Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Phạm Hồng Thái

** Học sinh đọc bài ““Khuất phục tên cướp biển”/ trang 66,67, SGK Tiếng Việt 4- tập 2 và trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? 

Trả lời:

- Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết:

+ Hắn quen lệ đặt tay xuống bàn quát mọi người im

+ Trừng mắt, nhìn và quát bác sĩ: “Có câm mồm không?”

+ Rút soạt dao ra, trực đâm bác sĩ Ly

Câu 2: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?

Trả lời:

Một số lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly trong bài:

- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.

Bác sĩ vẫn dõng dạc và quả quyết:

- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới

Từ những lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly khi đối mặt với tên chúa tàu ta có thể đi đến nhận xét:

Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm và dám đối đầu với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.

docx 6 trang Hạnh Đào 14/12/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_25_truong_tieu_hoc_p.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Phạm Hồng Thái

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM HỒNG THÁI - KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC TUẦN 25 Bài đọc 1: Khuất phục tên cướp biển Học sinh đọc bài: “Khuất phục tên cướp biển”/ trang 66,67, SGK Tiếng Việt 4- tập 2. Chú giải: - Bài ca man rợ: Bài ca có nội dung và âm điệu gợi cảnh tưởng dã man, tàn bạo - Nín thít: im bặt - Gườm gườm: nhìn không chớp mắt vào người nào đó với vẻ giận dữ, đe dọa - Làu bàu: nói nhỏ trong miệng tỏ vẻ bực dọc, khó chịu Nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. Hướng dẫn đọc diễn cảm Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện Đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ; lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết và đầy sức mạnh. Chia đoạn: 3đoạn - Đoạn 1: “Từ đầu .bài ca man rợ.” - Đoạn 2: “Một lần, . phiên tòa sắp tới.” - Đoạn 3: “Đoạn còn lại.” Học sinh đọc bài ““Khuất phục tên cướp biển”/ trang 66,67, SGK Tiếng Việt 4- tập 2 và trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? Trả lời: - Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết: + Hắn quen lệ đặt tay xuống bàn quát mọi người im + Trừng mắt, nhìn và quát bác sĩ: “Có câm mồm không?” + Rút soạt dao ra, trực đâm bác sĩ Ly Câu 2: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? Trả lời: Một số lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly trong bài: - Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác. Bác sĩ vẫn dõng dạc và quả quyết: - Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới
  2. Từ những lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly khi đối mặt với tên chúa tàu ta có thể đi đến nhận xét: Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm và dám đối đầu với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. Câu 3: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? Trả lời: Cặp câu trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch của bác sĩ Ly và tên cướp biển đó là: “Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị” với “Một đằng thì nhanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng”. Câu 4: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? a. Vì bác sĩ khỏe hơn tên cướp biển b. Vì bác sĩ dọa được tên cướp biển ra tòa c. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải Trả lời: Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. Đáp án đúng là: c TẬP ĐỌC: TUẦN 25 Bài đọc 2: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Học sinh đọc bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ”/ trang 71,72, SGK Tiếng Việt 4- tập 2. • Chú giải: - Tiểu đội: đơn vị nhỏ nhất trong quân đội, thường gồm từ 6 đến 12 người. Chia đoạn: 5 đoạn. Mỗi khổ thơ là một đoạn. Nội dung bài: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bị bom giật, bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Giọng đọc cả bài: Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe. Học sinh đọc, học thuộc lòng cả bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”/ SGK Tiếng Việt 4- tập 2, trang 71,72 Câu 1 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4): Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? Trả lời: Đó là những hình ảnh: - Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi; ung dung buồng lái, ta ngồi; nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính, ừ thì ướt áo; mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; chưa cần thay, lái trăm cây số nữa, bắt tay nhau qua kính vỡ rồi.
  3. Câu 2 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4): Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? Trả lời: Đó là những câu: - Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay nhau qua kính vỡ đi rồi Câu 3 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4): Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù, gợi cho em những cảm nghĩ gì? Trả lời: Gợi cho em những cảm nghĩ về những người lính cụ Hồ gan dạ, dũng cảm quyết "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói, để đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Câu 4 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4): Nêu ý nghĩa của bài thơ Trả lời: Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũng cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ dưới làn bom đạn của giặc Mĩ để tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Câu 5. HS học thuộc lòng bài thơ.
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM HỒNG THÁI - KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ TUẦN 25 Bài viết: Nghe- viết: Bài: ““Khuất phục tên cướp biển””. SGK Tiếng Việt 4- tập 2, trang 67 1. HS viết tựa bài. HS Nghe - viết, trình bày đúng đoạn viết từ: “Cơn tức giận con thú dữ nhốt chuồng.” của bài chính tả vào vở. 2. Lưu ý rèn viết các từ khó và danh từ riêng sau: rượu, rút soạt dao ra, lăm lăm, nghiêm nghị, 3. Bài tập: HS làm Bài 2a/ trang 68 SGK vào vở.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM HỒNG THÁI - KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN TUẦN 25 NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT I. Nội dung câu chuyện: (trang 70 sgk Tiếng Việt 4) Tranh 1. Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không gặp sự chống cự của du kích, Chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít nhớn nhác hỏi nhau: “Bắn ở đâu thế? ” Một tên lính hấp tấp từ ngoài chạy vào, nói: “Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắt được một tên du kích!” Tranh 2. Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi: - Mày là ai? Chú bé kiêu hãnh trả lời: - Tao là du kích! Tên sĩ quan quát: - Đội du kích của chúng mày ở đâu? Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ: - Tao không biết! Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú không nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn. Tranh 3. Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ. Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi: - Mày là ai? Chú bé kiêu hãnh trả lời: - Tao là du kích! Tên phát xít không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rền rĩ: - Ôi lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ! Rồi hắn gào lên: - Treo cổ! Treo cổ nó lên! Mệnh lệnh của hắn được thi hành ngay. Tranh 4. Sang đêm thứ ba,bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên
  6. cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí: - Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này! Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn: - Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy. Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên. II. Ý nghĩa câu chuyện Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược bảo vệ Tổ quốc.