Bài dạy Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU  CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:  Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để 
thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng; cuộc sống vật chất và tinh thần 
của Hồ Chí Minh trong  những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua 
một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công. 
 2. Kỹ năng:  Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, phân tích được những chi 
tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_ngu_van_lop_8_tuan_30_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfVAN 8_HD_TUAN 30.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: NGỮ VĂN 8 TUẦN 30 (Từ ngày 20/4/2020 đến ngày 25/04/2020) Văn học: CHỦ ĐỀ 2: THƠ HỒ CHÍ MINH HOẠT ĐỘNG 1: TỨC CẢNH PÁC BÓ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng; cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI MỚI: 1 Tìm hiểu chung: a/ Tác giả: Hồ Chí Minh b/ Tác phẩm: - Xuất xứ: bài thơ ra đời vào tháng 2 / 1941 ( SGK / 28 ). - Thể loại: thơ tứ tuyệt. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. - Bố cục: Hai phần: + Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó ( 3 câu đầu). + Cảm nghĩ của Bác ( câu 4). 2. Đọc - hiểu văn bản: a/ Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó: - Sáng ra bờ suối, tối vào hang - Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. - Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng Lời thơ bình dị, vừa mang đặc điểm cổ điển truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại, nghệ thuật đối. 1
  2. => Hình ảnh con người yêu thiên nhiên và công việc cách mạng, luôn làm chủ cuộc sống trong mọi hoàn cảnh. b/ Cảm nghĩ của Bác: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Tứ thơ độc đáo, bất ngờ, pha giọng vui đùa, hóm hỉnh. => Phong thái ung dung , tự tại của Bác trong niềm vui làm cách mạng được sống hòa hợp với thiên nhiên. ( Phần bình giảng mở rộng kiến thức: Ở đây ta có thể hiểu rõ ý nghĩa cách dùng từ “sang” của Bác mang hàm ý giàu có về tinh thần của người chiến sĩ lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, luôn tìm thấy niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên để làm cách mạng.) 3. Tổng kết: Ghi nhớ - SGK / 30 III. PHẦN GIAO VIỆC CHO HỌC SINH: Hoàn thành phiếu học tập 1 qua việc chọn câu trả lời đúng nhất để trả lời câu hỏi sau: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về tâm hồn của Bác Hồ qua bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” ? A. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời. B. Yêu thiên nhiên say đắm. C. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng . D. Cả A, B, C đều sai. Văn học: CHỦ ĐỀ 2: THƠ HỒ CHÍ MINH HOẠT ĐỘNG 2: NGẮM TRĂNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Kiến thức: Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh; tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong trong hoàn cảnh ngục tù; đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. 2. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm; phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI MỚI: 1 Tìm hiểu chung: a/ Tác giả: Hồ Chí Minh b/ Tác phẩm: 2
  3. - Xuất xứ: bài thơ được viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi Bác bị vô cớ bắt giam tại Trung Quốc vào tháng 2 năm 1942 ( SGK / 37, 38 ). - Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. - Bố cục: Hai phần: + Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ ( 2 câu đầu). + Những hình ảnh đẹp của vầng trăng ( câu 4). 2. Đọc - hiểu văn bản: a/ Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ: - Trong tù không rượu cũng không hoa, - Cảnh đẹp đêm nay; khó hững hờ; Nghệ thuật đối sánh, tương phản, tự sự kết hợp với biểu cảm. => Tâm hồn yêu thiên nhiên vượt lên trên cảnh ngộ tù đày của Bác. b/ Những hình ảnh đẹp của vầng trăng: - Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, - Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nghệ thuật nhân hóa, hô ứng cân đối giữa trăng và nhà thơ => Phong thái ung dung sự hài hòa của vẻ đẹp giữa con người với thiên nhiên. 3. Tổng kết: Ghi nhớ - SGK / 38. III. PHẦN GIAO VIỆC CHO HỌC SINH: Hoàn thành phiếu học tập 2 qua việc chọn câu trả lời đúng nhất để trả lời câu hỏi sau: Nhận xét nào dưới đây đúng với hai câu thơ : “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ; Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” ? A. Dáng vẻ ung dung của người tù cách mạng. B. Người ngắm trăng và trăng cũng ngắm người. C. Đây là cuộc vượt ngục tinh thần . D. Sự bối rối của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng. HỌC SINH CHÚ Ý PHẦN GIẢM TẢI KIẾN THỨC: 3
  4. * Văn học: KHI CON TU HÚ: Khuyến khích học sinh tự đọc cả bài. * Văn học: ĐI ĐƯỜNG (Tự học có hướng dẫn ): Khuyến khích học sinh tự đọc cả bài. * Tập làm văn: Chương trình địa phương (phần tập làm văn thuyết minh): Khuyến khích học sinh tự làm cả bài. Tiếng Việt: CÂU CẢM THÁN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: nhận biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. 2. Kỹ năng: tự làm phần Luyện tập của câu cảm thán. II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI MỚI: 1/ Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến: a/ Đặc điểm hình thức: - Câu có những từ cảm thán: ôi, than ôi, trời ơi, hỡi ơi, chao ơi ( ôi), thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào. - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than. b/ Chức năng chính: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( người viết), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. 2/ Luyện tập: khuyến khích học sinh tự làm trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2, trang 44, 45 III. PHẦN GIAO VIỆC CHO HỌC SINH: Hoàn thành phiếu học tập 3 qua việc chọn câu trả lời đúng nhất để trả lời câu hỏi sau: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về chức năng của câu cảm thán? A. Trực tiếp biểu lộ cảm xúc của người nói ( người viết). B. Nêu một ý kiến cần giải đáp. C. Nhận xét, đánh giá về một đối tượng nào đó . D. Nêu một yêu cầu, đề nghị, mệnh lệnh. Tập làm văn: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ VĂN THUYẾT MINH. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 4
  5. - Kiến thức: Các phương pháp, cách viết đoạn, bài văn thuyết minh. - Kĩ năng: Tạo lập bài văn thuyết minh. II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI MỚI: Củng cố kiến thức cách làm một bài văn thuyết minh cơ bản - Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh - Thân bài: Tùy theo từng dạng đề bài và đối tượng cụ thể, người viết lần lượt mô tả vị trí, nguồn gốc, các đặc điểm tiêu biểu, lợi ích, công dụng, cách sử dụng, bảo quản của đối tượng theo trình tự nhất định. - Kết bài: Vai trò của danh lam thắng cảnh trong đời sống của con người. III. PHẦN GIAO VIỆC CHO HỌC SINH: Hoàn thành phiếu học tập 4 qua việc chọn câu trả lời đúng nhất để trả lời câu hỏi sau: Phương thức biểu đạt nào rất cần dùng kèm khi viết bài văn thuyết minh? A. Miêu tả. B. Nghị luận. C. Tự sự . D. Biểu cảm. DẶN DÒ: - Học sinh đọc kĩ và ghi lại nội dung trong các mục hướng dẫn tự học bài mới của các phần văn bản, tiếng Việt , Tập làm văn vào tập Bài học Ngữ văn. - Hoàn thành trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong 4 Phiếu học tập vào bài tập Ngữ văn. (bắt buộc) - HS có thể tự chọn 1 nội dung trong các phần Khuyến khích học sinh tự làm để hoàn thành bài ( phần này không bắt buộc) - Đọc trước các bài “ Chiếu dời đô”, câu trần thuật, câu phủ định, hành động nói. - 5