Bài dạy Toán Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

 MỤC TIÊU 
- Biết khái niệm về biểu thức đại số. 
- Lấy được ví dụ về biểu thức đại số. 
- Biết tính giá trị biểu thức đại số. 
- Nắm vững các cách chứng minh, các cách tính cạnh, cách sử dụng các định lí. 
- Nắm được các khái niệm của các dạng tam giác.
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3260
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Toán Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_toan_lop_7_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfTOAN 7_HD_TUAN 25.pdf

Nội dung text: Bài dạy Toán Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - TOÁN 7 - TUẦN 25 ( Từ ngày 16/03/2020 đến 21/03/2020)  MỤC TIÊU - Biết khái niệm về biểu thức đại số. - Lấy được ví dụ về biểu thức đại số. - Biết tính giá trị biểu thức đại số. - Nắm vững các cách chứng minh, các cách tính cạnh, cách sử dụng các định lí. - Nắm được các khái niệm của các dạng tam giác.  PHẦN ĐẠI SỐ CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ BÀI 1: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ - Các số được nối với nhau bởi dấu của các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) tạo thành một biểu thức số. Ví dụ: + Các biểu thức 5 + 3 – 2 ; 12 : 6 . 2 ; 4 . 32 – 5. 6 là những biểu thức số. + Các biểu thức số sau đây lần lượt diễn tả chu vi các hình chữ nhật kích thước 3x4 (cm); 10x15 (cm); 4x7 (dm); 15x5 (m): 2 . (3 +4) (cm); 2 . (10 +15) (cm); 2 . (4 + 7) (dm); 2 . (15 +5) (m) 3 15 + Các biểu thức số sau đây lần lượt diễn tả diện tích các hình vuông có độ dài cạnh 1 cm ; dm ; 2,5 4 7 2 2 3 15 2 (m): 1 cm 2 ; dm2 ; 2,5 m2 4 7 - Các số và các chữ (đại diện cho các số) được nối với nhau bởi dấu của các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) tạo thành một biểu thức đại số. Ví dụ: + Biểu thức đại số: 2.(x + y) diễn tả chu vi mọi hình chữ nhật có 2 kích thước là x và y 1 + Biểu thức đại số: h  x y diễn tả diện tích mọi hình thang có chiều cao h, độ dài 2 đáy là x và y 2  LƯU Ý : - Để cho gọn, khi viết các biểu thức đại số, người ta thường không viết dấu nhân giữa số và chữ, cũng như giữa chữ và chữ. Ví dụ: x.x.z22 xyz 2. x y 2 x y 3.x 4.y 3x 4y - Trong một tích, các thừa số 1 và 1 thường được lược bớt như sau: 1xy xy x 1 yz2 xyz2 - Trong một tích, các thừa số là chữ được để sau thừa số là số Ví dụ: 3x 5 y 3. 5 xy 15xy BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ Ví dụ 1: Cho biểu thức đại số 2m + n, thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức ta được: 2 . 9 + 0, 5 = 18,5 Ta nói tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5 1 Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức 3xx2 5 1tại x 1và tại x 2 Tại : 3xx2 5 13.1 2 5.119 1
  2. 1 Tại x : 2 2 2 1 1 3 3xx 5 1 3. 5. 1 2 2 4 Ví dụ 3: Tính giá trị của biểu thức xy2 tại x 4và y 3 Tại và : xy2 4 2 .3 48  Nhận xét: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. BÀI TẬP Câu 1: Viết biểu thức đại số biểu thị chu vi và diện tích hình chữ nhật của một hình chữ nhật có hai kích thước x và 10x. Câu 2: Viết biểu thức đại số biểu thị chu vi và diện tích khu đất hình chữ nhật có độ dài hai cạnh liên tiếp là 12x và 8x. Câu 3: Viết biểu thức đại số biểu thị giá tiền mua 12 quyển vở giá x đồng 1 quyển, 6 quyển sách giá mỗi quyển gấp 2 lần giá mỗi quyển vở và 3 cây viết giá mỗi cây y đồng. Câu 4: Tính giá trị các biểu thức sau: 1 a) 39xx2 tại x 1và tại x 3 b) B 3 x2 y 5 xy 4 tại x 3và y 5 5x2 y 5 y 4 x c) C tại x 1và y 2 25xy d) Dp 833 tại p 3 e) E 23 q2 r tại q 2và r 1  PHẦN HÌNH HỌC Chủ đề 3 – Hoạt động 5: Luyện tập (tt)  LUYỆN TẬP 4 Câu 1: Cho ABC có AB = AC = 50 cm, BC = 10cm. a/ Chứng minh ABC vuông cân. b/ Gọi I là trung điểm AC. Tính độ dài BI. (chú ý: kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) Câu 2: Đoạn lên dốc từ A đến C dài 61m, khoảng cách AB = 60m C (hình vẽ). Tính chiều cao AC? 61m 60m B A Câu 3: Cho ΔABC cân tại A (góc A tù). Vẽ AH  BC (H ∈ BC). a) Chứng minh ΔABH = ΔACH, từ đó suy ra BAH CAH. b/ Vẽ HM  AB (M ∈ AB); HN  AC (N ∈ AC). Chứng minh: HM = HN. 2
  3.  LUYỆN TẬP 5 Câu 1: Cho tam giác ABC có AB 9 cm , AC 12 cm , BC 15 cm . Hỏi tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao? Câu 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 9cm, AC = 12cm. a. Tính độ dài BC. b. Gọi M là trung điểm của BC, trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho M là trung điểm của AD. Chứng minh rằng AMB DMC . c. Chứng minh rằng tam giác ACD vuông. Câu 3: Cho hình vẽ bên. Tính chiều dài cần cẩu AB.  LUYỆN TẬP 6 Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A, có góc B bằng 500. Tính số đo góc C; góc A Câu 2: Bạn An đi từ nhà mình (A) qua nhà bạn Bảo (B) rồi đến nhà bạn Châu (C) . Lúc trở về, An qua nhà bạn Dũng (D) rồi trở về nhà mình (hình bên). So sánh quãng đường lúc đi và quãng đường lúc về của An, quãng đường nào dài hơn. Câu 3: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. a) Chứng minh hai tam giác ABD và AEC bằng nhau b) Chứng minh AK là tia phân giác cỉa góc BAC c) Gọi I là trung điểm BC. Chứng minh: Ba điểm A, K, I thẳng hàng.  DẶN DÒ TUẦN 26: - ĐẠI SỐ: HS nên làm thêm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 26, 27; bài tập 6, 7, 8, 9 SGK trang 28, 29. - HÌNH HỌC: HS nên làm thêm các bài tập 65, 66 SGK trang 137; bài tập 70, 71, 73 SGK trang 141. - Xem lại các bài tập đã sửa ở tuần 24. - Xem phần tóm tắt Lý thuyết Đại số tuần 25. - Làm các bài tập Đại số, Hình học tuần 25. - Ôn lại các kiến thức Hình học Chương II. 3