Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23+24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

      Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 

   1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

¬ Kiến thức:  

-Yêu cầu của bài văn tả cảnh.

-Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.

 ¬Kĩ năng:

- Quan sát cảnh vật.

- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.

¬Thái độ: 

- Tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống con người. 

2.Năng lực: 

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

    - GV: SGK, SGV, TLTK, bài trình chiếu, …

    - HS: SGK, vở ghi, vở soạn…

docx 12 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23+24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_2324_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23+24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. TUẦN 23 - TIẾT 89,90 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:  Kiến thức: -Yêu cầu của bài văn tả cảnh. -Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. Kĩ năng: - Quan sát cảnh vật. - Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí. Thái độ: - Tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống con người. 2.Năng lực: II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, SGV, TLTK, bài trình chiếu, - HS: SGK, vở ghi, vở soạn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động (8p) Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài GV yêu cầu HS viết vào giấy 1 đoạn văn miêu tả về ngoại hình của một người thân thiết nhất với em. HS thực hiện cá nhân, cả lớp – 5p. HS trao đổi bài, đọc và nhận xét trước lớp. GV dẫn vào bài từ các sản phẩm của HS. 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 1 (37p): Phương pháp viết văn tả cảnh Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp tả cảnh GV mời 3 HS đứng tại chỗ đọc 3 đoạn văn I.Phương pháp viết văn tả cảnh trong SGK. 1.Cách viết văn tả cảnh GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận câu hỏi - Xác định đối tượng được miêu tả. (5p) - Quan sát, lựa chọn các hình ảnh tiêu Nhóm 1: Đoạn a. biểu. Nhóm 2: Đoạn b - Trình bày những điều đã quan sát Nhóm 3: Đoạn c được theo một thứ tự. Nhóm 4: Đoạn d H thảo luận nhóm và trình bày kết quả GV quan sát, gợi ý cho HS làm ? Nhân vật Hương Thư ở đoạn 1 như thế nào, tả về những hành động ra sao . HS: Dựa vào đoạn văn trả lời GV: Nhận xét, bổ sung.
  2. ? Vì sao có thể biết được đó là khúc sông có nhiều thác dữ. HS: Người vượt thác phải đem hết gân cốt, tinh thần để chiến dấu . ? Tóm lại nhờ tả về nhân vật đó bởi điều gì. HS: Nhờ tả về ngoại hình và động tác. ? Qua các đoạn văn đã tìm hiểu em hãy cho biết muốn tả cảnh cần phải thực hiện ra sao. HS: Dựa vào ghi nhớ trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. 2.Bố cục của một bài văn tả cảnh. ? Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần - Gồm 3 phần: HS: Gồm 3 phần (MB, TB, KB). +MB: Giới thiệu cảnh được tả. ? Vậy bố cục của một bài văn miêu tả có +TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết như vậy không ? Nhiệm vụ của từng phần? theo một thứ tự. HS: Dựa vào ghi nhớ trả lời. +KB: Phát biểu cảm tưởng về cảnh GV: Nhận xét, bổ sung. vật đó. - Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ. 