Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 1+2 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

Bài 1 : XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I. Mục tiêu :

           Giúp học sinh :   -  Làm quen, tiếp xúc tranh vẽ của thiếu nhi.

- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

             *Học sinh khá giỏi:Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.

           - Giúp HS Biết được những trò chơi có lợi, tránh những trò chơi không tốt.

II. Chuẩn bị :

           Giáo viên :   - Một số tranh, thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (Ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại,...)

           Học sinh :   - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.

III. Các hoạt động dạy – học :
doc 26 trang BaiGiang.com.vn 30/03/2023 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 1+2 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_1_den_5_tuan_12_nam_hoc_2017_2018_phan.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 1+2 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

  1. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa TUẦN : 1 ( Từ ngày 11 tháng 09 năm 2017 đến ngày 15 tháng 09 năm2017 ) Thứ Lớp Tiết Môn Tiết Tên bài dạy thời ngày PPCT lượng tiết dạy 4C 2 Kĩ thuật 1 Vật liệu , dụng cụ cắt, khâu thêu 35 phút Hai 5C 3 Kĩ thuật 1 (T1) 35 phút 3C 4 Thủ công 1 Đính khuy hai lỗ (T1) 35 phút 1C 1 Thủ công 1 Gấp tàu thủy hai ống khói (T1) 35 phút Giới thiệu một số loại giấy bìa vàdụng 5C 3 Mĩ thuật 1 35 phút cụ học tập (Tập)xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ 5B 1 Mĩ thuật 1 (Tập)xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ 35 phút 3B 2 Mĩ thuật 1 (Tập)Xem tranh thiếu nhi( đề tài mơi 35 phút trường) Ba 4A 3 Mĩ thuật 1 35 phút (Tập pha)Màu sắc và cách pha 4B 4 Mĩ thuật 1 35 phút màu 2B 5 Mĩ thuật 1 35 phút (Tập)Vẽ đậm – vẽ nhạt Tư 1D 1 Mĩ thuật 1 Xem tranh thiếu nhi vui chơi 35 phút 2D 2 Mĩ thuật 1 (Tập)Vẽ đậm – vẽ nhạt 35 phút NĂM 3D 3 Mĩ thuật 1 Tập)Xem tranh thiếu nhi( đề tài môi 35 phút 4D 4 Mĩ thuật 1 trường) 35 phút (Tập pha)Màu sắc và cách pha màu Sáu 5A 1 Mĩ thuật 1 (Tập)xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ 35 phút 2A 2 Mĩ thuật 1 (Tập)Vẽ đậm – vẽ nhạt 35 phút 1A 3 Mĩ thuật 1 Xem tranh thiếu nhi vui chơi 35 phút 3A 4 Mĩ thuật 1 Tập)Xem tranh thiếu nhi( đề tài môi 35 phút trường) 1B 5 Mĩ thuật 1 35 phút Xem tranh thiếu nhi vui chơi Bảy Đất Mũi, ngày 11 tháng 09năm 2017 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Phan Thị Mai Hoà Trang1
  2. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa Từ ngày 11/09/2017 đến ngày 15/09/2017 Bài 1 : XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I. Mục tiêu : Giúp học sinh : - Làm quen, tiếp xúc tranh vẽ của thiếu nhi. - Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. *Học sinh khá giỏi:Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh. - Giúp HS Biết được những trò chơi có lợi, tránh những trò chơi không tốt. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Một số tranh, thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (Ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại, ) Học sinh : - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. III. Các hoạt động dạy – học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra :(3 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng cho học sinh nhắc lại. a)Hoạt động 1:Giới thiệu tranh thiếu nhi vui chơi.(10 phút) Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở - Học sinh sát tranh và trả lời các câu trường, ở nhà và ở các nơi khác. hỏi. Giáo viên nhấn mạnh : Đề tài vui chơi rất rộng. Phong phú và hấp dẫn người vẽ.Chúng ta cùng xem tranh của các bạn. - Cho học sinh xem tranh và đặt câu hỏi : + Bức tranh thứ nhất này vẽ những gì? + Các bạn đang chơi nhảy dây, đá cầu, + Nhìn vào bức tranh các em thấy các Trang2
