Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 13+14 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

Bài 13: VẼ CÁ

                   I. Mục tiêu :

- Học sinh nhận biết hình dáng và các bộ phận và vẻ đẹp một số loài cá.

- Biết cách vẽ con cá.

- Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.

II. Chuẩn bị : 

Giáo viên :  - Tranh, ảnh về các loài cá.

- Hình hướng dẫn cách vẽ.

Học sinh :    - Vở tập vẽ 1 

- Màu vẽ, bút chì, gôm.

III. Các hoạt động dạy - học :
doc 21 trang BaiGiang.com.vn 30/03/2023 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 13+14 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_1_den_5_tuan_1314_nam_hoc_2017_2018_pha.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 13+14 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

  1. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa TUẦN : 13 (Từ ngày 04 tháng 12 năm 2017 đến ngày 08 tháng12 năm2017 ) Thứ Lớp Tiết Môn Tiết Tên bài dạy Ghi rõ ngày PPCT thời lượng tiết dạy 4C 2 Kĩ thuật 13 Thêu móc xích ( T1) 35 phút Hai 5C 3 Kĩ thuật 13 Cắt khâu, thêu tự chọn ( T2) 35 phút Sáng 3C 4 Thủ công 13 Cắt,dán chữ H, U(T1) 35 phút và 1C 1 Thủ công 13 Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp 35 phút hình 5C 3 Mĩ thuật 13 35 phút chiều Nặndáng người 5B 1 Mĩ thuật 13 Nặndáng người 35 phút 3B 2 Mĩ thuật 13 Trang trí cái bát 35 phút Ba 4A 3 Mĩ thuật 13 Trang trí đường diềm 35 phút 4B 4 Mĩ thuật 13 Trang trí đường diềm 35 phút 2B 5 Mĩ thuật 13 Tập vẽ tranh đề tài vườn hoa 35 phút Tư 1C 1 Mĩ thuật 13 Vẽ cá 35 phút 2C 2 Mĩ thuật 13 Tập vẽ tranh đề tài vườn hoa 35 phút Năm 3C 3 Mĩ thuật 13 Trang trí cái bát 35 phút 4C 4 Mĩ thuật 13 Trang trí đường diềm 35 phút 5A 1 Mĩ thuật 13 Nặndáng người 35 phút 2A 2 Mĩ thuật 13 Tập vẽ tranh đề tài vườn hoa 35 phút Sáu 1A 3 Mĩ thuật 13 Vẽ cá 35 phút 3A 4 Mĩ thuật 13 Trang trí cái bát 35 phút 1B 5 Mĩ thuật 13 Vẽ cá 35 phút Bảy Đất Mũi, ngày 03 tháng 12 năm 2017 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Phan Thị Mai Hoà Trang1
  2. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa Từ ngày 04 /12/2017 đến ngày 08/12/2017 Bài 13: VẼ CÁ I. Mục tiêu : - Học sinh nhận biết hình dáng và các bộ phận và vẻ đẹp một số loài cá. - Biết cách vẽ con cá. - Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Tranh, ảnh về các loài cá. - Hình hướng dẫn cách vẽ. Học sinh : - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ, bút chì, gôm. III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : Học sinh hát 2. Kiểm tra : (2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh các loài cá và đặt câu hỏi : + Trong tranh vẽ những hình ảnh gì? + Các loài cá - Trên tay cô cầm bức tranh về các loài cá, vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em bài “ Vẽ cá”. Giáo viên ghi tựa bài lên bảng, gọi học sinh nhắc lại + Vẽ cá a) Hoạt động 1 : Quan sát - nhận xét.(5 phút) - Giáo viên treo tranh ảnh các loài cá lên bảng, đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh + Con cá này có dạng hình gì? + Có dạng gần giống hình tròn, hình thoi Trang2
