Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 33+34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài giảng, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

* Hệ thống hóa kiến thức cho HS: 

- Các khu vực Châu Á: Đặc điểm dân cư, xã hội, kinh tế các nước Đông Nam Á, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

- Địa lí tự nhiên Việt Nam: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm tài nguyên khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật Việt Nam

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh,  kĩ năng làm việc với hệ thống câu hỏi sgk.

- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ

3. Thái độ:

- Nghiêm túc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nội dung hướng dẫn ôn tập.

- Yêu thích học bộ môn.

4. Năng lực hình thành:

- Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

docx 13 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 33+34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tuan_3334_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 33+34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 19/04/2021 Tuần: 33 Tiết: 47 ÔN TẬP CUỐI KÌ II I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, HS có khả năng: 1. Kiến thức: * Hệ thống hóa kiến thức cho HS: - Các khu vực Châu Á: Đặc điểm dân cư, xã hội, kinh tế các nước Đông Nam Á, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - Địa lí tự nhiên Việt Nam: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm tài nguyên khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật Việt Nam 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng làm việc với hệ thống câu hỏi sgk. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ 3. Thái độ: - Nghiêm túc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nội dung hướng dẫn ôn tập. - Yêu thích học bộ môn. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nội dung hướng dẫn ôn tập cuối HKII. - Bản đồ, lược đồ có liên quan đến nội dung trọng tâm. 2. HS: Soạn trả lời 1 số nội dung trong hướng dẫn ma trận ôn tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (05’) Mục tiêu: Liên hệ được kiến thức đã học từ HKII đến giờ gồm có mấy phần và vận dụng những hiểu biết của mình tìm ra kiến thức mới.  Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với sự hiểu biết của mình: Nhắc lại chương trình Địa lí chúng ta tìm hiểu từ HKII tới thời điểm này bao gồm những nội dung nào? Để giúp các em hệ thống lại kiến thức thì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. 2. Hình thành kiến thức: (35’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển 165
  2. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS trả lời 1 số câu hỏi ôn tập, bài tập. (Cá nhân). (20’) Mục tiêu: Trình bày và giải thích được: - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm tài nguyên khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất Việt Nam. GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. GV yêu cầu HS: Dựa vào nội dung câu hỏi sau mỗi bài học, những câu hỏi nào chưa trả lời được HS nêu GV hướng dẫn trả lời:  Phân tích những lợi thế và khó (1) *Lợi thế: khăn của Việt Nam khi trở thành - Về quan hệ mậu dịch: viên của ASEAN? + Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ 1990 đến 2000 tăng 26,8%. + Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3(32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam. + Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai- xi-a. + Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử. - Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông- Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế- xã hội xóa đói giảm nghèo. - Khó khăn: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ,  Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội (2) các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào? Trường THCS Phan Ngọc Hiển 166
  3. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 Thời gian Mục tiêu của Hiệp hội - Liên kết về quân sự là chính(nhằm hạn chế ảnh hưởng 1967 xu thế xây dựng XHCN trong KV) Cuối 1970 đầu - Xu hướng hợp tác KT xuất hiện và ngày càng PT. 1980 - Giữ vững hòa bình, an ninh ổn định khu vực, xây dựng 1990 một cộng đồng hòa hợp, cùng phát triển KT. - Đoàn kết hợp tác vì một Asean hòa bình, ổn định và 12/1998 phát triển đồng đều.  Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh (3) thổ Việt Nam có những thuận lợi và - Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển khó khăn gì cho công cuộc xây dựng kinh tế toàn diện. và Tổ quốc ta hiện nay? - Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. - Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển, ) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc, )  Chứng minh rằng nước ta có (4) - Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được nguồn tài nguyên khoáng sản phong khoảng 5000 nghìn điểm quặng và tụ phú, đa dạng? khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. -Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxít(quặng nhôm).  Nêu một số nguyên nhân làm cạn (5) Nguyên nhân kiệt nhanh chóng một số tài nguyên - Quản lí lỏng lẻo. khoáng sản nước ta? - Tự do khai thác bừa bãi. HS trình bày- bổ sung. - Kĩ thuật khai thác lạc hậu. GV chốt lại nội dung kiến thức. - Thăm dò đánh giá không chính xác. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ.(Cá nhân). (15’) Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. - Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu: + Đất feralít đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên. + Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên. Trường THCS Phan Ngọc Hiển 167
  4. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 + Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên - Nhận xét. * Vẽ biểu đồ: Đất feralít đồi núi thấp Đất mùn núi cao Đất phù sa * Nhận xét: Nhóm đất feralít chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu 3 nhóm đất chính HS trình bày- bổ sung. GV chốt lại nội dung kiến thức. 3. Luyện tập: (03’) Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng vẽ biểu đồ, làm bài tập trả lời câu hỏi phần hướng dẫn ôn tập, giúp HS nắm được kiến thức trọng tâm của nội dung ôn tập. Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung GV cho HS: Tập vẽ thêm 1 số dạng biểu đồ, GV lưu ý HS cách phân tích số cách nhận xét biểu đồ; làm 1 số câu hỏi trắc liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét. GV nghiệm. treo bảng phụ cho HS làm 1 số câu HS trình bày- bổ sung. hỏi trắc nghiệm. GV chốt lại nội dung kiến thức. 4. Hướng dẫn về nhà: (02’) HS về: - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, cách nhận xét. - Soạn đầy đủ nội dung ôn tập và học bài kĩ thi HKII. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Trường THCS Phan Ngọc Hiển 168
  5. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 19/04/2021 Tuần: 33 Tiết: 48 ÔN TẬP CUỐI KÌ II (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, HS có khả năng: 1. Kiến thức: * Hệ thống hóa kiến thức cho HS: - Các khu vực Châu Á: Đặc điểm dân cư, xã hội, kinh tế các nước Đông Nam Á, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - Địa lí tự nhiên Việt Nam: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm tài nguyên khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật Việt Nam 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng làm việc với hệ thống câu hỏi sgk. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ 3. Thái độ: - Nghiêm túc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nội dung hướng dẫn ôn tập. - Yêu thích học bộ môn. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nội dung hướng dẫn ôn tập cuối HKII. - Bản đồ, lược đồ có liên quan đến nội dung trọng tâm. 2. HS: Soạn trả lời 1 số nội dung trong hướng dẫn ma trận ôn tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (05’) Mục tiêu: Liên hệ được kiến thức đã học từ HKII đến giờ gồm có mấy phần và vận dụng những hiểu biết của mình tìm ra kiến thức mới.  Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với sự hiểu biết của mình: Nhắc lại tiết trước chúng ta đã ôn được những nội dung nào? Để giúp các em hệ thống lại kiến thức thì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. 2. Hình thành kiến thức: (35’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển 169
  6. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS trả lời 1 số câu hỏi ôn tập, bài tập. (Cá nhân). (20’) Mục tiêu: Trình bày và giải thích được: - Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật Việt Nam GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. GV yêu cầu HS: Dựa vào nội dung câu hỏi sau mỗi bài học, những câu hỏi nào chưa trả lời được HS nêu GV hướng dẫn trả lời: (1) * Các điểm cực:  Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước + Cực Bắc: vĩ độ 23 023’B tại xã Lũng Cú, ta và cho biết tọa độ của chúng? huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Cực Nam: vĩ độ 8 034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Cực Đông: kinh độ 109 024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. + Cực Tây: Kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.  