  3. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa bạn đang vui chơi ở đâu. rượt đuổi nhau, - Giáo viên chốt lại : Đây là bức tranh + Ở sân trường. vẽ cảnh các bạn đang vui chơi ở sân trường trong giờ ra chơi. - Học sinh lắng nghe. + Ở bức tranh thứ hai này có những hình ảnh nào? + Trong bức tranh có nhiều người + Người đang chơi bơi lội dưới nước, không. người ngồi chơi trên bờ, có cây dừa, + Màu sắc trong tranh có những màu biển. gì? + Nhiều. - Giáo viên khen ngợi và chốt lại : + Nước màu xanh, cây màu xanh lá và Bức tranh vẽ cảnh trên một bãi biển trên bờ có màu vàng. có khách du lịch nên rất đông người. Nước biển được các bạn tô màu xanh - Hs chú ý biển, lá cây dừa màu xanh lá, thân cây dừa màu nâu, bờ biển là cát nên các bạn tô màu vàng nhạt. + Các em hãy nhìn bức tranh thứ ba và cho cô biết hình ảnh nào trong tranh ta thấy rõ nhất? + Người đang bơi thuyền + Ngoài ra còn hình ảnh nào khác nữa? + Trong tranh có những màu nào? + Có cờ, rất nhiều người. Màu nào được vẽ nhiều hơn? Màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu - Giáo viên chốt lại : Bức tranh thứ ba vàng được vẽ nhiều hơn. vẽ cảnh lễ hội đua thuyền những hình Học sinh lắng nghe ảnh cho ta thấy rõ nhất là hình ảnh chính, trong bức tranh là cảnh đua thuyền, ngoài ra còn có những hình ảnh khác để bức tranh sinh động hơn. b) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh.(17 phút) Giáo viên treo tranh mẫu có chủ đề Học sinh tự trả lời vui chơi hoặc hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong vở tập vẽ học sinh và đặt câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dung các bức tranh. -Giáo viên treo tranh và cho học sinh Học sinh lắng nghe quan sát. Trang3
  4. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa TUẦN : 2 ( Từ ngày 18 tháng 09 năm 2017 đến ngày 22tháng 09 năm2017 ) Thứ Lớp Tiết Môn Tiết Tên bài dạy Ghi rõ ngày PPCT thời lượng tiết dạy 4C 2 Kĩ thuật 2 Vật liễu , dụng cụ cắt, khâu thêu (T2) 35 phút Hai 5C 3 Kĩ thuật 2 Đính khuy hai lỗ (T2) 35 phút 3C 4 Thủ công 2 Gấp tàu thủy hai ống khói (T2) 35 phút 1C 1 Thủ công 2 Xé dán ,hình chữ nhật 35 phút 5C 3 Mĩ thuật 2 Màu sắc trong trang trí 35 phút 5B 1 Mĩ thuật 2 Màu sắc trong trang trí 35 phút 3B 2 Mĩ thuật 2 Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm 35 phút Ba 4A 3 Mĩ thuật 2 Vẽ hoa, lá 35 phút 4B 4 Mĩ thuật 2 Vẽ hoa, lá 35 phút 2B 5 Mĩ thuật 2 Xem tranh thiếu nhi 35 phút Tư 1D 1 Mĩ thuật 2 Tập Vẽ nét thẳng 35 phút 2D 2 Mĩ thuật 2 Xem tranh thiếu nhi 35 phút NĂM 3D 3 Mĩ thuật 2 Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường 35 phút 4D 4 Mĩ thuật 2 diềm 35 phút Vẽ hoa,lá Sáu 5A 1 Mĩ thuật 2 Màu sắc trong trang trí 35 phút 2A 2 Mĩ thuật 2 Xem tranh thiếu nhi 35 phút 1A 3 Mĩ thuật 2 Tập Vẽ nét thẳng 35 phút 3A 4 Mĩ thuật 2 Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm 35 phút 1B 5 Mĩ thuật 2 Tập Vẽ nét thẳng 35 phút Bảy Đất Mũi, ngày 11tháng 09năm 2017 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Phan Thị Mai Hoà Trang14