  3. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa + Con cá gồm các bộ phận nào? + Đầu, mình, đuôi, vây + Con các có những bộ phận nào? + Vàng, đen, xanh + Em hãy kể một số loài cá mà em + Cá thòi lòi, cá phi, cá nâu biết? - Giáo viên chốt lại : Cá có 4 bộ phận - Hs chú ý. chính : đầu, mình, đuôi, vây. Cá có rất nhiều màu sắc khác nhau, hình dáng các loài cá cũng khác nhau : có loài hình tròn, hình quả trứng hoặc hình thoi b) Hoạt động 2 : Cách vẽ.(6 phút) - Hs chú ý. - Vẽ mình cá trước : - Vẽ vây, đuôi cá -Vẽ thêm chi tiết : mắt, vây vẽ màu c) Hoạt động 3 : Thực hành ( 17 phút) - Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ vào phần giấy ở vỡ tập vẽ. - Giáo viên gợi ý học sinh có thể vẽ 1 + Học sinh thực hành. con cá to hoặc vẽ một đàn cá. Sau đó vẽ thêm sóng nước cho sinh động. Nếu vẽ 1 đàn cá thì vẽ có con to hơn, con nhỏ hơn, vẽ các co cá theo các tư thế khác nhau. - Giáo viên hướng dẫn các em còn lúng túng d) Hoạt động 4 : Nhận xét - đánh giá (3 phút) - Giáo viên chọn một số bài treo lên - Hs nhận xét. bảng gọi học sinh nhận xét: - Sau đó nhận xét bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò : (2 phút) - Gọi học sinh kể tên 1 số loài cá. - Về nhà vẽ tiếp ( nếu chưa xong) - Xem trước bài mới. Trang3
  4. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa đường diềm, chia khoảng cách và kẻ trục đối xứng. + Vẽ họa tiết. + Vẽ màu theo ý thích. c) Hoạt động 3 : Thực hành.( 17 phút) - Trước khi cho học sinh thực hành cho học sinh xem một số bài của học sinh lớp trước để học sinh tham khảo - Giáo viên chia 2 em một nhóm vẽ một bài đường diềm vào khổ giấy A4 - Gọi hai học sinh lên bảng vẽ. - Học sinh thực hành. - Nhắc học sinh có thể vẽ họa tiết theo hai cách : nhắc lại hoặc xen kẻ nhau. - Vẽ màu có đậm có nhạt, nên sử dụng từ 3 đến 5 màu. - Quan sát hướng dẫn học sinh làm bài. d) Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.( 3 phút) - Chọn một số bài hoàn thành treo cùng hai bài trên bảng để học sinh nhận xét : - Gv bổ sung 4. Củng cố, dặn dò( 2 phút) - Yêu cầu học sinh kể tên một số đồ vật - Hs nhận xét. có trang trí đường diềm. + Bát, đĩa, khăn, khay đựng nước - Các em về nhà hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau. Bài 13:Tập Nặn Tạo Dáng NẶN DÁNG NGƯỜI I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu đặc điểm , hình dáng của một số dáng người đang hoạt động. - Học sinh tập nặn một dáng người đơn giản. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Trang9
  5. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa - Tranh, ảnh người đang hoạt động Học sinh : - Đất nặn III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : Học sinh hát. 2. Kiểm tra : ( 2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. Học sinh nhắc lại tựa bài a) Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét(5 phút) - Giáo viên treo tranh ảnh các dáng người lên bảng, đặt câu hỏi gợi ý : + Cơ thể người gồm những bộ phận + Đầu, cổ, thân, hai tay, hai chân. chính nào? + Mỗi bộ phận trên cơ thể người có + Đầu hình tròn, thân, cổ, chân tay, hình dạng gì? hình trụ. + Giáo viên giới thiệu một số dáng - Hs nhận xét. người đang hoạt động để học sinh nhận xét tư thế của các bộ phận. - Em có thể nặn hình dáng người ở các hoạt độn: Nhảy dây, đá bóng, chạy . - Sắp xếp thành đề tài: Học tập, lao động, b) Hoạt động 2 : Cách nặn ( 5 phút) - Nhào đất cho mềm, dẻo, nặn từng khối - Hs chú quan sát Gv hướng dẫn cách các bộ phận chính sau đó ghép, dính các nặn. bộ phận lại với nhau và chỉnh sửa cho cân đối. ( hoặc nặn từ một thỏi đất) - Nặn chi tiết : tóc, nón, áo, mắt, miệng, rồi tạo dáng theo ý thích. c) Hoạt động 3 : Thực hành ( 16 phút) - Cho hs nặn theo nhóm. - Giáo viên cho học sinh thực hành nặn - Học sinh thực hành. dáng người, gợi ý một số dáng cho bài của học sinh thêm phong phú, sinh động hơn như : cõng em, bế em, ngồi, chạy, Trang10
