Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 17 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

     I. MỤC TIÊU

       Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

         1. Kiến thức: 

           - Nắm được kiến thức về quy trình thực hiện cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật.

        2. Kỹ năng: 

          - Kỹ năng thực hiện cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật.

        3. Thái độ: 

          - Nghiêm túc, yêu thích cắt, khâu.

    4. Năng lực: hình thành được năng lực sau:

           - Năng lực hoạt động nhóm, năng lực hợp tác.

           - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.

II.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

         - Mẫu vỏ gối đã hoàn thiện.

        2. Học sinh:

          - Đọc trước bài, xem lại nội dung quy trình thực hiện cắt khâu vỏ gối..

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

   1. Khởi động (1p): 

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS ôn lại quy trình cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật.

docx 18 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 17 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_17_den_24_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 17 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 Ngày soạn: 31/10/2020 Tuần 09 Tiết 17 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Nắm được kiến thức về quy trình thực hiện cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng thực hiện cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích cắt, khâu. 4. Năng lực: hình thành được năng lực sau: - Năng lực hoạt động nhóm, năng lực hợp tác. - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Mẫu vỏ gối đã hoàn thiện. 2. Học sinh: - Đọc trước bài, xem lại nội dung quy trình thực hiện cắt khâu vỏ gối III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1p): Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS ôn lại quy trình cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. 2. Hình thành kiến thức (42p): Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Ôn lại các dụng cụ cần chuẩn bị để cắt khâu vỏ gối. (12p) Mục tiêu: Nêu được các dụng cụ thực hành. - GV yêu cầu HS nhắc lại những dụng cụ cần dùng I. Chuẩn bị dụng cụ: để cắt may vỏ gối hình chữ nhật. - Vải, giấy bìa, thước, kéo, chỉ, - HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho nhau. bít chì, phấn, kim, - Gv chốt kiến thức, nhận xét kiến thức, theo dõi nhận xét bổ sung cho nhau. Hoạt động 2: Ôn lại quy trình cắt khâu vỏ gối. (30p) Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp với vó dáng và lứa tuổi. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện để cắt II. Quy trình thực hiện may vỏ gối hình chữ nhật. + Vẽ và cắt giấy các chi tiết của - HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho nhau. vỏ gối. - Yêu cầu Hs nêu được các giai đoạn chính trong + Cắt vải theo mẫu giấy. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  2. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 quy trình cắt khâu vỏ gối. + Khâu vỏ gối. - Gv chốt kiến thức, nhận xét kiến thức, theo dõi + Hoàn thiện sản phẩm. nhận xét bổ sung cho nhau. + Trang trí vỏ gối. 3. Hướng dẫn về nhà (2p): - Về nhà chuẩn bị dụng cụ cắt khâu vỏ gối để thực hành kiểm tra giữa kỳ. IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . Ngày soạn: 31/10/2020 Tuần 09 Tiết 18 KIỂM TRA GIỮA KỲ THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kĩ năng, vận dụng. - Rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập của học sinh. - Có biện pháp khắc phục cải tiến phương pháp dạy để gây hứng thú cho hs. 2. Kỹ năng: - Đánh giá khả năng vận dụng của học sinh vào thực tế. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực: - Hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Ra đề kiểm tra + thang điểm chấm bài 2. Học sinh: - Vải, chỉ, kim thiêu, bút chì, thướt, kéo. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2p) Kiểm tra dụng cụ của học sinh. 2. Hình thành kiến thức: (42p) - Đề bài kiểm tra: Hãy cắt khâu một vỏ gối áo hình chữ nhật hoàn chỉnh. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  3. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 - Đánh giá: BIỂU ĐIỂM THỰC HÀNH KT GIỮA KÌ CÔNG NGHỆ 6 Nội dung lấy điểm thực hành Điểm 1. Nội dung thực hành + Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. 1 + Hoàn thành được sản phẩm vỏ gối 3 + Đúng kích thước. 