  5. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa Từ ngày 18 /09 /2017 đến ngày 22/09/2017 Bài 2 : VẼ NÉT THẲNG I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận biết được một số loại nét thẳng. - Học sinh biết cách vẽ nét thẳng. - Học sinh tập vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo hình đơn giản . * HS khá giỏi: Phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo thành hình vẽ có nội dung. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Một số tranh vẽ các nét thẳng. - Một số bài vẽ minh họa. Học sinh : - Vỡ tập vẽ, bút chì, gôm, màu. III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra : (2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và cho học sinh nhắc lại. a) Hoạt động 1: Giới thiệu nét thẳng (5 phút) - Giáo viên treo hình vẽ các nét thẳng lên bảng cho học sinh quan sát và giới - Học sinh quan sát, lắng nghe. thiệu để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng. + Đây là nét vẽ thẳng được vẽ nằm ngang, nên gọi là “Nét ngang”. + Đây là nét vẽ nghiêng nên được gọi là “Nét nghiêng” hay “Nét xiên”. Nét nghiêng có thể nghiêng sang trái hoặc nghiêng sang phải. Không bắt buộc phải nghiêng một chiều. - Hs chú ý quan sát + Đây là “Nét thẳng đứng” hay “Nét Trang15
  6. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa dọc”. + Đây là các nét thẳng nghiêng kết hợp lại với nhau, ta sẽ được một nét mới đó là “nét gấp khúc”. Còn gọi là nét gãy. - Hs chú ý quan sát - Giáo viên chỉ vào những vật dụng có sẵn trong lớp và đặt câu hỏi: + Tấm bảng chúng ta đang học có nét - Có thẳng không. + Để vẽ được tấm bảng thì ta cần + Hai nét dọc và hai nét ngang. những nét gì? - Giáo viên vẽ mẫu lên bảng - Hs quan sát Nét dọc ,Nét ngang + Ngoài tấm bảng ra trong lớp ta còn + Cái bàn, quyển sách, quyển vở có những vật nào có nét thẳng? - Từ các nét thẳng ta có thể vẽ được rất nhiều hình ảnh khác nhau như : Nhà cửa, cây cối, sông, núi. b) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ nét thẳng. ( 7 phút) - Giáo viên hường dẫn cách vẽ cho học sinh. + Để vẽ được nét thẳng ngang ta nên vẽ từ bên trái sang bên phải. + Tương tự với nét dọc ta cũng vẽ từ - Học sinh lắng nghe. trên xuống. + Đối với nét nghiêng sang trái hay nghiêng sang phải ta cũng vẽ từ trên xuống. + Để vẽ được nét gấp khúc ta có thể vẽ liền nét từ trên xuống hoặc từ dưới lên. - Giáo viên vẽ hình lên bảng và đặt - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. câu hỏi để học sinh trả lời : + Hình a vẽ núi bằng những nét gì? + Nét gấp khúc. + Nước được vẽ bằng những nét gì? + Nét ngang. Trang16
  7. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa + Trong hình b cây được vẽ bằng nét + Nét thẳng đứng, nét nghiêng. gì? + Mặt đất được vẽ bằng nét gì? + Nét ngang. c) Hoạt động 3: Thực hành ( 17 phút) - Bây giờ các em hãy vẽ vào vở của mình và tô màu theo ý thích. Các em - Học sinh thực hành. nên vẽ các nét bằng tay, kết hợp giữa nét thẳng và nét cong để thành những hình như : Nhà cửa, hàng rào, thuyền, sông, núi - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh làm bài. + Tìm hình cần vẽ. + Các nét vẽ nào kết hợp lại với nhau. d)Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá ( 4 phút) - Giáo viên chọn 5 bài lên bảng cho cả lớp quan sát. - Hs nhận xét + Các em thích bức vẽ nào nhất? - Giáo viên khen ngợi và nhận xét lớp học. 4. Củng cố - dặn dò : (1 phút) Em nào chưa vẽ xong thì về nhà vẽ tiếp và xem trước bài “Màu và vẽ màu vào hình đơn giản”. Trang17