  6. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa nhảy, khom. - Hướng dẫn góp ý để bài hoàn chỉnh hơn. d) Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá: ( 3 phút) - Giáo viên gọi một số học sinh tự giới thiệu về bài của nhóm mình sau đó gọi - Hs nhận xét. học sinh nhóm khác nhận xét: - Gv nhận xét bổ xung, khen ngợi học sinh. 4. Củng cố, dặn dò: ( 2 phút) - Gọi học sinh kể tên các bộ phận chính trên cơ thể người - Xem trước bài 1 TUẦN : 14 (Từ ngày 11 tháng 12 năm 2017 đến ngày 15 tháng12 năm2017 ) Thứ Lớp Tiết Môn Tiết Tên bài dạy Ghi rõ ngày PPCT thời lượng tiết dạy 4C 2 Kĩ thuật 14 Thêu móc xích ( T2) 35 phút Hai 5C 3 Kĩ thuật 14 Cắt khâu, thêu tự chọn ( T3) 35 phút Sáng 3C 4 Thủ công 14 Cắt,dán chữ H, U(T2) 35 phút và 1C 1 Thủ công 14 Gấp các đoạn thẳng cách đều 35 phút Tập trang trí đồ vật ở đường diềm chiều 5C 3 Mĩ thuật 14 35 phút 5B 1 Mĩ thuật 14 Tập trang trí đồ vật ở đường diềm 35 phút 3B 2 Mĩ thuật 14 Vẽ con vật quen thuộc 35 phút Ba 4A 3 Mĩ thuật 14 Mẫu cĩ hai đồ vật 35 phút 4B 4 Mĩ thuật 14 Mẫu cĩ hai đồ vật 35 phút Vẽ tiếp họa tiết vào hình vẽ vuơng và vẽ 2B 5 Mĩ thuật 14 màu 35 phút Tư 1C 1 Mĩ thuật 14 Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuơng 35 phút Vẽ tiếp họa tiết vào hình vẽ vuơng và vẽ 2C 2 Mĩ thuật 14 màu 35 phút Năm 3C 3 Mĩ thuật 14 Vẽ con vật quen thuộc 35 phút 4C 4 Mĩ thuật 14 Mẫu cĩ hai đồ vật 35 phút Trang11
  7. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa 5A 1 Mĩ thuật 14 Tập trang trí đồ vật ở đường diềm 35 phút Vẽ tiếp họa tiết vào hình vẽ vuơng và vẽ 2A 2 Mĩ thuật 14 màu 35 phút Sáu 1A 3 Mĩ thuật 14 Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuơng 35 phút 3A 4 Mĩ thuật 14 Vẽ con vật quen thuộc 35 phút 1B 5 Mĩ thuật 14 Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuơng 35 phút Bảy Đất Mũi, ngày 03 tháng 12 năm 2017 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Phan Thị Mai Hoà Từ ngày11 /12/2017 đến ngày 15/15/2017 Bài 14: VẼ MÀU VÀO CÁC HỌATIẾT Ở HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận biết được vẻ đẹp của trang trí hình vuông. - Biết cách vẽ màu vào các họa tiết hình vuông. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Khăn vuông có trang trí - Một số bài trang trí hình vuông. Học sinh : - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, sáp màu III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : Học sinh hát 2. Kiểm tra : ( 2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa bài Trang12