3.Ghi nhớ (SGK) GV chốt lại ý chính. Mời HS đọc bài tập 2/47 Bài tập 2: Tả quang cảnh sân Cho hs làm việc cặp đôi 3p. trường trong giờ ra chơi. Mời 2 HS đại diện trình bày bảng, HS bên -Tả theo trình tự thời gian kết hợp dưới kiếm tra chéo kết quả. với tả theo trình tự không gian. GV nhận xét, chốt bài tập 2. - Trước và sau khi ra chơi. - Từ xa tới gần. - Các trò chơi trong lúc ra chơi ra sao. - Cảm xúc của người viết. 3.Luyện tập (40p) Mục tiêu: HS rèn luyện cách viết văn tả cảnh và xác định được bố cục bài văn tả cảnh. Mời HS đọc bài tập 1 II. Luyện tập phương pháp viết văn HS: Đọc tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh. ? Nếu tả quang cảnh lớp học trong giờ học Bài tập 1: Tả quang cảnh lớp học viết văn em sẽ miêu tả như thế nào? trong giờ viết văn. HS chia nhóm thảo luận 3p và trả lời. - Miêu tả từ ngoài vào trong. Gợi ý: - Cần miêu tả từ đâu đến đâu ? - Từ lúc trống vào lớp dến hết giờ. - Trình tự thời gian ra sao ? *Những hình ảnh cụ thể lựa chọn - Em sẽ lựa chọn những hình ảnh - Cảnh nhận đề (một vài gương tiêu biểu nào ? mặt tiêu biểu). HS: Suy nghĩ, trả lời. - Cảnh HS chăm chú làm bài GV: Nhận xét, bổ sung - GV quan sát HS làm bài. Yêu cầu HS viết phần mở bài, kết bài - Cảnh thu bài. GV nhận xét, giúp HS chỉnh sửa. - Quang cảnh bên ngoài.
  3. Bài tập 3: Lập dàn ý cho đoạn văn Mời HS đọc bài tập 3 “Biển đẹp” HS: Đọc a.Mở bài: Tên văn bản. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết dàn b.Thân bài ý vào tập ở lớp. - Cảnh sắc biển ở nhiều thời điểm ở HS thực hiện cá nhân, cả lớp 3p nhiều góc độ khác nhau. 2-3 HS lên bảng trình bày. - Buổi sáng HS khác quan sát, nhận xét - Buổi chiều (lạnh, nắng tắt sớm, GV chốt dàn bài. chiều tàn mát dịu) GV đọc một số bài văn mẫu về tả cảnh cho - Buổi trưa HS nghe - Ngày nắng, ngày mưa HS: Chú ý lắng nghe c.Kết bài Đoạn cuối Từ Biển nhiều =>tạo nên 4.Vận dụng (3p) Mục tiêu: Hướng dẫn HS vận dụng phương pháp miêu tả vào thực tế. GV gợi ý cho HS luyện viết bài văn miêu tả về 1 cảnh vật em ấn tượng trong cuộc sống (áp dụng phương pháp theo trình tự hợp lí) HS rèn luyện ở nhà. Dặn dò (2p): - Học thuộc nội dung ghi nhớ/47 - Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ. IV.RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 23 - TIẾT 91,92 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Minh Huệ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:  Kiến thức: - Trình bày được hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ. - Nhận biết sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.  Kĩ năng: - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện thành một đoạn văn ngắn. - Đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm. Thái độ:
  4. -Trân trọng tự hào, kính phục vị lãnh tụ của dân tộc. Tích hợp Giáo dục ĐĐ HCM: Giáo dục tình yêu thương vô bờ bến của Bác đối với mọi người. 2. Năng lực: Giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, giao tiếp, cảm nhận tác phẩm văn học, II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, SGV, TLTK,tranh ảnh, - HS: SGK, Vở ghi, vở soạn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động (2p) Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài. GV giới thiệu: Nói về Bác có lẽ các em đã biết rất nhiều, đặc biệt là những phẩm chất đáng qúi của Bác. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu thêm những phẩm chất đáng qúy đó thông qua bài thơ. HS chú ý lắng nghe. 2. Hình thành kiến thức (79p) Hoạt động 1(23p): Tìm hiểu chung Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm GV yêu cầu HS đọc chú thích SGK I.Tìm hiểu chung HS: Đọc 1.Tác giả ? Giới thiệu đôi nét về tác và hoàn cảnh ra - Minh Huệ tên thật là Nguyễn đời của tác phẩm? Thái, sinh năm 1927, quê ở Nghệ An. HS: Dựa vào Sgk trả lời. - Ông làm thơ từ kháng chiến chống GV nhận xét, bổ sung: Pháp. -Thời kì kháng chiến