  8. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa Bài 2 : Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NHI I. Mục tiêu : -Biết mô tả các hình ảnh,các hoạt động và màu sắc trên tranh. - Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh. * HS khá giỏi: Mô tả được các hình ảnh , các hoạt động và màu sắc trên tranh,có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Tranh in trong vở tập viết 2. - Sưu tầm tranh của thiếu nhi Việt Nam, tranh của học sinh năm học trước. Học sinh : - Vở tập vẽ. - Tranh thếu nhi. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra : - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : ( 3 phút) Giới thiệu bài : Thiếu nhi việt Nam cũng như thiếu nhi quốc tế đều rất thích vẽ tranh và vẽ rất đẹp, hôm nay cô sẽ giới thiệu một bức tranh của thiếu nhi Việt Nam đã vẽ. a) Hoạt động 1 :Xem tranh ( 22 phút) Giáo viên treo tranh “Đôi bạn” lên bảng và đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời : - Trong tranh vẽ những gì? - Vẽ 2 bạn thiếu nhi, cây, cỏ, bướm và 2 chú gà. - Hai bạn trong tranh đang làm gì? - Đang đọc sách. - Em hãy kể tên những màu được sử - Màu xanh, cam, đỏ, vàng và đen. dụng trong bức tranh? - Em có thích bức tranh này không? Vì - Em rất thích bức tranh này vì bức sao? tranh rất đẹp Giáo viên bổ sung : Tranh được vẽ Trang18
  9. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa bằng bút dạ và màu sáp. Nhân vật chính được vẽ là hai bạn được vẽ ở phần giữa tranh. Cảnh vật xung quanh - Hs chú ý là cây, cỏ, bướm và 2 chú gà làm cho bức tranh sinh động và hấp dẫn hơn. Màu sắc trong tranh có đậm, có nhạt : Cỏ, cây màu xanh lá, áo và nón màu đỏ và vàng cam, tóc và mắt màu đen, bướm và gà có màu đỏ và vàng nhạt. Đây là tranh của bạn Phương Liên - học sinh lớp 2 trường Nam Thành Công vẽ về đề tài học tập. b) Hoạt động 2 :Nhận xét-đánh giá (5 phút) Trong tiết học hôm nay cô có lời khen - Hs chú ý ngợi các em. Các em rất hăng say phát biểu và trả lời câu hỏi rất tốt. 4. Củng cố - dặn dò. (4 phút) Các em về nhà sưu tầm tranh và tập quan sát nhận xét về nội dung, màu sắc, cách sắp xếp trong tranh. Quan sát một số lá cây mà em biết. Bài 2: Vẽ trang trí VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM I. Mục tiêu : - Tìm hiểu cách trang trí đường diềm. - Biết cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Hoàn thành các bài tập ở lớp. * Hs khá giỏi:Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều,phù hợp. II. Chuẩn bị : - Giáo viên :+ các đồ vật có trang trí đường diềm : Khăn tay, áo, đĩa, giấy khen + Một vài bài vẽ đường diềm. - Học sinh : + Vở tập vẽ. Trang19
  10. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa + Màu vẽ, bút chì, sáp màu. III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra : - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : ( 3 phút) - Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và gọi học sinh nhắc lại. a) Hoạt động 1 :Quan sát – nhận xét ( 6 phút) Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm và đặt câu hỏi : - Đường diềm được trang trí ở đâu? - Đường diềm đựơc trang trí ở bát, dĩa, khăn tay - Họa tiết trang trí như thế nào? - Lặp đi lặp lại. Giáo viên chốt lại : Đường diềm được trang trí xung quanh bát, dĩa, khăn tay họa tiết trang trí lặp đi lặp lại. Những họa tiết giống nhau thì màu sắc cũng giống nhau. - Giáo viên cho học sinh quan sát một đường diềm hoàn chỉnh và đặt câu hỏi: + Đường diềm này có những hình gì? + Những họa tiết hoa, lá cách điệu có Màu gì? màu xanh, vàng. + Các họa tiết được sắp xếp như thế + Các họa tiết được sắp xếp xen kẻ nào? nhau và lặp đi lặp lại. + Màu nền và màu họa tiết như thế + Màu nền và màu họa tiết khác nào? nhau, màu nền nhạt, màu họa tiết đậm hơn. - Các em chú ý : Nếu màu nền nhạt thì họa tiết sẽ đậm hơn và ngược lại. b) Hoạt động 2 : Cách vẽ. ( 6 phút) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan Trang20