Chứng minh rằng khí hậu nước ta (2) * Tính chất nhiệt đới: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? - Tổng bức xạ lớn, bình 1m 2 lãnh thổ nhận được một triệu kilô calo trong 1 năm. - Cân bằng bức xạ dương quanh năm. - Số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ trong 1 năm. - Nhiệt độ trung bình năm của không khí cao đều vượt trên 210C * Tính chất gió mùa ẩm - Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió. - Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc lạnh khô, mùa Hạ có gió mùa Tây Nam và Đông Nam nóng ẩm. - Lượng mưa trung bình năm lớn đạt từ 1500- 2000mm.  Nêu đặc điểm chung của sông - Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ngòi nước ta? ẩm luôn luôn dương.  Giải thích vì sao sông ngòi nước (3) - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày Trường THCS Phan Ngọc Hiển 170
  7. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 ta lại có 2 mùa nước khác nhau rõ đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. rệt? - Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung. - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.  Giải thích vì sao phần lớn các (4) * Vì: sông ở nước ta ngắn và dốc? - Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. - Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, vì thế sông ngòi nước ta có 1 mùa lũ và 1 mùa cạn khác nhau rõ rệt. (5) *Vì: - Nước ta hẹp ngang và nằm sát biển. - Địa hình nước ta có nhiều đồi núi. Đồi núi  Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, ăn ra sát biển nên dòng chảy dốc, lũ lên rất Trung Bộ, Nam Bộ? nhanh. (6) - Sông ngòi Bắc Bộ: + Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có khí hậu có mưa theo mùa và thất thường, các sông có dạng nan quạt. + Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. + Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. - Sông ngòi Trung Bộ: + Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông từ tháng 9 đến tháng 12; lũ lên nhanh và đột ngột nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc. + Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng) - Sông ngòi Nam Bộ: + Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Trung Bộ + Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11. + Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai. + Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. Trường THCS Phan Ngọc Hiển 171
  8. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước tanhững nguồn lợi to lớn, song cũng gây nên những khói khăn không nhỏ vào mùa  Đặc điểm chung của sinh vật Việt lũ. Nam? (7) - Sinh vật Việt Nam rất phong phú: có nhiều loài, nhiều kiểu gen và nhiều hệ sinh thái. - Sinh vật Việt Nam chịu tác động của con  So sánh 3 nhóm đất chính ở nước người, nhiều hệ sinh thái rự nhiên bị tàn ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị phá, biến đổi và suy giảm. sử dụng? (8) Nhóm đất Sự phân bố Đặc tính Giá trị sử dụng Hình thành tại các Chua nghèo nàn, Khó trồng trọt. miền núi thấp nhiều sét có màu đỏ vàng. Feralít Hình thành trên đá Màu đỏ thẩm Trồng rừng và cây Bazan, đá vôi. hoặc đỏ vàng, độ công nghiệp dài phì cao. ngày. Đất mùn Vùng núi cao. Có nguồn gốc từ Đất rừng đầu nguồn núi cao đất feralít. Tập trung ở các đồng Độ phì rất cao tơi Trồng cây lương Đất bồi tụ bằng. xốp, ít chua, giàu thực, cây công phù sa mùn. nghiệp ngắn ngày. HS trình bày- bổ sung. GV chốt lại nội dung kiến thức. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ.(Cá nhân). (15’) Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, tính toán, nhận xét, giải thích GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. *Dựa vào bảng số liệu sau: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA HÀ NỘI, HUẾ, TP. HỒ CHÍ MINH Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm (mm) (mm) (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 (Nguồn: tài liệu cập nhật thông tin Địa lí, NXB Giáo dục 2014 ) - Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên?Giải thích? Trường THCS Phan Ngọc Hiển 172