chống pháp ông còn làm cán bộ tuyên truyền 2.Tác phẩm -Thời kì hoà bình: Trưởng ty văn hoá, chủ - Bài thơ được viết năm 1950, khi tịch hội nhà văn Nghệ An. Bác Hồ trực tiếp chỉ huy mặt trận GV mời HS đọc theo hướng dẫn sau: Biên Giới . + Đọc với giọng thấp ở đoạn đầu, nhịp chậm. + Đoạn “Từ lần thứ ba thức dậy .thức luôn cùng Bác”: nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn một chút. + Khổ cuối cùng: Đọc chậm và mạnh. GV đọc mẫu một đoạn và mời HS đọc 2HS đọc tiếp cho đến hết GV lưu ý HS các chú thích trong SGK ? Em có nhận xét gì về thể thơ . HS: Suy nghĩ, trả lời.
  5. GV: Nhận xét, bổ sung 3.Thể thơ ? Bài thơ kể lại câu truyện gì? Em hãy kể Thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn) tóm tắt diễn biến câu chuyện đó? 4.Tóm tắt truyện HS: Phát biểu cá nhân Bài thơ như một câu chuyện về một HS khác nhận xét đêm không ngủ của Bác Hồ trên GV chốt ý. đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai khổ thơ đầu và cả phần sau đã làm rõ hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện: +Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch, trời mưa lâm thâm và lạnh. +Thời gian: Một đêm khuya. +Địa điểm: trong mái lều tranh xơ xác. Hoạt động 2 Đọc – hiểu văn bản Hoạt động 2.1 (20p) Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên với Bác Mục tiêu: HS hiểu được cảm nhận của anh đội viên đối với Bác GV mời HS đọc lại bài thơ và yêu cầu các II.Đọc – hiểu văn bản em cùng thảo luận nhóm với các câu hỏi 1. Cái nhìn và tâm trạng của anh đội sau: viên đối với Bác. 1. Anh đội viên thức dậy mấy lần? Tác giả - Lần thức giấc thứ nhất: miêu tả những lần thức nào? + Anh ngạc nhiên vì trời khuya mà 2.Tâm trạng và tình cảm của anh đội viên Bác vẫn ngồi trầm ngâm, xúc động thức dậy lần thứ nhất? khi thấy Bác đốt lửa, dém chăn, nhón 3. Tâm trạng và tình cảm của anh đội viên chân nhẹ nhàng thức dậy lần thứ ba? Cảm nhận đựơc sự lớn lao và gần 4. Hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của gũi của vị lãnh tụ qua hình ảnh so anh đội viên trong hai lần đó?Tìm những sánh: “Bóng Bác lửa hồng”. câu thơ nói lên tâm trạng của anh đội viên + Anh không nằm yên vì nỗi lo bề trong lần thứ ba thức dậy? bộn trong lòng: Lo sức khoẻ cho Bác. HS: Thảo luận nhóm 4 (4p), đại diện trả lời - Lần thức giấc thứ ba: HS khác nhận xét +Anh hốt hoảng, nằng nặc mời GV chốt ý và ghi bảng Bác ngủ Tình cảm của anh đội viên ? Vì sao anh lại vui sướng thức luôn cùng với Bác thật thiết tha, sâu đậm. Bác? Em có nhận xét gì về tình cảm của anh + Khi biết được tấm lòng của Bác đội viên? mênh mông anh thức luôn cùng Bác. HS trả lời cá nhân. +Tình cảm của anh cũng chính là GV chốt ý: Vì anh nhận ra tình cảm bao la tình cảm của bội đội, nhân dân đối với của Bác đối với đân công, bội đội. Bác. Hoạt động 2.2 ( 32p): Hình ảnh Bác Hồ Mục tiêu: HS cảm nhận được hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ. ? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh 2. Hình ảnh Bác Hồ: Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc - Hình dáng, tư thế: lặng yên -> trầm
