Bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Tìm hiểu nội dung bài:

Câu 1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?

Trả lời: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

Câu 2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

Trả lời: Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau:

-  Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng

-  Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì.

Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.

Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.

Câu 3. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.

Trả lời: Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:

-  Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

-  Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nẩy mầm.

- Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

 

docx 7 trang Hạnh Đào 14/12/2023 3900
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_day_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_23_truong_tieu_hoc_tran_bi.docx

Nội dung text: Bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. Trường Tiểu học Trần Bình Trọng- Khối lớp 5 NỘI DUNG BÀI HỌC TUẦN 23 I. Bài đọc 1 PHÂN XỬ TÀI TÌNH Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng. Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo: - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt: - Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm. Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo: - Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa. Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất. Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo: - Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ. Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội. Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI Chú giải: - Quan án: Chức quan thời xưa chuyện lo việc điều tra và xét xử - Vãn cảnh: Đến ngắm cảnh đẹp - Biện lễ: Lo liệu, sắm sửa lễ vật - Sư sãi: Những người tu hành ở chùa nói chung - Đàn: Nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ - Chạy đàn: Nghi lễ chạy quanh đàn cúng
  2. Chia đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu bà này lấy trộm. - Đoạn 2: Đòi người làm chứng cúi đầu nhận tội. - Đoạn 3: Phần còn lại. Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Trả lời: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử. Câu 2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? Trả lời: Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau: - Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng - Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì. Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia. Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải. Câu 3. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. Trả lời: Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau: - Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật. - Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nẩy mầm. - Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình. Câu 4. Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng: a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm. b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mật. c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ. Trả lời: Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt (phương án b) Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
  3. Giọng đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thẻ hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của từng đoạn: kể, đối thoại. Đọc phân biệt các lời nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng. + Lời bẩm báo của hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức, đau khổ. + Lời quan án: ôn tồn mà đĩnh đạc, uy nghiêm. II. Bài đọc 2 Chú đi tuần Thân yêu tặng các cháu học sinh miền Nam Gió hun hút lạnh lùng Trong đêm khuya phố vắng Súng tròng tay im lặng, Chú đi tuần đêm nay Hải Phòng yên giấc ngủ say Cây rung theo gió, lá bay xuống đường Chú đi qua cổng trường Các cháu miền Nam yêu mến. Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không? Cửa đóng che gió kín, ấm áp dưới mền bông Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé! Trong đêm khuya vắng vẻ, Chú đi tuần đêm nay Nép mình dưới bóng hàng cây Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi! Rét thì mặc rét cháu ơi! Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm. Mai các cháu học hành tiến bộ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say TRẦN NGỌC
  4. Chú giải: - Học sinh miền Nam: HS là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954-1975) - Đi tuần: Đi để quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc. Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Trả lời: Người chiến sĩ đi tuần giữa đêm khuya, gió rét, mọi người đều đã yên giấc ngủ say. Câu 2. (chương trình giảm tải) Câu 3. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? Trả lời: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết: - Tình cảm: + Từ ngữ: Xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) các từ "yêu mến", "lưu luyến" + Các chi tiết: hỏi thăm "giấc ngủ có ngon không", dặn "cứ yên tâm ngủ nhé", tự nhủ tuần tra "để giữ mái ấm nơi cháu nằm". - Mong ước: thể hiện trong chi tiết: “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” Câu 4. Học thuộc lòng những câu thơ em thích. Em chủ động hoàn thành bài tập. Nội dung: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. III. Chính tả (Nhớ- viết): Cao Bằng (4 khổ thơ đầu) Sau khi qua Đèo Gió Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt đèo Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng. Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần bằng bằng xuống Đầu tiên là mận ngọt Đón môi ta dịu dàng.
  5. Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong. Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng. Trúc Thông * Bài tập chính tả: Câu 1. Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ô trống, biết rằng những tên riêng đó là: Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Bế Văn Đàn. a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù là chị b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch là anh c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mình trên cầu mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Gợi ý: Em vận dụng kiến thức trong sách vở hoặc trong thực tế để hoàn thành bài tập. Câu 2. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau: Cửa gió Tùng Chinh Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn Gió vù vù quất ngang cành bứa Trông xa xa nhập nhoè ánh lửa Vật vờ đầu súng sương sa. Cửa gió này người xưa gọi Ngã ba Cắt con suối hai chiều dâng lũ Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai hội tụ Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh. Theo ĐÀO NGUYÊN BẢO Gợi ý: Con tìm các từ ngữ chỉ địa danh có trong đoạn và viết lại cho đúng.
  6. Bài làm: Viết sai Sửa lại IV. Luyện từ và câu: * TIẾT 1: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Bài 1. Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẩu chuyện vui sau: Người lái xe đãng trí Một người đàn ông hốt hoảng gọi điện tới đồn công an: - A lô! Xin các anh đến giúp tôi ngay! Tôi đã khoá cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm vẫn đột nhập vào xe của tôi. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Thật không thể tưởng tượng nổi! Lát sau, khi hai cảnh sát vừa được phái đi thì trực ban của đồn lại nhận được một cú điện thoại: - Xin lỗi vì đã làm phiền các anh. Hoá ra tôi ngồi nhầm vào hàng ghế sau. Theo báo MỰC TÍM Gợi ý: - Con tìm câu ghép có trong câu chuyện. (Câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên là câu ghép) - Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến. . . . . .
  7. Bài 2. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống: a) Tiếng cười đem lại niềm vui cho mọi người nó còn là một liều thuốc trường sinh. b) hoa sen đẹp nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam. c) Ngày nay, trên đất nước ta, công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình. Gợi ý: Một số cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến có thể sử dụng đó là: không những mà , không chỉ mà , không những mà , không phải chỉ mà