  9. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 * Nhận xét - Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa cao nhất (2868mm), sau đó đến TP. Hồ Chí Minh(1931mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1676mm). - Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng. - Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1868mm), sau đó đến Hà Nội (+687mm), TP. Hồ Chí Minh (+245mm) * Giải thích - Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng Đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của dãy hội tụ nội chí tuyến, của frông lạnh. Vì thế Huế có mùa mưa Thu- Đông (Tháng 8- 11), vào thời kì mùa mưa này do bốc hơi nhỏ nên cân bằng ở Huế cao. - TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của dãy hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhiệt độ cao trong mùa khô nên bốc hơi nước cũng mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội. * Cho bảng số liệu sau đây: DIỆN TÍCH RỪNG Ở VIỆT NAM (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 2010 2018 Diện tích rừng 14,3 13.4 14,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê ) - Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha). - Nhận xét và giải thích về sự biến động của diện tích rừng Việt Nam. + Xử lí số liệu: (Đơn vị: %) Năm 1943 2010 2018 Tỉ lệ che phủ rừng 43,3 40,6 44 + Nhận xét: - Từ năm 1943 đến năm 2018 diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng(dẫn chứng) - Từ năm 1943 đến năm 2010, diện tích rừng giảm (dẫn chứng); Từ năm 2010 đến năm 2018, diện tích rừng tăng (dẫn chứng) + Giải thích : - Diện tích rừng (1943-2010) giảm là do: Chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi, quản lí lỏng lẻo - Diện tích rừng (2010-2018) tăng là do: Đẩy mạnh công tác bảo vệ và tăng cường trồng rừng mới HS trình bày- bổ sung. GV chốt lại nội dung kiến thức. 3. Luyện tập: (03’) Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng phân tích bảng số liệu, tính toán, nhận xét , giải thích , làm bài tập trả lời câu hỏi phần hướng dẫn ôn tập, giúp HS nắm được kiến thức trọng tâm của nội dung ôn tập. Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung GV cho HS: 1 số dạng bài tập phân tích GV lưu ý HS cách phân tích bảng Trường THCS Phan Ngọc Hiển 173
  10. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 bảng số liệu, tính toán, cách nhận xét; làm 1 số liệu, tính toán, cách nhận xét. số câu hỏi trắc nghiệm. GV treo bảng phụ cho HS làm 1 số HS trình bày- bổ sung. câu hỏi trắc nghiệm. GV chốt lại nội dung kiến thức. 4. Hướng dẫn về nhà: (02’) HS về: - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, cách nhận xét. - Soạn đầy đủ nội dung ôn tập và học bài kĩ thi HKII. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm căn, Ngày tháng Năm 20 Ký duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển 174
  11. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 19/04/2021 Tuần: 34 Tiết: 49 KIỂM TRA CUỐI KÌ II I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, HS có khả năng: 1. Kiến thức: * Kiểm tra lại kiến thức đã học: - Các khu vực Châu Á: Đặc điểm dân cư, xã hội, kinh tế các nước Đông Nam Á, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - Địa lí tự nhiên Việt Nam: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm tài nguyên khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật Việt Nam 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra cho HS: nhanh, gọn, sạch đẹp, đúng. 3. Thái độ: - Ý thức tự giác, làm bài nghiêm túc. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hệ thống câu hỏi đề, thiết kế đề kiểm tra. 2. HS: Chuẩn bị nội dung ôn tập, sẳn sàng cho làm bài. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: 2. Hình thành kiến thức: Trường THCS Phan Ngọc Hiển 175
  12. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC: 2020– 2021 Môn: Địa lí 8 Vận dụng (30%) Nhận biết (30%) Thông hiểu (40%) Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Trình bày - Trình bày CHÂU được một số được một số Á đặc điểm nổi đặc điểm nổi (ĐÔNG bật về Hiệp bật về Hiệp NAM Á) hội các nước hội các nước Đông Nam Á Đông Nam Á (ASEAN). (ASEAN). 20% TSĐ 10% TSĐ 10% TSĐ = 2,0 điểm = 1,0 điểm = 1,0 điểm - Trình bày - Trình bày - Nhận xét Vẽ biểu được vị trí địa và giải thích xu hướng đồ thể lí, giới hạn, được đặc khai thác hiện sản phạm vi, đặc điểm chung một số lượng điểm lãnh thổ của khí hậu loại khai thác nước ta. Việt Nam. khoáng một số - Trình bày - Trình bày sản của loại được sự khác và giải thích nước ta. khoáng nhau về chế được sự sản của độ nước, về khác nhau nước ta. ĐỊA LÍ mùa lũ của về chế độ TỰ sông ngòi nước, về NHIÊN Bắc Bộ, mùa lũ của VIỆT Trung Bộ và sông ngòi NAM Nam Bộ. Biết Bắc Bộ, một số hệ Trung Bộ và thống sông Nam Bộ. lớn ở nước ta. - Trình bày được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. 80% TSĐ 18,5% 18,5% 25% TSĐ 38% TSĐ = 8,0 điểm TSĐ TSĐ = 2,0 điểm = 3,0 điểm = 1,5điểm = 1,5 điểm Trường THCS Phan Ngọc Hiển 176
  13. Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí 8 Năm học 2020-2021 TSĐ: 10 Tổng số 3,0 điểm 4,0 điểm 3,0 điểm câu: 12 30% 40% 30% 6 câu 4 câu 2 câu 3. Luyện tập: 4. Hướng dẫn về nhà: IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm căn, Ngày tháng Năm 20 Ký duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển 177