  6. họa sâu đậm như thế nào? ngâm ngồi đinh ninh chòm râu GV: Gợi ý im phăng phắc. - Những lần anh đội viên thức dậy đã nhìn - Cử chỉ, hành động: đi dém chăn, đốt thấy hình dáng, tư thế của Bác được miêu lửa tả như thế nào? - Lời nói: nhẹ nhàng - Bác đã làm gì đối với bộ đội và dân công? - Lời nói và hành động của Bác thể hiện điều gì? ? Qua các chi tiết miêu tả trên, hình ảnh => Sự giản dị, gần gũi. Bác Hồ hiện lên như thế nào? => Tấm lòng thương yêu mênh mông. HS thảo luận nhóm (3p) , đại diện trình bày ý kiến. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại hình ảnh Bác Hồ. GV: Cho học sinh xem tranh ở SGK/ 46 * Tác giả Minh Huệ đã giải thích lý do Bác 3.Ý nghĩa khổ thơ cuối: không ngủ được như thế nào? - Bác không ngủ vì Bác lo việc nước (vì lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh) thương bộ đội, dân công Bác là Hồ GV: Liên hệ để thấy được tình yêu thương Chí Minh. vô bờ bến của Bác. “Bác ơi tim Bác mênh mông thế ” Tích hợp : Bác hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương của Bác đối với nhân dân (đoàn dân công ,anh bộ đội), tinh thần đồng cam cộng khổ của Bác với nhân dân. Hoạt động 3 (8p): Tổng kết Mục tiêu: HS rút ra được những nội dung cơ bản về nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ. ? Em hãy rút ra những nét nghệ thuật của III.Tổng kết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”? 1.Nghệ thuật HS: Suy nghĩ, trả lời - Sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp GV: Nhận xét, bổ sung yếu tố tự sự và miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh. - Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ kính yêu. ? Bài thơ thể hiện những ý nghĩa gì? 2.Ý nghĩa HS: Suy nghĩ, trả lời - Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu GV: Nhận xét, bổ sung thương sâu sắc, rộng lớn của bác với bộ đội và nhân dân. - Đồng thời, thể hiện tình cảm yêu GV mời HS đọc ghi nhớ SGK kính cảm phục của người chiến sĩ với
  7. HS đọc ghi nhớ. Bác. 3.Ghi nhớ SGK 3.Luyện tập (10p) Mục tiêu: HS vào vai anh chiến sĩ kể lại kỉ niệm với Bác Yêu cầu HS đọc bài tập 2 /68. III.Luyện tập ? Viết một đoạn văn ngắn bằng lời người Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn chiến sĩ kể về một kỉ niệm ở bên Bác khi đi bằng lời người chiến sĩ kể về một kỉ chiến dịch? niệm ở bên Bác khi đi chiến dịch. Gợi ý: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng, đặt mình là nhân vật anh chiến sĩ. HS: Làm bài tập theo gợi ý, đọc trình bày trước lớp. GV: Nhận xét, ghi điểm khuyến khích. 4.Tìm tòi, mở rộng (2p) Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các bài thơ về Bác. GV hướng dẫn HS về nhà tìm đọc thêm các bài thơ viết về Bác (1001 bài thơ về Bác hay ý nghĩa) HS tìm hiểu thêm ở nhà. Dặn dò (1p): - Về nhà học bài ghi, học thuộc bài thơ. - Soạn bài: Phương pháp tả người IV.RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 24 - TIẾT 93, 94 PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Kiến thức: -Trình bày được cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người Kĩ năng: - Quan sát lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả . - Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí . - Viết đoạn văn, bài văn tả người . - Trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp . Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức quan sát, lựa chọn các chi tiết thích hợp để tả một người cụ thể . 2. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác,
  8. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, SGV, TLTK, - HS: SGK, Vở ghi, vở soạn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1.Khởi động (4p) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập GV nêu câu hỏi: Trong những trường hợp nào ta cần miêu tả về người? Miêu tả như vậy nhằm mục đích gì? HS trả lời cá nhân. GV dẫn dắt vào bài. 2.Hình thành kiến thức Hoạt động 1 (41p): Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp tả người GV gọi 3 HS đọc lần lượt 3 đoạn văn I.Phương pháp viết một đoạn văn, (SGK tr59, 60, 61) bài văn tả người GV nhận xét cách đọc của từng HS 1.