  8. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa lên bảng. - Hs nhắc lại. a) Hoạt động 1 : Quan sát - nhận xét.( 5 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ở vỡ tập vẽ và hướng dẫn để học sinh biết họa tiết và màu sắc ở những bài trang trí. + Em thấy các viên gạch trang trí có - Khác nhau. giống nhau không? + Vậy viên gạch được trang trí bằng - Bông hoa, con vật, họa tiết gì? - Gv kết luận: Trang trí hình vuông được sử dụng rất nhiều họa tiết khác - Hs chú ý nhau để trang trí. + Màu sắc như thế nào? - Những họa tiết giống nhau thì tô màu giống nhau. - Màu nền khác với màu của họa tiết b) Hoạt động 2 : Cách vẽ màu.( 5 phút) - Giúp học sinh nhận ra : + Ở trong hình vuông này vẽ những họa tiết gì? - Vẽ hình chiếc lá ở bốn góc. + Vậy các chiếc lá có giống nhau hay không? - Giống nhau. + Vậy những họa tiết giống nhau thì vẽ màu như thế nào? - Vẽ màu giống nhau. + Tô màu nền khác với màu họa tiết. - Giáo viên dùng phấn vẽ màu lên bảng để học sinh dễ nhận biết hơn. - Hs chú ý. - Vẽ đều gọn không lem ra ngoài. c) Hoạt động 3 : Thực hành ( 17 phút) - Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ vào hình vuông 5 ở vỡ tập vẽ. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.vuông. - Hs thực hành. d) Hoạt động 4 : Nhận xét - đánh giá ( 3 phút) - Thu một số bài, gọi học sinh nhận xét. Sau đó Gv nhận xét bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò : - Hs nhận xét. Trang13
  9. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa - Gọi học sinh nhắc lại tựa bài. - Về nhà hoàn thành bài và quan sát một số lá cây. Bài 14: Vẽ Trang Trí VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu cách vẽ họa tiết đơn giản vào hình vuông và vẽ màu. - Biết cách vẽ họa tiết vào hình vuông. - Vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Một vài đồ dùng có trang trí hình vuông. - Bài trang trí hình vuông của học sinh. - Hình minh họa cách trang trí. Học sinh : - Vở tập vẽ - Màu vẽ, bút chì. III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : + Học sinh hát. 2. Kiểm tra: ( 2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. + Học sinh nhắc lại tựa bài a) Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét ( 5 phút) - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông và gợi ý để học sinh + Học sinh quan sát biết. + Vẽ đẹp của các hình vuông được trang trí. + Ứng dụng của trang trí hình vuông - Giáo viên đặt câu hỏi : + Các họa tiết thường được sử dụng + Chim muông, hoa, lá, thú, bướm. Trang14
  10. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa trong trang trí hình vuông là những họa tiết nào ? + Những hình giống nhau thì màu + Giống nhau, bằng nhau. sắc như thế nào? + Cách sắp xếp họa tiết trong hình + Họa tiết ở chính giữa to hơn và rực vuông như thế nào? rỡ hơn những họa tiết xung quanh. b) Hoạt động 2 : Cách vẽ.( 6 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ở vỡ tập vẽ và hướng dẫn : + Họa tiết chính được sử dụng họa tiết - Bông hoa. gì để trang trí? - 8 cánh. + Vậy bông hoa có mấy cánh? - 2 cánh + Đã vẽ được mấy cánh? + Như vậy còn thiếu 6 cánh nữa các em phải hoàn thành tiếp cho bông hoa hoàn chỉnh. - 8 họa tiết + Ở bài học yêu cầu các em vẽ mấy họa tiết phụ? + Vậy các em nhìn mẫu và vẽ tiếp họa tiết cho hoàn chỉnh. - Vẽ màu theo ý thích. c) Hoạt động 3 : Thực hành ( 17 phút) - Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông ở vỡ - Hs thực hành. tập vẽ. - Nhắc học sinh không nên dùng quá nhiều màu, những hình giống nhau vẽ cùng màu và vẽ màu kín hình. d) Hoạt động 4 : Nhận xét - đánh giá ( 3 phút) - Giáo viên chọn một số bài hoàn chỉnh treo lên bảng cho học sinh nhận - Hs nhận xét. xét. 4. Củng cố, dặn dò : ( 2 phút) - Gọi học sinh nhắc lại tựa bài. - Em nào vẽ chưa xong về nhà hoàn thành bài, về nhà quan sát cái cốc. Trang15
