Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quách Văn Phẩm

Câu IV: Cho 13g hỗn hợp bột gồm Al và Cu tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H2(đktc) ( 2,5 điểm )

 1/ Viết phương trình hoá học xảy ra.

 2/ Tính khối lượng và phần trăm khối lượng của Al và Cu có trong hỗn hợp.

doc 1 trang BaiGiang.com.vn 30/03/2023 6040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quách Văn Phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_de_1_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quách Văn Phẩm

  1. PHÒNG GD& ĐT ĐẦM DƠI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2018– 2019 TRƯỜNG THCS QUÁCH VĂN PHẨM MÔN: Hóa Học 9 Đề : 01 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Điểm Nhận xét của giáo viên Họ và tên: Lớp: 9A PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4,0 điểm ) Câu I: Em hãy tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: (1,0 điểm) - Dung dịch Axít + Bazơ . + Nước - Dung dịch muối + Kim loại mới + muối mới - Dung dịch bazơ làm quì tím chuyển thành màu , phenolphtalein không màu chuyển thành màu Câu II : (3,0 điểm) Hãy khoanh tròn A hoặc B; C; D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. 1/ Một hợp chất vô cơ có thể tác dụng được với nước tạo thành dd axit, tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tan tạo thành muối. Vậy hợp chất vô cơ đó là một A - oxit bazơB – oxit axit C - axit D – bazơ 2/ Là chất lỏng sánh, không màu, nặng gần gấp 2 lần nước, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và tỏa nhiều nhiệt, là những tính chất vật lí của: A. CaO B. SO2 C. HCl D. H2SO4 3/ Cặp chất tác dụng được với nhau tạo thành muối và nước là: A. NaOH và MgCl2 B. HNO3 và Ba(OH)2 C. Ba(OH)2 và FeCl3 D. MgCl2 và AgNO3 4/ Cặp kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là: A. Na, Al B. Al, Cu C. K, Na D. Mg, K 5/ Một chất rắn là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác ( Si; Mn; S; ) trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%. Vậy chất rắn đó là A. sắtB. cacbon C. gang D. thép 6/ Kim loại sắt và nhôm đều không phản ứng được với A.dung dịch HCl và dd H2SO4 loãng B. dung dịch HCl và H2SO4 đặc nóng. C. HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội D. HNO3 loãng và dd H2SO4 loãng. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm ) Câu III: 1/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 dung dịch đựng trong 3 lọ bị mất nhãn sau: Ba(OH)2 ; HNO3 ; H2SO4 và viết các phương trình xảy ra nếu có (1,0 điểm ) 2/ Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa theo sơ đồ sau: (2,5 điểm ) 1 2 3 4 5 Al AlCl3 Al(OH)3 Al2(SO4)3 Al Al2O3 Câu IV: Cho 13g hỗn hợp bột gồm Al và Cu tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H2(đktc) ( 2,5 điểm ) 1/ Viết phương trình hoá học xảy ra. 2/ Tính khối lượng và phần trăm khối lượng của Al và Cu có trong hỗn hợp. 3/ Lấy toàn bộ lượng kim loại không tan ở trên cho vào 200ml dd AgNO3 1M sau một thời gian, lọc lấy chất rắn ra khỏi dung dịch, làm khô, cân lại thấy khối lượng tăng 20% so với khối lượng ban đầu. Hãy tính: Nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. ( Cho Al = 27 ; Cu = 64 ; O = 16; Cl = 35,5; H=1; Ag=108; N=14 ) Bài làm