Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)
Câu 3: (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám."
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 18 – 03 – 2018 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 1 trang) Câu 1: (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên. b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên. Câu 2: (5.0 điểm) HỎI Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào? Trích trong tập thơ Thư mùa đông - Hữu Thỉnh Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người mà em học được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn. Câu 3: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám." Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC: 2017 – 2018 Môn: Ngữ Văn lớp 8. Câu Đáp án Thang điểm Câu 1: ( 5 điểm) a. Thán từ: ô kìa (1.0 điểm) b. - Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. (0,5 điểm) - Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. (0,5 điểm) c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: - Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). (1.0 điểm) - Gợi nhiều liên tưởng: + Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. (0,5 điểm) + Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. (0,5 điểm) + Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. (1 điểm) Câu 2: ( 5 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng : Bài viết đúng thể loại văn nghị luận, có bố cục rõ ràng ba phần. 2. Yêu cầu về nội dung : +) Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người mà em học được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn. +) Bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người: - "Chúng tôi tôn cao nhau": tinh thần vị tha, biết đặt lợi ích của moi người lên trên lợi ích của mình, thậm chí phải hi sinh thầm lặng. (1 điểm) - "Chúng tôi làm đầy nhau": tinh thần rộng lượng biết "cho đi", biết "làm đầy" và hoàn thiện đồng loại, hoàn thiện những gì mà người khác còn thiếu về kiến thức, nhân cách (1 điểm) - "Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời": tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người. (1 điểm) - Khẳng định: Đây những bài học về lối sống đẹp, vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, bon chen, hướng tới sự khoan dung độ lượng, biết ước mơ, vươn tới, biết hòa nhập cộng đồng, cống hiến cho xã hội góp phần làm đẹp cuộc sống (1 điểm) - Ngợi ca, khẳng định, biểu dương lối sống đẹp cho cả cộng đồng, đồng thời biết phê phán lối sống vị kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, thực dụng, cơ hội, cá nhân trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. (1 điểm) Ghi điểm:
- Điểm 5 Đạt yêu cầu. Các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh. Hình thưc trình bày đúng văn bản nghị luận. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. Đúng đáp án nêu trên. Điểm 4 Đạt yêu cầu. Các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh. Hình thưc trình bày đúng văn bản nghị luận. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. Đúng đáp án nêu trên. Thiếu 1 ý phần II Điểm 3 Đạt yêu cầu. Các ý được sắp xếp chưa theo một trình tự hợp lí. Diễn đạt câu còn sai ngữ pháp, sai chính tả ( Không quá 5 lỗi ); từ ngữ giàu hình ảnh. Hình thưc trình bày chưa đúng văn bản nghị luận, thiên về văn biểu cảm.Trình bày chưa sạch đẹp, chữ viết chưa rõ ràng. Đúng đáp án, bố cục lộn xộn. Thiếu 2 ý phần II. Điểm Chưa đạt yêu cầu. Các ý được sắp xếp chưa theo một trình tự hợp lí. 2- 1 Diễn đạt câu còn sai ngữ pháp, sai chính tả ( Không quá 5 lỗi ). Hình thưc trình bày chưa đúng văn bản nghị luận.Trình bày chưa rõ ràng. Chưa đúng đáp án nêu trên. Nội dung còn chung chung không rõ cácý. Điểm 0 Không làm bài. Câu 3: (10.0 điểm) * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. * Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau 1- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. (1 điểm) 2- Thân bài: (8 điểm) a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng: (4 điểm) - Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng: • Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng) • Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng. (dẫn chứng). - Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân: • Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu. (dẫn chứng) • Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu thương con sâu sắc. (dẫn chứng) b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: ( 2 điểm) • Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh
- • Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. -> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử - một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội. c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm: ( 2 điểm) - Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người. 3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề. (1 điểm) * Lưu ý: GV căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo. Biểu điểm: 10điểm - Đủ 3 phần MB, TB, KB; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. Đúng đáp án nêu trên 9 điểm - Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết có cảm xúc. Còn mắc lỗi diễn đạt. (không quá 3 lỗi). 8 điểm - Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết có cảm xúc. Còn mắc lỗi diễn đạt. (không quá 5 lỗi). Sót 1 ý phần nêu trên 7 điểm - Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết còn hạn chế về cảm xúc. Còn mắc lỗi diễn đạt. (không quá 6 lỗi). Sót 2 ý phần nêu trên 6- 5 điểm - Chưa đảm bảo các yêu cầu, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi. . Sót 4 ý phần kiến thức nêu trên. 4-3 điểm - Chưa đảm bảo các yêu cầu, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi. Sót 5 ý lớn phần kiến thức nêu trên. Viết không rõ vấn đề. 2 -1 điểm - Chưa đảm bảo các yêu cầu, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi. Sót 6 ý lớn phần kiến thức nêu trên. Không có bố cục 3 phần. 0 điểm - Không làm bài, bỏ giấy trắng.