung dịch brom dư thu được 2,24 lít khí. Hãy tính phần trăm thể tích khí C 2H4 có trong hỗn hợp ban đầu. A. 20% B. 50% C. 60% D. 80% - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập 3. + Bài tập 3: Hãy đánh dấu (X) vào các ô em cho là có. Liên Phản ứng cộng Phản Phản ứng kết đôi (làm mất màu dd ứng trùng hợp brom) cháy Metan Etilen 4. Tìm tòi mở rộng: (1 phút) Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi về ứng dụng của etilen. - Giới thiệu sách “etilen và ứng dụng trong trồng trọt” của Nguyễn Quang Thạch. - Tìm hiểu về các ứng dụng khác của etilen.  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  11. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, làm bài tập: 1,3,4 SGK trang 119. - Xem trước bài 38: Axetilen. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . Ngày soạn: 21/ 02/ 2021 Tuần dạy: 26 - Tiết : 52 § 38: AXETILEN CTPT: C2H2 - PTK: 26 I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức : - Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hoá học của axetilen. - Trình bày được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó. - Kể được 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen. - Xác định được cách điều chế của axetilen. 2. Kĩ năng: - Viết được công thức cấu tạo của axetilen. - Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của axetilen và bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn. 4. Năng lực: Tự học, hợp tác, giao tiếp, thẫm mĩ, tính toán, giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Mô hình phân tử C2H2, lọ chứa khí C2H2 - Máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới - Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của etilen? - Nếu công thức có thành phần 2C và 2H. Công thức phân tử như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (38 phút)  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  12. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tính chất vật lí. (5 phút ) Mục tiêu: Trình bày được một số tính chất vật lí của axetilen I. Tính chất vật lí. - Yêu cầu HS quan sát lọ đựng axetilen. - Chất khí, không màu, không - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: Xác mùi. định axetilen có tính chất vật lý như thế nào? - Ít tan trong nước. - GV chốt lại kiến thức. - Nhẹ hơn không khí. Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử. (8 phút ) Mục tiêu: Trình bày được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó. - GV tổ chức HS hoạt động cặp nhóm. II. Cấu tạo phân tử + Lắp ráp mô hình phân tử axetilen. * CTCT: H C  C H + Viết công thức cấu tạo của axetilen. Viết gọn: HC  CH - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Đặc điển cấu tạo: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Có 2 liên kết đơn: C-H - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân - Có 1 Liên kết ba: C  C + Nhận xét sự liên kết các nguyên tử trong - Trong liên kết ba, có 2 liên phân tử axetilen. kết kém bền, dễ bị đứt ra lần + So sánh cấu tạo phân tử của etilen và lượt trong các phản ứng hoá axetilen. học. - GV chốt lại kiến thức. Hoạt động 3: Tính chất hóa học của axetilen. (15 phút) Mục tiêu: Trình bày được tính chất hoá học của axetilen. Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học. - GV chiếu thí nghiệm: Dẫn C2H2 qua ống III. Tính chất hóa học thủy tinh đầu vuốt nhọn rồi đốt cháy khí 1. Phản ứng cháy. C H thoát ra. to 2 2 2C2H2 + 5O2  4CO2  - HS hoạt động cá nhân: quan sát hiện tượng +2H2O xảy ra, viết PHTT xảy ra. 2. Tác dụng với dung dịch - GV chiếu thí nghiệm: Dẫn C H qua dd 2 2 brom (Phản ứng cộng) brom màu da cam. - HS hoạt động cá nhân: quan sát hiện tượng xảy ra. - GV giới thiệu cơ chế phản ứng của axetilen qua 2 giai đoạn. C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 - GV giới thiệu: ở điều kiện thích hợp C 2H2 ( Tetrabrom còn cộng thêm với H2, HCl etan) - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân.  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  13. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 + Bài tập 1: Hãy cho biết các chất sau: 1/ CH3 – CH3 2/ CH  CH 3/ CH3 – CH2 – CH3 4/ CH  C – CH3 5/ CH2 = CH2 a. Chất nào có liên kết ba trong phân tử? b. Chất nào làm mất màu dd brom ? + Bài tập 2: Ta có thể dùng dung dịch gì để loại bỏ khí axetilen và etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết ? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch brom D. Nước - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. Hoạt động IV: Ứng dụng của axetilen. (5 phút) Mục tiêu: Kể được 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen - GV cho tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai IV. Ứng dụng. nhanh hơn". Chia lớp 2 đội. Mỗi đội cử 1 HS - Dùng làm nhiên liệu trong đại diện lên sắp xếp lại nội dung về ứng đèn xì oxi - axetilen để hàn cắt dụng của axetilen tương ứng các hình ảnh kim loại. minh họa sau cho phù hợp. (trong 2 phút) - Là nguyên liệu sản xuất nhựa - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. PVC, cao su, axit axetic Hoạt động V: Điều chế của axetilen. (5 phút) Mục tiêu: Xác định được cách điều chế của axetilen. - Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK. V. Điều chế. - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. + Nguyên liệu để điều chế axetilen trong - Cho canxi cacbua + nước: phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? CaC2 + 2H2O C2H2  + + Giải thích vai trò của bình đựng dung dịch Ca(OH)2 NaOH? - GV chiếu thí nghiệm thu khí C2H2 bằng cách cho CaC2 + 2H2O bằng phương pháp đẩy nước. - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: quan sát thí nghiệm và viết PHTT xảy ra. - GV giới thiệu: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen là nhiệt phân CH4 ở nhiệt  Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  14. HÓA HỌC 9 Năm học: 2020- 2021 độ cao. - Nhiệt phân CH4 ở nhiệt độ - GV chốt lại kiến thức. cao. 3. Luyện tập: (4phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh làm được một số bài tập có liên quan đến nội dung kiến thức - GV tổ chức HS hoạt động cặp nhóm hoàn thành phiếu học tập. 4. Hướng dẫn về nhà: (1phút) - Học bài, làm bài tập: 2, 3, 4, 5 SGK trang 122. - Xem trước bài 39: Benzen. PHIẾU HỌC TẬP Hãy đánh dấu (X) vào các ô em cho là có. Liên Liên Phản Phản ứng Phản Phản ứng kết đôi kết ba ứng thế cộng (làm mất ứng cháy trùng hợp màu dd brom) Metan Etilen Axetilen IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm Căn, ngày tháng năm 2021 KÍ DUYỆT  Trường THCS Phan Ngọc Hiển