  11. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa Bài 14: Vẽ Theo Mẫu VẼ CON VẬT QUEN THUỘC I. Mục tiêu : - Học sinh biết quan sát nhận xét về đặc điểm, hình dáng của một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ và vẽ được con vật. - Vẽ được hình con vật theo trí nhớ - Học sinh thêm yêu mến con vật. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Tranh, ảnh các con vật. - Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ. Học sinh : - Tranh, ảnh một vài con vật -Vở tập vẽ - Bút chì, màu vẽ III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : + Học sinh hát 2. Kiểm tra: ( 2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. + Học sinh nhắc lại tựa bài a) Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.( 5 phút) Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh các con vật và gợi ý để học sinh nhận ra : + Tên con vật. + Trâu, bò, lợn, gà + Hình dáng. + Hình tròn. + Con vật gồm có những bộ phận +Đầu,mình,chân,đuôi nào? + Giữa các con vật có gì khác nhau? + Khác nhau về hình dáng, màu sắc, đặc điểm. + Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên + Hs kể Trang16
  12. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa một số con vật em biết b) Hoạt động 2 : Cách vẽ.(5 phút) - Gv vẽ lên bảng để Hs quan sát. -Vẽ các bộ phận chính trước : đầu mình - Vẽ thêm chi tiết và vẽ màu theo ý thích. c) Hoạt động 3 : Thực hành ( 17 phút) - Giáo viên cho học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm vẽ tranh về con vật, + Học sinh thực hành đàn của chúng và có thể vẽ thêm chi tiết phụ : thức ăn, cây, nhà, chuồng, bát cơm, cho sinh động. d) Hoạt động 4 : Nhận xét - đánh giá ( 3 phút) - Gv hướng dẫn Hs nhận xét, - Gv nhận xét bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò : ( 2 phút) - Giáo viên gọi học sinh kể tên các bộ - Hs nhận xét. phận chính của con vật. - Các em về nhà chuẩn bị bài sau. Bài 14 : Vẽ Theo Mẫu MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai mẫu vật. - Biết cách vẽ hai vật mẫu. - Vẽ được hai đồ vật gần với mẫu. - Học sinh yêu thích vẽ đẹp của các đồ vật. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Mẫu. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài của học sinh. Học sinh : - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ. Trang17
  13. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : Học sinh hát. 2. Kiểm tra: ( 2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. Học sinh nhắc lại tựa bài a) Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét ( 5 phút) - Giáo viên đặt mẫu lên bàn và đặt câu hỏi : + Mẫu có mấy đồ vật? Là những đồ + Hai đồ vật, là cái bình và cái ca. vật gì? + Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc của + Học sinh trả lời. chúng như thế nào? + Đồ vật nào đặt trước? + Cái ca - Gv bày mẫu cho Hs quan sát và đặt câu hỏi. + Khoảng cách giữa các vật mẫu như + Gần quá, xa quá. thế nào? + Vậy theo các em nêm bày mẫu như + Hs trả lời. thế nào cho đẹp? - Giáo viên chốt lại và chỉ ra ở từng góc - Hs chú ý. cạnh khác nhau thì mẫu cũng khác nhau. b) Hoạt động 2 : Cách vẽ ( 6 phút) - So sánh chiều cao, chiều ngang của cả hai vật và phác khung hình chung. Sau đó phác khung hình của từng vật mẫu. - Kẻ trục dọc từng vật mẫu rồi tìm ra tỉ lệ các phần của chúng. - Hs chú ý - Phác hình dáng của các vật mẫu bằng nét thẳng. - Sửa lại cho giống mẫu và vẽ chi tiết sau đó vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu c) Hoạt động 3 : Thực hành. ( 17 phút) - Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ theo mẫu. Trang18