1 + Đường may đều, thẳng, đẹp. 1 + Trang trí đẹp. 1 2. Thái độ thực hành + Thực hiện nghiêm túc nội quy khi thực hành và các yêu cầu của GV. 2 3. Ý thức vệ sinh sau thực hành + Thu dọn, vệ sinh sạch sẽ bàn học và phòng học. 1 3. Hướng dẫn về nhà (1p) - Chuẩn bị bài 8 Sắp xếp nhà ở hợp lí. IV. Rút kinh nghiệm Ký duyệt của tổ Ngày soạn: 31-10-2020 Tuần: 10 Tiết: 19 Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  4. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 Bài 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở (T2) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người. - Biết được sự cần thiết của việc phân chia các khu vực sinh hoạt chung trong nhà ở và sắp xếp đồ đạc từng khu vực cho hợp lý, tạo sự thoải mái, hài lòng cho các thành viên trong gia đình. 2. Kỹ năng: Biết vận dụng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, quý nơi ở của gia đình. 3. Thái độ: Hình thành thái độ tích cực lao động, sắp xếp nơi ở, góc học tập, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, hợp lí. 4. Năng lực: Hình thành năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Tranh ảnh về nhà ở, sắp xếp trang trí nhà ở. 2. Học sinh: Đọc trước bài 8, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (1 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về cách sắp xếp nhà ở hợp lý. GV nêu vấn đề: Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạt trong nhà sao cho hợp lí và đẹp mắt. 2. Hình thành kiến thức: (38 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực (18p) Mục tiêu: Biết sắp xếp đồ đạc từng khu vực cho hợp lý, tạo sự thoải mái, hài lòng cho các thành viên trong gia đình. - GV chia HS thành 6 nhóm, cho HS thảo luận câu 2. Sắp xếp đồ đạc trong từng hỏi sau trong vòng 5 phút: khu vực hợp lý. + Đồ đạc trong gia đình bao gồm những gì? Mỗi khu vực có những đồ đạc + Đồ đạc sinh hoạt của gia đình phải sắp xếp như cần thiết và được sắp xếp hợp lí, thế nào? có tính thẩm mỹ, thể hiện được + Sắp xếp nhà ở hợp lí có tác dụng gì ? cá tính của chủ nhân sẽ tạo nên Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  5. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 - HS thảo luận và trình bày. sự thoải mái, thuận tiện trong - GV: nhận xét, bổ sung, chốt ý. mọi hoạt động. - Yêu cầu HS trả lời được: + Giường, tủ, bàn, ghế + Xe đạp, xe máy. + Dụng cụ bếp núc + Dụng cụ lao động + Đảm bảo dễ nhìn thấy, dễ lấy, dễ tìm. + Tạo môi trường sống trong nhà thoải mái thuận tiện. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho nhau. Gv chốt kiến thức, nhận xét kiến thức, theo dõi nhận xét bổ sung cho nhau. Hoạt động 2: Quan sát một số ví dụ về bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà (20p) Mục tiêu: Thấy được sự khác nhau về cách bố trí ở từng khu vực, vùng miền. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, kết 3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp hợp với kiến thức thực tế, trả lời các câu hỏi sau: đồ đạc trong nhà của Việt Nam. + Bên ngoài căn nhà hình dáng như thế nào, làm + Nhà ở nông thôn: bằng vật liệu gì ? + Nhà ở đồng bằng bắc bộ, có + Bố trí đồ đạc trong nhà ở như thế nào? hai ngôi nhà. Nhà chính và nhà + Để thích nghi với lũ lụt thì nhà ở nên bố trí các phụ khu vực như thế nào? + Nhà ở miền quê và nhà ở thành thị có đặc điểm gì? - Yêu cầu HS trả lời được: + Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít Nhà mái ngói, giường đơn, một tầng khuôn viên rộng + Cửa vào nơi tiếp khách + Bàn, bàn thờ + Hai bên giường ngủ + Góc học tập, tủ nhỏ ở góc tường + Xe đạp, xe máy + Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long : nên sử dụng đồ vật nhẹ, nổi được như các loại gỗ nhẹ, nhựa mây, tre hoặc sử dụng đồ đạc có nhiều chức năng khi cần có thể làm phao. + Nhà ở thành phố: Nhà cao tầng trong đó có phân chia danh giới rõ ròng ở các khu + Nhà ở miền núi Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  6. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 Phần sàn: Để ngủ và sinh hoạt Dưới sàn: Kho để dụng cụ lao động - Gv nhận xét chốt kiến thức. 3. Luyện tập: (5 phút) Mục tiêu: Củng cố lại cách phân chia được các khu vực trong nhà ở hợp lí. GV yêu cầu HS: Học sinh trả lời: - Phân chia các khu vực sinh hoạt trong gia đình như thế nào cho hợp lí? GV chốt lại nội dung cần lưu ý: - Phân chia các khu vực trong nhà ở 4. Hướng dẫn về nhà (1p) - Học yêu cầu sắp xếp các khu vực chính của SGK. - Chuẩn bị thực hành bìa, keo, băng dính, mô hình sắp xếp nhà hợp lý IV. Rút kinh nghiệm Ký duyệt của tổ Ngày soạn: 08-11-2020 Tuần: 11 Tiết: 21 THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở (T1) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: Củng cố và áp dụng những hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở (t1). 