Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài “ Nhà ảo thuật” trả lời câu hỏi sau đây:

Câu 1. Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.)

Trả lời: Chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật vì bố của hai em đang nằm viện, mẹ lại rất cần tiền thuốc thang, hai chị em không dám xin tiền và làm phiền.

Câu 2. Hai chị em gặp và giúp nhà ảo thuật như thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.)

Trả lời: Hai chị em ra ga mua sữa, tình cờ gặp chú Lý, nhà ảo thuật tài ba. Hai chị em đã giúp chú mang nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.

Câu 3: Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.)

Trả lời: Hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp vì nhớ tới lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Câu 4: Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.)

Trả lời: Chú Lý đến nhà chơi và nhiều chuyện lạ đã xảy ra khi mọi người uống trà: Xô-phi lấy một cái bánh, lúc đặt vào đĩa lại biến thành hai cái bánh, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra từ lọ đường của mẹ và một chú thỏ ở đâu đến ngồi ngay trên chân em Mác.

Câu 5: Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 của truyện và nhận xét.)

Trả lời: Chị em Xô-phi đã được xem Chú Lý biểu diễn ảo thuật ngay tại nhà của mình rồi.

doc 6 trang Hạnh Đào 13/12/2023 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_23_truong_tieu_hoc_t.doc

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀN BÌNH TRỌNG KHỐI BA HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ (TUẦN 23) I. Bài đọc 1 Nhà ảo thuật (Sách Tiếng Việt trang 40) 1. Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền. 2. Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lý, nhà ảo thuật. Các em giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Biết hai chị em thích xem ảo thuật, chú Lý bảo các em chờ một lát. Nhưng chị em Xô-phi đã về nhà ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. 3. Thế rồi không biết hỏi thăm ai, buổi tối hôm ấy, chú Lý tìm tới nhà. Lúc đó, mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Bước vào nhà, chú nói : - Tôi đến để cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan. 4. Mẹ mời chú Lý uống trà. Chú nhận lời. Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn, cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô-phi lấy một cái bánh , đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng. Hai chị em thán phục nhìn chú Lý. Đúng là một nhà ảo thuật đại tài. Theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch) * Chú giải - Ảo thuật : nghệ thuật dùng sự khéo léo tạo ra nhiều biến hóa khiến người xem tưởng có phép lạ. - Tình cờ : bất ngờ, không biết trước, không định trước. - Chứng kiến : chính mình trông thấy. - Thán phục : đánh giá cao tài năng của người khác. - Đại tài : rất tài. Giọng đọc cả bài: Lưu ý nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ, thể hiện đúng cách nói của các nhân vật.
  2. Học sinh đọc bài “ Nhà ảo thuật” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.) Trả lời: Chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật vì bố của hai em đang nằm viện, mẹ lại rất cần tiền thuốc thang, hai chị em không dám xin tiền và làm phiền. Câu 2. Hai chị em gặp và giúp nhà ảo thuật như thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.) Trả lời: Hai chị em ra ga mua sữa, tình cờ gặp chú Lý, nhà ảo thuật tài ba. Hai chị em đã giúp chú mang nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Câu 3: Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.) Trả lời: Hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp vì nhớ tới lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. Câu 4: Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.) Trả lời: Chú Lý đến nhà chơi và nhiều chuyện lạ đã xảy ra khi mọi người uống trà: Xô-phi lấy một cái bánh, lúc đặt vào đĩa lại biến thành hai cái bánh, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra từ lọ đường của mẹ và một chú thỏ ở đâu đến ngồi ngay trên chân em Mác. Câu 5: Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 của truyện và nhận xét.) Trả lời: Chị em Xô-phi đã được xem Chú Lý biểu diễn ảo thuật ngay tại nhà của mình rồi. Nội dung bài: Câu chuyện khen ngợi hai chị em Xô-phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. II. Chính tả (Nghe - viết): Nghe nhạc (Sách Tiếng Việt trang 42) Đang chơi bi mải miết Bỗng nghe nổi nhạc đài Bé Cương dừng tay lại Chân giẫm nhịp một hai.
  3. Tiếng nhạc lên cao vút Cương lắc nhịp cái đầu Cây trước nhà cũng lắc Lá xanh va vào nhau. Tiếng nhạc dồn réo rắt Người Cương cũng rung theo Viên bi lăn trên đất Rồi nằm im, trong veo VÕ VĂN TRỰC ( Các em viết đoạn chính tả vào vở tự học ở nhà nhé!) 0 * 0 * Bài tập chính tả: (Sách Tiếng Việt trang 43) 1. Điền vào chỗ trống: a) l hay n ? - áo động, hỗn áo - béo úc ích, úc đó b) ut hay uc? - ông b , b gỗ - chim c ., hoa c . 2. Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động: a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n : - Chứa tiếng bắt đầu bằng l: . . - Chứa tiếng bắt đầu bằng n : . . .
  4. b) Chứa tiếng có vần ut hoặc uc: - Chứa tiếng có vần ut: - Chứa tiếng có vần uc: 0 * 0 III. Bài đọc (Sách Tiếng Việt trang 46) * Chú giải - Tiết mục: từng phần nhỏ của chương trình biểu diễn. - Tu bổ: sửa lại và thêm cái mới cho tốt hơn, đẹp hơn. - Mở màn: bắt đầu buổi biểu diễn nghệ thuật. - Hân hạnh: lấy làm may mắn và vui mừng. Giọng đọc cả bài: Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại; Lưu ý:cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc bản quảng cáo với giọng vui nhộn.
  5. Học sinh đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1: Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì? (Gợi ý: Em hãy đọc nội dung tờ quảng cáo, chú ý tới: tên rạp xiếc, các tiết mục hay, ) Trả lời: Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để cho nhiều người cùng biết và mua vé vào xem. Câu 2: Em thích nội dung nào trong đó? (Gợi ý: Em đọc tờ quảng cáo và chọn nội dung mình thích như: tên rạp, những tiết mục thú vị, giảm giá vé, thời gian phục vụ, ) Trả lời: Ví dụ: Trong tờ quảng cáo, em thích nhất nội dung : giảm giá vé 50% cho thiếu nhi vì như thế em có thể dễ dàng đi xem cùng các bạn trong lớp. (Giảm 50% là giảm nửa số tiền). Hoặc: Trong tờ quảng cáo, em thích nhất nội dung: phần quảng cáo những tiết mục mới vì phần này cho biết chương trình biểu diễn rất đặc sắc, nhiều tiết mục lần đầu ra mắt, có cả xiếc thú và ảo thuật là những tiết mục em rất thích. Hoặc: Thích lời mời lịch sự của rạp xiếc. Câu 3: Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)? (Gợi ý: Em chú ý tới hình ảnh, màu sắc và độ lớn của chữ, những phần được in đậm.) Trả lời: Cách trình bày quảng cáo có nhiều nét đặc biệt: - Lời văn ngắn gọn, được viết thành từng dòng riêng. - Nội dung là thông báo những điều mà mọi người đều quan tâm: nhiều tiết mục hay, rạp được tu sửa, giá vé giảm, nhiều buổi diễn trong ngày, liên hệ thuận lợi. - Cách trình bày đẹp, dùng nhiều kiểu chữ khác nhau. Nội dung quan trọng được in đậm nét. Ngoài chữ viết còn có tranh minh họa ngộ nghĩnh, lôi cuốn Câu 4: Em thường thấy các quảng cáo ở những đâu? (Gợi ý: Quảng cáo rất phổ biến, được mọi người dùng để giới thiệu sản phẩm mới, cửa hàng mới hay những chương trình giảm giá, Quảng cáo không chỉ in trên giấy mà còn được phát trên tivi hàng ngày.) Trả lời: Em thường thấy các quảng cáo ở nhiều nơi như : trên báo, tạp chí, trên màn hình vô tuyến, trong đài phát thanh, các biển quảng cáo trên đường phố, trong công viên, trong sân vận động, trong mỗi cửa hàng, cửa hiệu hay còn có người vừa bán hàng vừa dùng loa quảng cáo. Nội dung bài: Giúp các em bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo. 0 * 0
  6. IV. Chính tả (Nghe - viết): Người sáng tác Quốc ca Việt Nam (Sách Tiếng Việt trang 47) Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ. * Bài tập chính tả: 1. Điền vào chỗ trống: a) l hay n ? Buổi trưa im dim Nghìn con mắt á Bóng cũng ằm im Trong vườn êm ả HUY CẬN b) ut hay uc ? Con chim chiền chiện Bay v . v cao Lòng đầy yêu mến Kh hát ngọt ngào. HUY CẬN 2. Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau: Gợi ý: Em hãy phân biệt nghĩa của các từ và đặt câu hoàn chỉnh. a) nồi - lồi : - - no - lo : - - b) trút - trúc : - - lụt - lục : - - 0 * 0