Đọc 3 đoạn văn (SGK, tr59->61) Gv chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một 2.Nhận xét nội dung ở phần trả lời câu hỏi (5’). a. -Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư Nhóm 1,2: câu a +Đặc điểm nổi bật là: Thân hình Nhóm 3: câu b vạm vỡ, cường tráng, kiên quyết dũng Nhóm 4: câu c cảm khi vượt thác. HS : Thảo luận nhóm và trình bày kết quả. +Từ ngữ: Như một pho tượng Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. đồng đúc GV: Nhận xét, bổ sung -Đoạn 2: Tả Cai Tứ +Đặc điểm: người gầy nhỏ khuôn mặt xảo trá, hợm hĩnh. +Từ ngữ: thấp gầy, má hóp, cặp lông mày lổm chổm, đôi mắt gian hùng. -Đoạn 3: Tả đô vật Quắn đen và ông Cả Ngũ +Đặc điểm: Quắn đen trẻ trung, có thể đánh hiểm hóc. +Từ ngữ: lăn xả vào nhau đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hiểm hóc. b. +Đoạn 1,2: Tập trung khắc họa chân dung. + Đoạn 3: Tả người gắn với công việc. c. Đoạn 3 (SGK / tr60 - 61). - Mở bài: Từ đầu=> nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về quang cảnh nơi
  9. diễn ra keo vật. - Thân bài: Tiếp theo đến bụng vậy: Miêu tả chi tiết keo vật ? Vậy muốn tả người cần có những yếu tố - Kết bài: Còn lại: Cảm nghĩ và nào ? Bố cục của bài văn tả người thường nhận xét về keo vật. có mấy phần . 3.Ghi nhớ (SGK) HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt. 3. Luyện tập (25p) Mục tiêu: Hướng dẫn HS lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả và trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí . GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 (SGK II. Luyện tập tr62) Bài tập 1: Các chi tiết tiêu biểu khi Nhóm 1,2: đề a miêu tả các đối tượng Nhóm 3,4: đề b a.Tả một em bé gái chừng 4 =>5 GV gợi ý tuổi HS thảo luận nhóm 5p -Thân hình mũm mĩm Đại diện 1 số nhóm trình bày bảng. Nhóm -Tay chân như tay chân của búp bê khác thoeo dõi, nhận xét, bổ sung. -Mái tóc đen dài GV đánh giá chung, chốt lại bài tập. -Khuôn mặt tròn -Đôi mắt đen láy -Miệng bé cười toe toét b.Tả cụ già cao tuổi (cụ ông) -Mái tóc trăng -Râu dài -Má nhăn nheo. -Mắt yếu luôn phải đeo kính. -Hai bàn tay xương xương, da có nhiều nốt đen. -Đôi chân đi lại chậm. 4.Vận dụng (19p) Mục tiêu: Hướng dẫn HS viết đoạn văn hoặc bài văn tả người, sau đó trình bày trước lớp. GV giao bài tập: Viết đoạn văn tả về người thầy/cô giáo của em khi đang giảng bài trên lớp. HS thực hiện cá nhân 5p GV mời 1 số HS đọc bài trước lớp. HS khác nhận xét, đóng góp. GV đánh giá chung, ghi điểm khuyến khích. Dặn dò (1p): - Về nhà học bài và làm bài tập 2, 3 - Ôn tập ma trận giữa kì tiết sau ôn tập. IV.RÚT KINH NGHIỆM
  10. TUẦN 24 - TIẾT 95, 96 ÔN TẬP GIỮA KÌ II I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Kiến thức: - Ôn tập kiến thức cơ bản về các phân môn Văn bản, Tiếng Việt đã học từ đầu học kì II. Kĩ năng: - Nhận diện phương thức biểu đạt của các văn bản, rút ra nội dung nghệ thuật. - Tìm được phép so sánh, kiểu so sánh, nhận biết cấu tạo và tác dụng của phép so sánh. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tự học, tự tổng hợp kiến thức. 2. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: Hướng dẫn ôn tập, một số bài tập mẫu, - HS: SGK, Vở ghi, vở soạn đề cương ôn tập III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1.Khởi động (5p) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập Gv nêu tên văn bản đã học, mời HS cho biết tên tác giả. HS trả lời cá nhân. GV dẫn dắt vào tiết ôn tập. 2.Hình thành kiến thức – Luyện tập Hoạt động 1 (40p): Văn bản Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập các văn bản đã học. GV: Trong các văn I.Văn bản bản