Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Vượt thác - Năm học 2019-2020

1) Kiến thức 
Tình cảm của tác giả với cảnh vật quê hương. 
Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người. 
2) Kĩ năng 
Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. 
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Vượt thác - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_ngu_van_lop_6_bai_vuot_thac_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfVAN 6_HD_TUAN 24.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Vượt thác - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG - MÔN VĂN 6 TUẦN 24 ( 09/03/2020 đến 14/3/2020) Văn bản VƯỢT THÁC ( VÕ QUẢNG) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1) Kiến thức - Tình cảm của tác giả với cảnh vật quê hương. - Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người. 2) Kĩ năng - Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích. - II. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. - Tác giả: Võ Quảng. - Tác phẩm: Trích từ chương XI của truyện Quê nội. - Thể loại: Truyện ngắn. - 2) Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản - Bố cục: Văn bản trên được chia làm 3 phần. + Phần 1: Từ đầu thác nước -> Cảnh nhổ sào, chuẩn bị vượt nhiều thác nước. + Phần 2: Tiếp theo Cổ Cò-> Cảnh dượng Hương Thư chỉ huy thuyền vượt thác. + Phần 3: Còn lại hết-> Qua nhiều lớp núi, thuyền lại tiến tới vùng đồng ruộng phẳng lặng. - Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay theo từng chặng đường của con thuyền: + Cảnh thuyền nhổ sào bắt đầu hành trình ngược dòng sông được miêu tả một cách khoan thai.
  2. + Dòng sông rộng, chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, thuyền lướt sóng bon bon + Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước + Núi cao như đột ngột hiện ra - Cảnh vượt thác: + Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. + Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. + Chiếc sào của dượng Hương Thư dưới sức chống bị cong lại. + Nước bị cản văng bọt tứ tung,thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. + Thuyền cố lấn lên. - Ngoại hình của dượng Hương Thư: + Như một pho tượng đồng đúc. + Các bắp thịt cuồn cuộn. + Hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra. + Cặp mắt nảy lửa - Động tác của dượng Hương Thư: + Co người phóng sào. + Nhanh như cắt. + Ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ. - Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” + Thể hiện vẻ dũng mãnh. + Tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. - Hai hình ảnh được miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông: + Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.( chiêm nghiệm, chứng kiến lòng dũng cảm, trí thong minh của con người) + Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.(so sánh cây già với người già là hợp. Người già không còn trầm tư, suy tưởng về năm tháng mà vui mừng vì con cháu anh hùng, chinh phục, vượt qua thác ghềnh. Người già hòa cùng niềm vui thắng lợi, như muốn tiến bước cùng con cháu tới tương lai.) - Hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả: + Cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau: cảnh thiên nhiên rộng lớn, hung vĩ. + Làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.
  3. 3) Hoạt động 3: Tổng kết Qua bài văn , em cảm nhận như thế no về hình ảnh con người và thiên nhiên dược miêu tả trong bài? ( Học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 41) Học sinh hoàn chỉnh các yêu cầu sau: - Đọc kĩ văn bản và chú thích SGK/37-40. - Hoàn chỉnh phiếu học tập sau. PHIẾU HỌC TẬP STT Câu hỏi Phần học sinh trả lời 1 Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? . 2 Văn bản được trích ở chương mấy ? trong truyện nào? Thể loại? 3 Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền ? . 4 Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào ? 5 Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác ? 6 Nêu ý nghĩa hình ảnh dượng Hương Thư giống như ‘ một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh ’ . 7 Có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và nêu ý nghĩa của từng trường hợp ? 8 Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài ?
  4. Dặn dò: - Nhớ tên tác giả, thể loại. - Thuộc ghi nhớ SGK/41. - Soạn bài “ Buổi học cuối cùng”. Câu hỏi soạn bài: 1) Đọc kĩ văn bản và chú thích SGK/49-55. 2) Kể tóm tắt truyện. 3) Em hiểu như thế nào về tên truyện “ Buổi học cuối cùng”? 4) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? gồm có những nhân vật nào ? 5) Chú bé đã có thấy gì khác lạ trên đường đến trường? quang cảnh lớp học? không khí trong lớp học? 6) Tâm trạng của chú bé diễn ra như thế nào trong buổi học cuối cùng? 7) Nhân vật thầy giáo trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào?