Bài tập luyện từ và câu Lớp 2 nâng cao
3. Em đặt dấu chấm, hoặc dầu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau:
a) Cô bé vội vã ra đi
b) Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ
c) Cháu đi đâu mà vội thế
d) Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư
e) Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi
a) Cô bé vội vã ra đi
b) Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ
c) Cháu đi đâu mà vội thế
d) Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư
e) Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập luyện từ và câu Lớp 2 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_luyen_tu_va_cau_lop_2_nang_cao.pdf
Nội dung text: Bài tập luyện từ và câu Lớp 2 nâng cao
- BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 NÂNG CAO CÓ ĐÁP ÁN Họ và tên: Lớp 2 Phiếu số 1 1. Em kể tên các đồ vật phục vụ việc dạy – học có ở trong lớp học. VD: bàn học sinh, 2. “Sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào? 3. Em đặt dấu chấm, hoặc dầu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau: a) Cô bé vội vã ra đi b) Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ c) Cháu đi đâu mà vội thế d) Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư e) Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 1 1. Em quan sát kĩ các đồ vật trong lớp học của mình, rồi kể ra. Ví dụ: bàn học sình, bàn giáo viên, ghế, bảng, phan, bản đồ, sách giáo khoa, vở ghi, bút bi, bút chì, thước, tẩy, 2. – Muốn biết “sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào, em phải phân biệt được nghĩa hai từ sách và vở. (Sách: tập giấy đóng lại, có bìa bên ngoài, trong có in chữ để đọc, để học ; Vở: tập giấy trắng đóng lại, có bìa bên ngoài, dùng để viết, ghi bài học, làm bài tập). – Sau đó, em nêu sự khác nhau giữa “sách Tiếng Việt” và “vở Tiếng Việt”. Cụ thể: + “Sách Tiếng Việt”: sách giáo khoa môn Tiếng Việt + “Vở Tiếng Việt”: vở ghi môn Tiếng Việt. 3. Dấu chấm dùng để đặt cuối câu kể và tả. Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu hỏi. Từ đó, em thấy, trong 5 câu cho sẵn, hai câu c, d là câu hỏi. Dựa vào gợi ý này, em tự làm bài tập.
- Phiếu số 2 1. Em chia các từ: trâu, bò, thỏ, bàn học, giá sách, ông nội, thiếu nhi, bác sĩ, cây bàng, cây phượng, cây vú sữa, ô tô buýt, xe đạp thành 4 nhóm: – Nhóm 1: Từ chỉ người. – iNhóm 2: Từ chỉ đồ vật. – Nhóm 3: Từ chỉ con vật. – Nhóm 4: Từ chỉ cây cối. 2. Tìm từ chỉ sự vật trong các từ sau: mẹ, con, bế, ru, chăm sóc, yêu thương, hiếu thảo, ngựa gỗ, búp bê, đèn ông sao, gà, vịt, chim bồ câu, một thịt, hoà thuận. 3. Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì? để giới thiệu các thành viên trong gia đình em. M: Mẹ em là giáo viên.
- Hướng dẫn làm bàiPhiếu số 2 1. Em đọc kĩ các từ cho sẵn, rồi phân thành 4 nhóm. Ket quả như sau: – Từ chỉ người: ông nội, thiếu nhỉ, bác sĩ. –i Từ chỉ đô vật: bàn học, giá sách, ổ tô buýt, xe đạp –l Từ chỉ con vật: trâu, bò, thỏ. – Từ chỉ cây cối: các từ còn lại. 2. Trong các từ cho sẵn, ngoài các từ chỉ sự vật còn có các từ chỉ hoạt động, tỉnh chât. Em đọc kĩ các từ này và tìm các từ chỉ sự vật. Đó là các từ: mẹ, con, ngựa gỗ, búp bê, đèn ông sao, gà, vịt, chim bồ câu. 3. Em tự đặt câu.
- Phiếu số 3 Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau: Mẹ ốm bé chang đi đâu Viên bỉ cũng nghỉ, quả cầu ngồi chơi Súng nhựa bẻ cất đì rôỉ Mẹ ốm bé chẳng vòi quà Bé thương mẹ cứ đi ra, đi vào. (Theo Nguyễn Đình Kiên) 2. Trả lời câu hỏi: a) Một tuần có mấy ngày, là những ngày nào? b) Một quý có mấy tháng, là những tháng nào? c) Một năm có mấy quý, mấy tháng? Là những quý nào, tháng nào? 3. Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu, đặt dấu chấm vào cuối câu, rồi viết lại cho đúng chính tả: Đàn khỉ hăm hở lên đường được một lát, chúng ra khỏi rừng rậm, tiến vào một đồng cỏ rộng chúng dừng lại, mở hộp ra mỗi hộp đựng một con chó săn to.
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 3 1. Em đọc kĩ từng dòng thơ, chú ý tìm các từ chỉ sự vật. Đó là các từ: mẹ, bẻ, viên bi, quả cầu, súng nhựa, mẹ, bẻ, bẻ, quà, bẻ, mẹ. 2. Để trả lời được các câu hỏi, em có thể xem quyển lịch túi hoặc lịch tờ, lịch lốc treo trong nhà. Lưu ý: quý là khoảng thời gian bằng một phần tư thời gian của một năm. Dựa vào gợi ý sau đây, em tự hoàn thiện bài tập này: a) Một tuần có 7 ngày. b) Một quý có 3 tháng. Quý 1 gồm các tháng 1, 2, 3 ; quý 2 gồm các tháng 4, 5, 6 ; c) Một năm có 4 quý, có 12 tháng. 3. Đoạn văn đã ngắt câu hoàn chỉnh: Đàn khỉ hăm hở lên đường. Được một lát, chúng ra khỏi rừng rậm, tiến vào một đồng cỏ rộng. Chúng dừng lại mở hộp ra. Mỗi hộp đựng một con chó săn to.
- Phiếu số 4 1. Trong các từ in đậm trong hai câu dưới đây, từ nào là tên riêng: a) Ở Việt Nam không có tuyết, nhưng có nhiều thứ hoa đẹp như: lan, huệ, hồng, đào, mai, b) Các bạn Tuyết, Hoa, Lan, Huệ, Hồng, Mai đều đạt danh hiệu học sinh giỏi 2. Một bạn viết trên bì thư như sau. Em hãy giúp bạn viết lại cho đúng quy định viết hoa: Thân gửi bạn nguyễn việt hưng: xã an dương: huyện tân yên: tỉnh bắc giang: 3. Tìm câu kiểu Ai là gì? Trong các câu sau: a) Cô và mẹ là hai cô giáo. b) Trường của cháu đây là trường mầm non. c) Chị là con gái miền xuôi. Chị lên chăn bò sữa ở Sa Pa.
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 4 1. – Ở câu a, các từ in đậm là tên chung của sự vật, như: tuyết, hoa. Cả các từ: lan, huệ, hồng, đào, mai cũng là tên của một loài hoa. Vì các từ này không phải là tên riêng, nên không viết hoa. – Ở câu b, các từ in đậm là tên riêng của từng người. Mỗi cái tên này ứng với một cá thể, một người cụ thể. Các tên riêng này phải viết hoa. 2. Trên bì thư có 2 loại tên riêng: Tên riêng chỉ người (viết hoa:Nguyễn Việt Hưng) và tên riêng địa lí (viết hoa: An Dương, Tân Yên, Bắc Giang). . 3. Em đọc kĩ từng dòng thơ, chú ý các câu kiểu Ai là gì? Đó là các câu: a) Cô và mẹ là hai cô giáo. Trường của cháu đây là trường mầm non. b) Chị là con gái miền xuôi.
- Phiếu số 5 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a) Chị tớ là học sinh lớp 6. b) Trà Mi là cô bé có năng khiếu âm nhạc c) Ca sĩ “nhí” mà em yêu thích là bé Xuân Mai. 2. Từ câu cho sẵn dưới đây, em đặt thành các câu khác nhau: a) Em không thích trò chơi điện tử. b) Đồ chơi này không đẹp. c) Đá cầu không phải là môn thể thao em yêu thích. M: – Em không thích trò chơi điện tử đâu. – Em có thích trò chơi điện tử đậu.– Em đâu có thích trò chơi điện tử. 3. Chia các từ ngữ dưới đây thành hai nhóm: Bạn bè ; Đồ dùng học tập sách vở, sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, bạn học, bạn cùng lớp, bạn thân, bảng con, phấn viết, bút chì, bút mực, bút bi, thước kẻ, tình bạn, kết bạn. Bạn bè: Đồ dùng học tập:
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 5 1. Có thể đặt câu hỏi như sau: a) Ai là học sinh lớp 6 b) Ai là cô bé có năng khiếu âm nhạc? c) Ca sĩ “nhí” mà em yêu thích là ai? 2. Dựa vào các câu mẫu (ví dụ mẫu), em đặt câu. Ví dụ: a) – Đồ chơi này không đẹp đâu. – Đồ chơi này có đẹp đâu. – Đồ chơi này đâu có đẹp, b) – Đá cầu không phải là môn thể thao em yêu thích đâu. – Đá cầu có phải là môn thể thao em yêu thích đâu – Đá cầu đâu có phải là môn thế thao em yêu thích. 3. – Bạn bè: bạn học, bạn cung lớp, bạn thân, tình bạn, kết bạn. – Đồ dùng học tập: sách vở, sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, bảng con, phấn viết, bút chì, bút mực, bút bỉ, thước kẻ.
- Phiếu số 6 1. Tìm các từ ngữ chỉ môn học trong các từ dưới đây: học kì, học phí, năm học, góc học tập, Toán, Tiếng Việt, Tập đọc, Tập viết, Tập làm văn, bài học, bài làm, bài tập, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, học hành, học thức. 2. Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của người trong các từ dưới đây: sân trường, thầy giáo, cô giáo, môn học, kiến thức, học bài, làm bài, học hỏi, đá cầu, nhảy dây, đá bóng, giảng bài, cổng trường, lớp học, phòng học, luyện tập, trả bài, điểm danh. 3. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động của người trong bài tập 2 để điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây: a) Cô giáo lớp em đang b) Trên sân trường, các bạn nam đang còn các bạn nữ đang c) Vào đầu giờ học, thầy giáo thường học sinh.
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 6 1. Các từ ngữ chỉ môn học: Toán, Tiếng Việt, Tập đọc, Tập viết, Tập làm vãn, Tự nhiên và Xã hội, Am nhạc, Mĩ thuật. 2. Các từ ngữ chỉ hoạt động của người: học bài, làm bài, học hỏi, đả câu, nhảy dây, đả bóng, giảng bài, luyện tập, trả bài, điểm danh. 3. Các từ ngữ có thể điền vào chỗ trống trong từng câu: a) giảng bài ; b) đả cầu, nhảy dây ; c) điểm danh.
- Phiếu số 7 1. Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật trong những câu sau: a) Bọ Ve nằm yên, chờ đợi. b) Nó trèo lên thân cây, cách mặt đất một quãng. c) Bỗng nhiên, Bọ Ve khẽ co mình. d) Rồi Bọ Ve lặng yên. 2. Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp: Mẹ ốm bé chẳng đi đâu Viên bi cũng quả cầu Súng nhựa bé đi rồi Bé tiếng động nó vào nhà Mẹ ốm bé chẳng quà Bé mẹ, cứ đi ra, (Theo Nguyễn Đình Kiên) (Từ cần điền: thương, vòi, nghỉ, ngồi chơi, đi vào, cất, sợ, rơi) 3. Có thế đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong từng câu của đoạn văn sau: Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khống ỉồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hông tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sảo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống. (Vũ Tú Nam)
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 7 1. Em đọc chậm rãi từng câu, chú ý các từ ngữ chỉ hoạt động; trạng thái của con Bọ Ve. Đó là các từ ngữ: a) nằm yên, chờ đợi ; b) trèo ; c) co mình ; d) lặng yên. 2. Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền từng từ ngữ cho sẵn trong ngoặc đơn ở cuối bài thơ, nếu tạo nên câu thơ có nội dung hợp lí thì điền được. Thứ tự các từ ngữ cần điền như sau: nghỉ, ngồi chơi, cất, sợ, rơi, vòi, thương, đi vào. 3. Đoạn văn đã điền dấu phẩy hoàn chỉnh như sau: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bồng hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
- Phiếu số 8 ÔN TẬP 1. Chia các từ: hươu, nai, sóc, khỉ, gấu, voi, cây cam, cây xoài, cây na, cây bàng, cây cảnh, xe đạp, ô tô, cân cấu, tủ sách, giả sách, công nhân, bác sĩ, giảo viên, bộ đội, cán bộ thành bốn nhóm: – Từ chỉ người: – Từ chỉ đồ vật: – Từ chỉ con vật: – Từ chỉ cây cối: 2. Đặt hai câu, giới thiệu về nghề nghiệp của bố em, mẹ em hoặc người thân trong gia đình, họ hàng em. M: Bố tớ là công nhân xây dựng. 3. Khôi phục dấu phẩy trong từng câu của đoạn văn dưới đây: Kì lạ thay cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá những đài hoa bẻ tí tro ra nở trắng như mây. Hoa tàn quả xuất hiện lớn nhanh da căng mịn xanh óng ảnh rồi chín. (Sự tích cây vú sữa)
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 8 1. – Từ chỉ người: công nhân, bác sĩ, giáo viên, bộ đội, cán bộ. – Từ chỉ đô vật: xe đạp, ồ tô, cẩn cấu, tủ sách, giá sách. – Từ chỉ con vật: hươu, nai, sóc, khỉ, gấu, voi. – Từ chỉ cây cối: các từ còn lại. 2. Ví dụ: Bác tớ là cán bộ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Em tự đặt câu của mình. 3. Đoạn văn đã khôi phục dấu phẩy: Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bẻ tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện lớn nhanh da căng mịn, xanh óng ảnh rồi chín.
