Bài hướng dẫn môn Kể chuyện Lớp 4 - Bài: Những chú bé không chết - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

 Tranh 1: Phát xít Đức đem quân sang xâm lược Liên Xô. Đi đến đâu, chúng cướp phá, bắn giết tàn bạo. Một buổi chiều chúng bất ngờ xông vào một làng nọ, không gặp một sự chống cự nào. Nào ngờ, trời vừa tối, tiếng súng nổ ran. Bọn chúng hốt hoảng. Một tên lính hấp tấp chạy vào nói: “Bắn nhau ở cánh rừng bên kia kìa! Bắt được một tên du kích”. 

 Tranh 2: Mấy tên lính áp giải một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé độ mười ba mười bốn tuổi mặc áo sơ mi anh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi: 

– Mày là ai?  

Chú bé kiêu hãnh trả lời: 

– Tao là du kích!  

Tên sĩ quan quát mắng chú bé hỏi về đội du kích nhưng chú bé trả lời với giọng khinh bỉ: “Tao không biết!”. Rạng sáng hôm đó, chúng đem xử bắn cậu bé. 

pdf 6 trang Hạnh Đào 14/12/2023 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Kể chuyện Lớp 4 - Bài: Những chú bé không chết - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_huong_dan_mon_ke_chuyen_lop_4_bai_nhung_chu_be_khong_che.pdf

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Kể chuyện Lớp 4 - Bài: Những chú bé không chết - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG – KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN. NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT QUY-RA-XKÊ-VÍCH  NỘI DUNG CÂU CHUYỆN THEO TỪNG TRANH: ➢ Tranh 1: Phát xít Đức đem quân sang xâm lược Liên Xô. Đi đến đâu, chúng cướp phá, bắn giết tàn bạo. Một buổi chiều chúng bất ngờ xông vào một làng nọ, không gặp một sự chống cự nào. Nào ngờ, trời vừa tối, tiếng súng nổ ran. Bọn chúng hốt hoảng. Một tên lính hấp tấp chạy vào nói: “Bắn nhau ở cánh rừng bên kia kìa! Bắt được một tên du kích”. ➢ Tranh 2: Mấy tên lính áp giải một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé độ mười ba mười bốn tuổi mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi: – Mày là ai? Chú bé kiêu hãnh trả lời: – Tao là du kích! Tên sĩ quan quát mắng chú bé hỏi về đội du kích nhưng chú bé trả lời với giọng khinh bỉ: “Tao không biết!”. Rạng sáng hôm đó, chúng đem xử bắn cậu bé.
  2. ➢ Tranh 3: Đêm hôm sau, đội du kích tấn công vào chính khu vực đóng quân của bọn Đức làm kho tàng của bọn phát xít nổ tung nhưng chúng cũng bắt được một em bé. Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi em bé: – Mày là ai? Chú bé kiêu hãnh trả lời: – Tao là du kích! Tên sĩ quan không vào mắt mình nữa. Trước mắt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã hạ lệnh xử bắn đêm hôm trước. Hắn rên rỉ: – Ôi, lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ! Rồi hắn gào lên, hạ lệnh treo cổ cậu bé. ➢ Tranh 4: Sang đêm thứ ba, đội du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của bọn Đức và bắt sống tên sĩ quan đưa về khu căn cứ ở trong rừng. Khi người ta cởi khăn bịt mắt hắn ra, trước mắt hắn là một người du kích đứng tuổi và cạnh bác ta là một cậu bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống dưới chân cậu bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí: – Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này! Người phiên dịch chỉ vào bác du kích, bảo hắn: – Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy. Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất không dám ngẩng đầu lên.
  3.  NỘI DUNG TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN:
  4. NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT QUY-RA-XKÊ-VÍCH Năm ấy, phát xít Đức kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Cứ đi đến đâu thì chúng lại cướp bóc, bắn giết hết sức dã man. Lòng dân vô cùng oán hận. Một buổi chiều nọ, bọn phát xít bất ngờ xông vào một ngôi làng kia. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng chừng đã được yên thân. Nhưng trời vừa tối, bỗng có tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau: – Bắn ở đâu thế? Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói: – Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắt được một tên du kích. Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi, chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi: – Mày là ai? Chú bé kiêu hãnh trả lời: – Tao là du kích! Tên sĩ quan quát lớn: – Đội du kích của chúng mày đang ở đâu? Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ: – Tao không biết. Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn. Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ. Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi: – Mày là ai?
  5. Chú bé kiêu hãnh trả lời: – Tao là du kích! Tên sĩ quan không còn tin vào mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ: – Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ! Rồi hắn gào lên: – Treo cổ nó lên! Treo cổ! Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành. Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé. – Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này! Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật: – Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy. Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.  Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường, bất khuất, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
  6.  EM CÓ BIẾT: Tại sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”? ✓ Truyện được đặt tên là “Những chú bé không chết” là vì để thấy được sự trân trọng của tác giả trước sự hy sinh của các chiến sĩ nhỏ tuổi, những chú bé tuy là đã mất rồi nhưng hình ảnh cùng tinh thần quả cảm của các chú bé vẫn còn sống mãi trong trái tim những người còn sống. Đó cái chết cao cả, chết mà như còn sống mãi. * Ngoài tên “Những chú bé không chết”, ta còn có thể đặt tên khác cho câu chuyện như: “Những chú bé dũng cảm”, “Những con người quả cảm”, “Những người con bất tử”,