Bài dạy Toán Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

MỤC TIÊU 
- Nắm vững cách tìm dấu hiệu điều tra, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, xác định được tần số của mỗi 
giá trị. 
- Nắm vững cách lập bảng tần số, tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. 
- Nắm vững cách dựng biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ cột. 
- Nắm vững các cách chứng minh, các cách tính cạnh, cách sử dụng các định lí. 
- Nắm được các khái niệm của các dạng tam giác.
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Toán Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_toan_lop_7_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfTOAN 7_HD_TUAN 24.pdf

Nội dung text: Bài dạy Toán Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG - MÔN TOÁN 7 TUẦN 24 ( 09/03/2020 đến 14/3/2020) MỤC TIÊU - Nắm vững cách tìm dấu hiệu điều tra, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, xác định được tần số của mỗi giá trị. - Nắm vững cách lập bảng tần số, tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. - Nắm vững cách dựng biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ cột. - Nắm vững các cách chứng minh, các cách tính cạnh, cách sử dụng các định lí. - Nắm được các khái niệm của các dạng tam giác. PHẦN ĐẠI SỐ Chủ đề 6 - Hoạt động 5: Luyện tập (tt)  LUYỆN TẬP 3 Câu 1: Số học sinh xếp loại Trung bình ở mỗi lớp của một trường được ghi lại như sau: 9 9 5 3 8 6 9 8 8 9 7 5 9 8 9 7 8 3 9 5 7 8 6 7 8 10 7 10 7 6 8 6 8 9 6 a. Trường có bao nhiêu lớp? b. Dấu hiệu cần quan tâm là gì? c. Có bao nhiêu giá trị khác nhau? d. Lập bảng tần số. e. Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. Câu 2: Điểm kiểm tra 15 phút môn Văn ở lớp 7A của một trường THCS được ghi lại trong bảng sau Giá trị (x) 2 3 a 6 7 8 10 Tần số (n) 3 4 8 7 2 9 3 N = 36 a. Biết số trung bình cộng là 6. Tìm a? b. Số học sinh có điểm từ 8 trở lên chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? c. Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.  LUYỆN TẬP 4 Câu 1: Điểm kiểm tra 15 phút môn Văn của một lớp được ghi trong bảng sau: Điểm (x) 4 5 6 7 8 9 Tần số (n) 2 6 5 8 10 5 N = 36 a) Dấu hiệu ở đây là gì? b) Có bao nhiêu bạn tham gia làm bài kiểm tra? c) Có bao nhiêu bạn dưới điểm trung bình (dưới 5 điểm)? d) Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Câu 2: Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của học sinh lớp 7A được ghi lai như sau: 4 9 7 6 6 7 4 10 9 8 6 4 9 7 8 8 4 8 8 10 10 9 8 7 7 6 6 8 5 6 a) Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng của dấu hiệu. b) Tìm mốt của dấu hiệu. 1
  2. c) Số bạn đạt điểm giỏi (từ 8 điểm trở lên) chiếm bao nhiêu phần trăm?  LUYỆN TẬP 5 Câu 1: Điểm thi giải bài toán nhanh của 20 học sinh lớp 7A như sau: 6 7 4 8 9 7 5 8 9 7 10 4 9 8 6 9 10 9 7 8 b) Lập bảng tần số. c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Câu 2: Điểm kiểm tra Toán của lớp 7A được ghi lại trong bảng sau: 3 8 4 10 6 9 7 9 6 7 7 6 10 6 5 8 8 8 6 8 7 10 4 8 8 8 9 8 6 8 5 10 6 9 7 9 9 7 6 9 a) Dấu hiệu ở đây là gì? b) Tính số học sinh làm kiểm tra. c) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu. d) Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng. e) Tính mốt của dấu hiệu. f) Số điểm giỏi chiếm tỉ lệ bao nhiêu?  PHẦN HÌNH HỌC Chủ đề 3 – Hoạt động 4: Luyện tập  LUYỆN TẬP 1 Câu 1: Cho tam giác ABC có AB = 5cm; AC = 13cm; BC = 12cm. a. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác vuông. b. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Tính độ dài AM. Câu 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác của góc BAC cắt BC tại D. a. Chứng minh △ADB = △ADC b. Chứng minh BD = DC; AD  BC c. Kẻ DK  AB tại H, DE  AC tại E. Chứng minh tam giác DKE là tam giác cân tại D.  LUYỆN TẬP 2 Câu 1: Cho tam giác ABC có AC = 3cm, AB = 4cm, BC = 5cm. a/ Chứng minh tam giác ABC vuông b/ Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = 1cm. Tính độ dài đoạn thẳng BE. Câu 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ tia phân giác của góc A cắt BC tại H. a/ Chứng minh: ABH = ACH b/ Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AB = AD. Chứng minh: ACD cân. c/ Chứng minh: AH // CD  LUYỆN TẬP 3 Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A( AB = AC và < BC ) trên BC lấy D và E sao cho BD = CE, kẻ DH  AB, EK  AC H AB, K AC . a) Chứng minh: ABD ACE . b) Chứng minh: HD = KE. c) Gọi O là giao điểm của HD và KE 0ED là tam giác gì? Vì sao? 2
  3. d) Chứng minh AO là phân giác của BAC . Câu 2: Cho tam giác MNP cân tại N, trên tia đối của tia MP lấy điểm I, trên tia đối của tia PM lấy điểm K sao cho MI = PK a) Chứng minh: NMI NPK . b) Vẽ NH  MP tại H. Chứng minh: NHM NHP và HM = HP. c) NIK là tam giác gì vì sao ?  DẶN DÒ TUẦN 25: - Xem lại các bài tập đã sửa ở tuần 23. - Ôn lại các kiến thức Đại số Chương III. - Ôn lại các kiến thức Hình học Chương II. 3