- Phiếu số 9 1. Tìm 5 từ ngữ chỉ đồ dùng trong gia đình, nêu tác dụng của mỗi đồ dùng đó. M: cải chảo – để rán, xào thức ăn 2. Giải câu đố sau: Ngán cho thân phận tôi không Có răng, có lưỡi mà không có mồm. Đời đời khom cái lưng tôm Giúp nhà nông việc sớm hôm chuyên cần. (Là cái gì?) 3. Tìm các từ ngữ chỉ những việc mà các bạn nhỏ đã làm trong đoạn thơ, dưới đây: Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gầu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quét đât. (Trần Đăng Khoa)
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 9 1. Dựa vào ví dụ mẫu cho sẵn, em tìm thêm 5 từ ngữ chỉ đồ dùng gia đình và nêu tác dụng của từng đồ dùng ấy. Ví dụ: nồi cơm điện, siêu đun nước, bàn là (bàn ủi), máy giặt, cái chòi. 2. Cái liềm (để gặt lúa). 3. Em đọc chậm rãi từng dòng thơ, chú ý các từ ngữ chỉ công việc mà các bạn nhỏ đã làm. Đó là các việc: chống hạn, vục mẻ miệng gầu (tát nước), bắt sâu, gánh phân.
- Phiếu số 10 1. Tìm các từ ngữ thể hiện tình cảm thương yêu giữa mẹ và con trong bài thơ sau: Bé nũng nịu mong chờ Được mẹ thơm hai má Mẹ ôm bé chặt quá Bé sung sướng cười vui Mẹ bảo bé suốt đời Là hoa thơm của mẹ. (Hoàng Thị Minh Khanh) 2. Tìm các câu kiểu Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Cô bé xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Mỗi sợi nhỏ biến thành một cành hoa. Cô bé cầm bông hoa rồi chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô. (Trích Bông hoa cúc trắng) 3. Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống? Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi [__] Gặp chị Gió, cô gọi: Chị Gió đi đâu mà vội thế [__] – Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa đây [__] Cô có muốn làm mưa không [__] – Làm mưa để làm gì hả chị [__] – Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ (Theo Nhược Thuỷ)
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 10 1. Những từ ngữ thể hiện tình cảm thương yêu giữa mẹ và con: nũng nịu, mong chờ, thơm, ôm (chặt), sung sướng, cười vui, hoa thơm của mẹ. 2. Em đọc kĩ từng câu trong đoạn văn, chú ý những câu nói về hoạt động, hành động của người, vật. Cụ thể, các câu kiểu Ai làm gì? trong đoạn văn: – Cô bé xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. – Cô bé cầm bông hoa rồi chạy như bay về nhà. – Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô. 3. Đoạn văn đã điền dấu chấm và dấu chấm hỏi: Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi. Gặp chị Gió, cô gọi: Chị Gió đi đâu mà vội thế? – Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa đây. Cô có muốn làm mưa không? – Làm mưa để làm gì hả chị? – Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ.
- Phiếu số 11 1. Điền từ thích hợp trong các từ: xuân, hạ, thu, đông vào chỗ trống: a) Tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc là mùa b) Gió bấc lạnh cắt da cắt thịt tràn về là mùa c) Hoa cúc nở vàng tươi, quả hồng đỏ mọng, quả thị thơm lừng là mùa d) Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời là mùa 2. Điền từ Nam hoặc Bắc vào chỗ trống thích hợp: a) Nói mùa khô, mửa mưa, mùa gió chướng là nói tới thời tiết, khí hậu của miền b) Nói mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông là nói tới các mùa ở miền 3. Trả lời câu hỏi sau: a) Khi nào thời tiết ở miền Bắc nóng bức, nắng như thiêu như đốt? b) Thiếu nhi rước đèn, phá cỗ, trông trăng khi nào? c) Ở nhà, em vui nhất khi nào?
- Hướng dẫn làm bài Phiếu số 11 1. Các từ càn điền như sau: a) xuân ; b) đông ; c) thu ; d) hạ. 2. Các từ cần điền như sau: a) Nam ; b) Bắc. 3. Có thể trả lời như sau: a) Vào mùa hạ (hè), thời tiết ở miền Bắc nóng bức, nắng như thiêu như đốt. b) Thiếu nhi rước đèn, phá cỗ, trông trăng vào dịp Tết Trung thu. c) Ở nhà, em vui nhất khi làm việc vặt giúp mẹ, được mẹ khen.