Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối - Trường tiểu học Đặng Trần Côn

Vậy thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối?

Trong bài văn miêu tả cây cối, kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả đối với cây và nêu lên ích lợi của cây.

ppt 11 trang Hạnh Đào 13/12/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối - Trường tiểu học Đặng Trần Côn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_4_bai_luyen_tap_xay_dung_ket_bai_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối - Trường tiểu học Đặng Trần Côn

  1. Trường tiểu học Đặng Trần Côn P LÀM VĂN TẬ LỚP 4/4 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
  2. Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
  3. Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao? a) Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.) b) Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.)
  4. Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao? a) Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.) Có thể dùng các câu ở đoạn a để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn a, nói lên được tình cảm của người tả đối với cây.
  5. Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao? b) Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.) Có thể dùng các câu trong đoạn văn b để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng.
  6. Vậy thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối? Trong bài văn miêu tả cây cối, kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả đối với cây và nêu lên ích lợi của cây.
  7. Bài tập 2: Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết: a) Cây đó là cây gì? b) Cây đó có ích lợi gì? c) Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
  8. Bài tập 3: Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.
  9. Thế nào rồi cũng đến ngày em phải rời xa mái trường tiểu học. Lúc đó, nhất định em sẽ đến tạm biệt gốc phượng già. Em sẽ nói không bao giờ quên phượng già, quên những kỉ niệm dưới gốc cây, học sinh chúng em đã cùng nhau ôn bài, ngồi hóng mát, chơi đùa, trò chuyện. Em sẽ hứa trở lại thăm cây phượng, thăm người bạn của thời thơ ấu.
  10. Bài tập 4: Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây: a) Cây tre ở làng quê. b) Cây tràm ở quê em. c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
  11. CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!