  11. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa sát hình ở vở tập vẽ 3 và chỉ cho học - Hs chú ý sinh những họa tiết sẵn có. - Lưu ý học sinh khi vẽ họa tiết thì phác trục trước để vẽ họa tiết cho đều và cân đối. - Khi vẽ cần phác nhẹ tay để dễ chỉnh sửa, chọn màu thích hợp, họa tiết giống nhau vẽ cùng màu. c) Hoạt động 3 : Thực hành. ( 16 phút) - Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ - Hs thực hành tiếp họa tiết vào đường diềm ở vỡ tập vẽ 3, chọn màu thích hợp để vẽ vào đường diềm. d) Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá: ( 4 phút) - Giáo viên chọn 5 bài lên bảng cho cả Học sinh nhận xét bài của bạn lớp quan sát. - Các em thích đường diềm nào nhất? - Giáo viên khen ngợi và nhận xét lớp học. 4. Củng cố - dặn dò. (1 phút) Về nhà các em xem trước bài sau và quan sát hình dáng, màu sắc một số quả mà em biết. Trang21
  12. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa Bài 2 : Vẽ Theo Mẫu VẼ HOA - LÁ I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hoa, lá. - Biết cách vẽ hoa.lá. - Học sinh vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. * Hs khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối ,biết chọn màu , vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Tranh ảnh một số loại hoa, có hình dáng, màu sắc đẹp. - Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ. - Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá trong bộ đồ dùng dạy học. Học sinh : - Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học : Giáo án Học sinh 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra : ( 2 phút) - Đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới : a) Hoạt động 1 :Quan sát – nhận xét ( 5 phút) - Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa bài lên bảng cho học sinh nhắc lại. - Học sinh quan sát. - Giáo viên cho học sinh xem một vài tranh ảnh hoặc hoa lá thật, đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời : + Em hãy kể tên 1 số loài hoa, chiếc + Hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, hoa lá mà em biết? hường dương, lá bàn, lá các loài hoa. + Hình dáng, đặc điểm của chúng như + Hoa rất đa dạng có loại hoa 5 cánh : thế nào? Hoa mai, dâm bụt, Có loại có nhiều cánh chi chít : Hướng dượng, cúc, lá hình tròn, dài, + Màu sắc của hoa ra sao? + Hoa có rất nhiều màu : Đỏ, vàng, cam, hồng, tím, Trang22
  13. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa + Lá có màu gì? + Lá có màu xanh, có một vài dạng lá có màu vàng, đỏ tía, - Mỗi loại hoa, lá đều có hình dáng và màu sắc khác nhau nhưng mỗi loại - Hs chú ý đều có vẽ đẹp riêng. Nó tô điểm cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn vì vậy các em phải biết bảo vệ và yêu quí hoa lá cỏ cây. b) Hoạt động 2 : Cách vẽ ( 7 phút) - Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ hoa, lá của học sinh các lớp trước. Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hoa, lá trước khi vẽ. Đồng thời gợi ý cách vẽ ở bộ đồ dùng dạy học và hình 2, 3 - Hs chú ý trang 7 sách giáo khoa hoặc vẽ lên bảng cách vẽ hoa, l1 theo từng bước : + Vẽ khung hình chung của hoa. + Ước lượng tỷ lệ và phát các nét chính của hoa, lá. +Chỉnh sửa hình cho gần giống với mẫu. + Vẽ nét chi tiết cho rõ đặt điểm của hoa, lá. +Vẽ màu theo ý thích. c)Hoạt động 3: Thực hành (17 phút) - Quan sát kỹ hoa, lá trước khi vẽ. - Sắp xếp hình hoa, lá cân đối với tờ -Học sinh thực hành: giấy. - Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn. d)Hoạt động 4:Nhận xét- đánh giá ( 4 phút) - Chọn một sô bài và hướng dẫn HS nhận xét. - Hs nhận xét bài của bạn + Cách sắp xếp bố cục cân đối. + Hình dáng ,đặc điểm,màu sắc của hình so với mẫu. - Gv xếp loại 4. Củng dặn dò : (1 phút) Trang23