  14. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa - Nhắc nhở học sinh về bố cục sao cho cân đối, quan sát, hướng dẫn học sinh. + Học sinh thực hành. d) Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.( 3 phút) - Chọn một số treo lên bảng để học sinh nhận xét về : - Hs nhận xét. - Sau đó nhận xét bổ sung, và đánh giá tiết học 4. Củng cố, dặn dò : ( 2 phút) - Gọi học sinh nhắc ngắn gọn cách vẽ. - Về nhà xem trước bài 15. Bài 14: Vẽ Trang Trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật. - Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật. - Tập trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật. II. Chuẩn bị : Giáo viên : - Một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Bài của học sinh lớp trước. - Hình gợi ý cách vẽ Học sinh : - Đồ vật có trang trí đường diềm - Giấy vẽ hoặc vỡ tập vẽ. - Bút chì, thước kẻ, gôm, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định lớp : Học sinh hát. 2. Kiểm tra : ( 2 phút) - Đồ dùng học tập. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa bài - Học sinh nhắc lại tựa bài lên bảng. Trang19
  15. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa a) Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét ( 5 phút) - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm, đặt câu hỏi gợi ý để học sinh biết được : + Đường diềm thường được trang trí - Khăn , giấy khen, túi nón trên những đồ vật nào, ở đâu? + Khi các đồ vật được trang trí đường - Các đồ vật thêm đẹp hơn. diềm thì em thấy các đồ vât đó như thế nào? + Trang trí đường diềm thường được sử - Họa tiết trên đường diềm thường là dụng những họa tiết gì? chim, thú, hoa, lá + Cách sắp xếp, màu sắc các họa tiết ? - Sắp xếp theo hàng ngang, hàng dọc xung quanh đồ vật, sắp xếp xen kẻ, b) Hoạt động 2 : Cách trang trí.( 6phút) lặp lại - Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm và kích thước của đường diềm rồi vẽ hai đường thẳng cong cách đều. - Chia khoảng cách để vẽ họa tiết. - Hs chú ý. - Vẽ họa tiết hình mảng - Vẽ màu theo ý thích. c) Hoạt động 3 : Thực hành ( 17 phút) - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm vẽ vào giấy A4 - Học sinh thực hành. - Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài của học sinh lớp trước và yêu cầu học sinh trang trí đường diềm trên đồ vật mà em thích. - Giáo viên gợi ý, động viên, khích lệ học sinh. d) Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá: ( 3 phút) - Chọn một số bài treo lên bảng để học sinh nhận xét về : - Hs nhận xét. - Gọi học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng. - Giáo viên điều chỉnh ,nhận xét tiết học. Trang20
  16. Trường Tiểu học 2 Đất Mũi Giáo viên: Phan Thị Mai Hòa 4. Củng cố, dặn dò : ( 2 phút) - Em nào nhắc lại cho cô các đồ vật có trang trí đường diềm? - Về nhà vẽ tiếp (nếu chưa xong) và xem trước bài 15 KÝ DUYỆT KÝ DUYỆT Khối trưởng BGH Nội dung: Nội dung: Hình thức: Hình thức Trang21