trên, phương 1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả (trừ Bức tranh của em gái thức biểu đạt chính tôi là tự sự có kết hợp miêu tả) là gì? 2. Hoàn thành bảng thống kê HS trả lời cá nhân. ST Tên văn Tác Nội dung chính Nghệ thuật ? Văn bản nào tả T bản giả 1 Bài học Tô - Tả vẻ đẹp của dế Miêu tả loài vật sinh cảnh, văn bản nào đường đời Hoài Mèn khi vào tuổi động, kể chuyện tự tả người, văn bản đầu tiên thanh niên. nhiên, giàu tính tạo nào vừa tả cảnh - Phê phán tính cách hình. vừa tả người? kiêu căng, xốc nổi. HS phát biểu cá 2 Sông nước Đoàn - Miêu tả vẻ đẹp Giàu hình ảnh, đầy
  11. nhân. Cà Mau Giỏi vùng sông nước Cà sức sống. GV chốt Phương Mau. thức biểu đạt. 3 Vượt thác Võ - Tả cảnh vượt thác - Tả cảnh, tả người Quảng của con thuyền. sinh động. GV hướng dẫn HS - Làm nổi bật hình hoàn thành bảng ảnh người lao động thống kê nội dung 4 Bức tranh Tạ Kể chuyện về hai - Miêu tả tâm lí nhân cơ bản của các văn của em gái Duy anh em, trân trọng vật. bản. tôi Anh tình cảm trong sáng HS hoàn thành cá nhân hậu của người nhân, cả lớp. em. 5 Đêm nay Minh Thể hiện tấm lòng Tự sự dưới hình thức Bác không Huệ rộng lớn của Bác với thơ, từ ngữ giản dị, ngủ bộ đội, dân quân qua chân thực, tình cảm yêu kính của anh chiến sĩ. Hoạt động 2 (27p): Tiếng Việt Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức về phép so sánh GV giao một số bài tập: II Tiếng Việt Tìm ra phép so sánh, đưa vào mô hình 1. Các phép so sánh cấu tạo, cho biết kiểu so sánh và tác dụng - bộ lông mềm như nhung của phép so sáng trong đoạn văn: - đôi mắt chú đen, tròn như hai hòn bi ve Một người bạn thân thiết nhất với em trong - đôi mắt đen, tròn ấy lại nhắm hờ hững cuộc sống này đó chính là chú mèo nhà em, tên như đang thư giãn là Bi. Chú có tên Bi vì đôi mắt chú đen, tròn như - bộ lông của chú lại lấp lánh như dát hai hòn bi ve. Chú Bi là giống mèo tam thể, với bộ lông mềm như nhung, nổi bật ba màu trắng, vào những hạt kim tuyến nâu, đen. Em rất thích vuốt ve tấm lông của chú, 2. Mô hình: HS tự hoàn thành. mỗi khi được em vuốt, chú lại nằm im, đôi mắt 3. Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng. đen, tròn ấy lại nhắm hờ hững như đang thư 4. Tác dụng: Làm nổi bật các chi tiết giãn. Cái đuôi chú dài, lúc nào cũng ngoe nguẩy được miêu tả ở chú mèo, giúp cho việc theo từng nhịp bước chân. Bi có bốn cái chân tuy miêu tả thêm sinh động, gợi hình ảnh. không quá dài nhưng vô cùng nhanh nhẹn, dưới bàn chân là tấm nệm thịt hồng hồng để chú bước đi một cách êm ái cùng bộ vuốt sắc bén phục vụ cho công việc bắt chuột của mình. Chú mèo Bi nhà em rất thích tắm nắng, mỗi khi trời có nắng nằm ưỡn người hưởng thụ một cách say mê, khi ấy, bộ lông của chú lại lấp lánh như dát vào những hạt kim tuyến vậy. Em rất yêu quý chú mèo nhà em, em mong chú luôn khỏe mạnh để mãi là người bạn gắn bó với em. HS thảo luận nhóm 4 - 5p HS đại diện trình bày kết quả. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung GV đánh giá chung, chốt. 4.Vận dụng (15p) Mục tiêu: HS viết được đoạn văn miêu tả có sử dụng được phép so sánh GV giao nhiệm vụ: Em hãy viết 1 đoạn văn tả về con vật nuôi yêu thích. Trong đó
  12. có sử dụng được phép so sánh. Gạch chân phép so sánh đó. HS thực cá nhân, cả lớp – 5p HS đọc bài trước lớp GV đánh giá chung. 5.Tìm tòi, mở rộng (2p) Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập thêm ở nhà GV hướng dẫn HS đọc lại các văn bản đã học và tìm ra các phép so sánh có trong văn bản. HS thực hiện ở nhà. Dặn dò: (1p) - Ôn tập về văn miêu tả, tiết sau ôn tập giữa kì (tiếp theo) IV. RÚT KINH NGHIỆM