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tự sắp xếp chỗ ở của bản thân và gia đình. 3. Thái độ: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  7. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 Giáo dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. 4. Năng lực: Hình thành năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Mẫu mô hình cắt bằng xốp 1 phòng. - Một số tranh nhà ở sắp xếp ngăn nắp. 2. Học sinh: - Xem bài trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: Hình thành kiến thức theo nội dung bài mới. - GV nêu vấn đề: Các em đã được học phần lí thuyết sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà. Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà mới chỉ là điều kiện cần thiết điều quan trọng là làm ntn để sắp xếp hợp lí 2. Hình thành kiến thức:( 40 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Chuẩn bị (10p) Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh. - Gv: Nêu yêu cầu của bài I. CHUẨN BỊ - Gv: Phân công nội dung thực hành cho từng nhóm, Sơ đồ một số đồ đạc theo tỉ lệ sắp xếp vị trí thực hành căn phòng (h2.7) SGK. Hoạt động 2: Quy trình thực hành (30p) Mục tiêu: Nắm được quy trình thực hành. - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành II. THỰC HÀNH bảng 1: - Nội dung bảng 1. + Lưu ý: mỗi một khu vực cần phải liệt kê ít nhất 4 đồ vật. - GV: Bao quát lớp về công tác chuẩn bị và sắp xếp - Sau khi HS thực hiện xong phân nhóm cho các em cùng thảo luận rút ra được cách bố trí thuận tiện nhất. - GV: nhận xét, chỉnh sửa. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  8. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 Bảng 1 Khu vực Đồ vật Vị trí Bộ bàn ghế ở giữa phòng. Phòng Tủ + ti vi ở cạnh tường, đối diện cửa chính. khách Tranh ảnh treo trên tường. Quạt máy cạnh tủ tivi. Giường, gối, chăn, nệm, Góc tường, đối diện cửa sổ phòng. Phòng Tủ quần áo cạnh giường ngủ. ngủ Góc học tập, làm việc đối diện giường ngủ, cạnh cửa sổ. Tranh, ảnh, treo trên tường. Tủ bếp + bếp nấu cạnh góc tường. Phòng Bồn rửa bên phải tủ bếp. bếp Tủ lạnh bên trái tủ bếp. Kệ đựng gia vị treo trên tủ bếp. Bồn tắm cạnh góc tường. Phòng vệ Bồn rửa mặt cạnh bồn tắm sinh Bộ dụng cụ vệ sinh góc tường. Thùng rác góc tường. Lưu ý: HS có thể liệt kê đồ vật khác, vị trí sắp xếp khác, yêu cầu phù hợp, khoa học. 3. Hướng dẫn về nhà (3p): - Tranh ảnh sưu tầm về các vật dụng trong nhà (Bàn, ghế, giường, tủ ). - Giấy bìa, màu, bút chì, kéo, thước. IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . Ngày soạn: 08/11/2020 Tuần 11 Tiết 22 THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở (T2) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  9. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 Vận dụng sắp xếp đồ dùng sinh hoạt hợp lí trong gia đình và giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tự sắp xếp chỗ ở của bản thân và gia đình. 3. Thái độ: Giáo dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. 4. Năng lực: Hình thành năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Treo tranh về sự sắp xếp đồ đạc hợp lý ở một gia đình 2. Học sinh: - Giấy bìa, màu, bút chì, kéo, thước. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: Hình thành kiến thức theo nội dung bài mới. - GV nêu vấn đề: Các em đã được học phần lí thuyết sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà. Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà mới chỉ là điều kiện cần thiết điều quan trọng là làm như thế nào để sắp xếp hợp lí 2 Hình thành kiến thức: (40 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Chuẩn bị (5p) Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs: I. CHUẨN BỊ + Giấy bìa, màu, bút chì, kéo, thước. - Mỗi nhóm 1 tờ giấy A1 - Gv: Nêu yêu cầu của bài - Tranh ảnh các vật dụng trong - Hs: Lắng nghe nhà ( bàn, ghế, giường, bếp, dụng - Gv: Phân công nội dung thực hành cho từng cu học tập ) nhóm, sắp xếp vị trí thực hành - Thước, kéo, keo dán, bút chì. - Hs: Chia nhóm và vào vị trí thực hành của mình. Hoạt động 2: Quy trình thực hành. (10p) Mục tiêu: Nắm được các quy trình thực hành. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  10. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 - Gv hướng dẫn học sinh vẽ lại sơ đồ các khu II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH vực trong nhà ở và các đồ vật đã sắp xếp ở Học sinh vẽ lại sơ đồ các khu vực tiết trước trên giấy A4. trong nhà ở và các đồ vật. - Hs: Quan sát và lắng nghe. - Gv: Yêu cầu có thể để học sinh tuỳ ý sắp 3 xếp đồ đạc của chính các em. 1 5 2 Hoạt động 3: Thực hành (25p) 4 Mục tiêu: Vận dụng sắp xếp đồ dùng sinh hoạt hợp lí trong gia đình và giữ gìn Cửa nhà ở sạch sẽ ngăn nắp - Hs: Thực hành theo nhóm. III. THỰC HÀNH - Gv: Quan sát hướng dẫn. - Hướng dẫn HS thực hành - Gv: Theo dõi các nhóm thực hành và nhắc - KT 15 phút nhở những nhóm chưa nghiêm túc. Biểu điểm thực hành Nội dung lấy điểm kiểm tra 15p thực hành Điểm 1. Nội dung thực hành + Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. 1 + Bảng vẽ có đầy đủ 4 khu vực chính. 1 + Đồ vật phù hợp (từ 4 đồ vật trở lên cho mỗi khu vực). 2 + Vị trí đồ vật hợp lý. 2 + Trình bày đẹp, sáng tạo. 1 2. Thái độ thực hành + Thực hiện nghiêm túc nội quy khi thực hành và các yêu cầu 2 của GV. 3. Ý thức vệ sinh sau thực hành + Thu dọn, vệ sinh sạch sẽ bàn học và phòng học. 1 3. Vận dụng: (1 phút) Mỗi học sinh tự thiết kế theo mô hình đối với nhà ở của mình. 4. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Giấy bìa, màu, bút chì, kéo, thước, keo dán. IV. Rút kinh nghiệm Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  11. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 Ký duyệt của tổ Ngày soạn: 08/11/2020 Tuần 12 Tiết 23 THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở (T3) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: Vận dụng sắp xếp đồ dùng sinh hoạt hợp lí trong gia đình và giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tự sắp xếp chỗ ở của bản thân và gia đình. 3. Thái độ: Giáo dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. 4. Năng lực: Hình thành năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Treo tranh về sự sắp xếp đồ đạc hợp lý ở một gia đình 2. Học sinh: - Bảng vẽ ở tiết trước. - Giấy bìa, màu, bút chì, kéo, thước, keo dán. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  12. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 1. Khởi động: (1 phút) - Mục tiêu: Hình thành kiến thức theo nội dung bài mới. - GV nêu vấn đề: Các em đã được học phần lí thuyết sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà. Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà mới chỉ là điều kiện cần thiết điều quan trọng là làm như thế nào để sắp xếp hợp lí 2 Hình thành kiến thức: (43 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Chuẩn bị (5p) Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs I. CHUẨN BỊ - Hs: Bảng vẽ ở tiết trước, giấy bìa, màu, bút - Mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 chì, kéo, thước, keo dán. - Tranh ảnh các vật dụng trong - Gv: Nêu yêu cầu của bài nhà ( bàn, ghế, giường, bếp, dụng - Hs: Lắng nghe cu học tập ) - Gv: Phân công nội dung thực hành cho từng - Thước, kéo, keo dán, bút chì. nhóm, sắp xếp vị trí thực hành. + Mỗi nhóm chọn cho mình 1 khu vực để làm mô hình. - Hs: Chia nhóm và vào vị trí thực hành của mình. Hoạt động 2: Quy trình thực hành (8p) Mục tiêu: Nắm được các quy trình thực hành. - Gv: Hướng dẫn học sinh sắp xếp tranh ảnh II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH các đồ dùng trong nhà theo bảng vẽ của nhóm mình ở tiết trước. + Phát thảo vị trí các đồ vật trong khu vực nhóm chọn trên giấy A3. + Hướng dẫn HS làm một số mô hình các đồ vật (có thể vẽ trên giấy A3 và tô màu, trang trí). - Hs: Quan sát và lắng nghe. - Gv: Yêu cầu có thể để học sinh tuỳ ý sắp xếp đồ đạc của chính các em. Hoạt động 3: Thực hành (25p) Mục tiêu: Vận dụng sắp xếp đồ dùng sinh hoạt hợp lí trong gia đình và giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp - Hs: Thực hành theo nhóm bàn. III. THỰC HÀNH - Gv: Quan sát hướng dẫn. - Gv: Theo dõi các nhóm thực hành và nhắc Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  13. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 nhở những nhóm chưa nghiêm túc. Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm (5p) Mục tiêu: Hoàn thành sản phẩm. - Gv: gọi đại diện các nhóm thuyết trình sản IV. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM phẩm của nhóm mình. - Những nhóm làm tốt có thể ghi - Hs: Trả lời. điểm. - Gv: nhận xét bài thực hành. - Hs: Lắng nghe. 3. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Xem trước bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 08-11-2020 Tuần 12 Tiết 24 Bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP (t1) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng về: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và tác hại của nhà ở không vệ sinh. - Hiểu được lợi ích của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ và đề xuất các biện pháp để nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình. 3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức lao động có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. 4. Năng lực: - Hình thành năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh ảnh nhà ở ngăn nắp 2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (1p) Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  14. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu thế nào là nhà ở ngăn nắp. - Giới thiệu bài: Thế nào là nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ? Cần phải làm gì để giữ gìn nhà ở ngăn nắp sạch sẽ? 2. Hình thành kiến thức: (39 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và tác hại của nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh (19) Mục tiêu: Nêu được tác hại của nhà ở không vệ sinh. * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: I. I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn - GV treo tranh hình 2.8, 2.9/ SGK, yêu cầu HS quan sát nắp và trả lời các câu hỏi sau: 1. 1. Tác hại của nhà ở + Các bức tranh trên cho biết điều gì? Nhận xét quang lộn xộn, thiếu vệ sinh. cảnh bên ngoài và bên trong nhà ở thể hiện ở hình vẽ? - Ảnh hưởng đến sức + Nếu môi trường sống của chúng ta như vậy thì chúng khỏe của các thành viên ta cảm thấy như thế nào? trong gia đình. + Yêu cầu quan sát trong và ngoài lớp học đã sạch sẽ ch- - Tìm đồ vật khó khăn. ưa? Nếu lớp học sạch sẽ thì sẽ sẽ mang lại lợi ích gì, lớp - Nơi ở không được học dơ bẩn thì mang lại tác hại gì? Cần có những biện đẹp. pháp gì để giữ lớp học sạch sẽ? - Yêu cầu HS trình bày được: + Khó chịu, tìm kiếm vật gì trong nhà cũng khó khăn, môi trường bị ô nhiễm, nơi ở xấu, đồ đạc dễ bị hỏng. Đánh giá chủ ngôi nhà luộm thuộm, lười biếng. + Lớp học sạch thì mang lại không gian thoáng mát, thoải mái học tập. Lớp học dơ bẩn thì không gọn gàng, ngăn nắp, bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến học tập. + Mỗi học sinh cần có ý thức sắp xếp đồ đạc trong cặp, trên bàn học ntn, cho ngăn nắp khoa học, dễ lấy, dễ học. - HS thực hiện theo yêu cầu GV, lần lượt trả lời các câu hỏi, theo dõi, nhận xét bổ sung cho nhau. - GV nhận xét và chốt nội dung. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. (20p) Mục tiêu: Hiểu được khái niệm nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. * GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: 2. Khái niệm - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: - Nhà ở ngăn nắp, sạch + Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là như thế nào? sẽ là nhà ở có môi + Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ thường xuyên? Giữ trường sống luôn luôn gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp có tác dụng gì đến môi tr- sạch đẹp và thuận tiện, ường? khẳng định có sự chăm - Yêu cầu HS trình bày được: sóc và giữ gìn bởi bàn Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ
  15. Kế hoạch dạy học công nghệ 6 Năm học 2020 - 2021 + Giúp chúng ta có bầu không khí trong lành, thoáng tay của con người. mát, không gian rộng rãi, thoải mái sinh hoạt, ngăn ngừa một số loại vi khuẩn gây bệnh, - HS thực hiện theo yêu cầu GV, lần lượt trả lời các câu hỏi, theo dõi, nhận xét bổ sung cho nhau. - GV nhận xét và chốt nội dung. 3. Luyện tập (4p) Mục tiêu: Củng cố kiến thức giữ gìn nhà ở sach sẽ, ngăn nắp. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Đáp án: - Nhà lộn xộn, thiếu vệ sinh thì gây ra tác hại gì? - Ảnh hưởng đến sức khỏe của các - Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? thành viên trong gia đình. - Tìm đồ vật khó khăn. - Nơi ở không được đẹp. - Nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ là nhà ở có môi trường sống luôn luôn sạch đẹp và thuận tiện, khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn bởi bàn tay của con người. GV chốt lại nội dung cần lưu ý: - Tác hại của nhà ở thiếu vệ sinh - Khái niệm nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. 4. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK - Xem trước bài 10: Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp (t2). IV. Rút kinh nghiệm: Ký duyệt của tổ Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ Sinh – Hóa – Địa - Công nghệ