  14. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa - Em nào chưa hoàn thành thì về nhà vẽ tiếp, xem trước bài”vẽ tranh-đề tài các con vật quen thuộc”. Bài 2 : Vẽ Trang Trí MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. - Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí. * HS khá giỏi: Sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí. II. Chuẩn bị : - Bảng màu sắc trong SGK (phóng to).SGV - Bài vẽ trang trí của học sinh, đồ vật có trang trí. III/ Các hoạt động dạy - học : Giáo Viên Học Sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra: (3 phút) - Đồ dùng học tập 3/ Bài mới: -Giới thiệu bài : Giáo viên treo 2 chiếc khăn lên bảng: Một chiếc có hoa văn trang trí, một chiếc không và hỏi: + Em nào cho cô biết em thích chiếc + Chiếc thứ nhất vì nó có thêu hoa khăn nào hơn? Vì sao? rất đẹp. - Cô cũng thấy chiếc khăn thứ nhất đẹp hơn vì nó được trang trí bằng những hoa văn có màu sắt rất đẹp. Để biết rõ hơn về màu sắc trong trang trí, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em bài” vẽ trang trí - màu sắc trong trang trí” - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng gọi học sinh nhắc lại. a) Hoạt động 1 :Quan sát – nhận xét.( 5 phút) Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ trang trí và đặt câu hỏi: Trang24
  15. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa + Trong bài trang trí hình chữ nhật em + Màu xanh lam, xanh lá cây, đỏ thấy có những màu gì? vàng cam, hồng. + Mỗi màu được vẽ ở những hình nào? + Màu xanh lam được vẽ ở nền; màu xanh lá, màu vàng được vẽ xung quanh hoạ tiết chính, màu cam ở hoạ tiết chính, màu hồng màu đỏ ở các con bướm. + Các màu ở nền và hoạ tiết khác nhau + Khác nhau. hay giống nhau? + Độ đậm nhạt của các màu có giống + Không giống nhau. nhau không? + Trong một bài trang trí hình chữ nhật + 4 hoặc 5 màu thường có bao nhiêu màu? - Giáo Viên chốt lại: Ngoài các câu các bạn trả lời, các em cần lưu ý khi vẽ màu là : Vẽ đều màu, có đậm có nhạt, hài hoà, rõ trọng tâm. b) Hoạt động 2 : Cách vẽ màu.( 5 phút) - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc Một học sinh đọc mục 2 trang 7 “Cách vẽ màu” ở SGK để các em nắm được cách sử dụng các loại màu. - Giáo viên nhấn mạnh : Các em lưu ý Học sinh lắng nghe : chọn loại màu mà mình biết rõ cách sử dụng nhất, không vẽ quá nhiều màu trong một bài trang trí (4 -5 màu), phối hợp màu hài hoà, những họa tiết và hình mảng giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt, vẽ đều màu, độ đậm nhạt của nền và hoạ tiết phải khác nhau, có màu nóng, màu lạnh. c) Hoạt động 3 : Thực hành ( 17 phút) - Yêu cầu học sinh tô màu đường diềm ở hình 3 vở bài tập trang 7 và trang trí - Hs thực hành thêm một bài đường diềm. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh tô màu chưa đẹp để các em tô đẹp hơn. d) Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét. Trang25
  16. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa (4 phút) - Hs nhận xét - Gv hướng dẫn hs nhận xét: + Màu sắc hài hòa, đều gọn + Các mảng màu phù hợp. - Gv nhận xét và xếp loại bài vẽ. Qua bài học hôm nay chúng ta đã biết cách để vẽ màu cho một bài trang trí và cô thấy hôm nay lớp mình học rất ngoan rất giỏi, hăng say phát biểu, cô khen lớp mình 4. Củng cố - dặn dò : (2 phút) - Về nhà các em tập quan sát và sưu tầm một số bài trang trí đẹp. - Quan sát trường, lớp, chuẩn bị bài học sau. KÝ DUYỆT KÝ DUYỆT Khối trưởng BGH Nội dung: . Nội dung: Hình thức: Hình thức: Trang26