Ôn tập kiến thức môn Hóa học Lớp 9 - Tuần 20+21

  1. Phân loại

Có hai loại muối: cacbonat trung hòa và cacbonat axit 
a. Muối cacbonat trung hòa (muối cacbonat)  
VD: CaCO3, Na2CO3,... 
b. Muối cacbonat axit (muối hiđrocacbonat)  
VD: KHCO3, Ca(HCO3)2,... 
2. Tính chất: 
a.Tính tan: 
- Hầu hết các muối cacbonat không tan trong nước, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm như 
Na2CO3, K2CO3 . 
- Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước. 
b. Tính chất hóa học: 
– Tác dụng với dung dịch axit: 
NaHCO3  +  HCl  → NaCl  + H2O + CO2↑ 
Na2CO3  + 2HCl →  2NaCl  + H2O + CO2↑ 
*Vậy: Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2. 
– Tác dụng với dung dịch bazơ: 
K2CO3  +  Ca(OH)2  →  2KOH+ CaCO3 
* Vậy: Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat 
không tan và bazơ mới. 
NaHCO3 + NaOH  →   Na2CO3  + H2O 
– Tác dụng với dung dịch muối:  
Na2CO3  + CaCl2  → CaCO3  +   2NaCl 
Vậy: Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với một số dung dịch muối khác tạo thành hai 
muối mới. 

pdf 7 trang Hạnh Đào 14/12/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức môn Hóa học Lớp 9 - Tuần 20+21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_kien_thuc_mon_hoa_hoc_lop_9_tuan_2021.pdf

Nội dung text: Ôn tập kiến thức môn Hóa học Lớp 9 - Tuần 20+21

  1. HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TUẦN 20+21 MÔN HÓA HỌC 9 (Thời gian: 17/2/2020 đến 23/2/2020) HỌC SINH THỰC HIỆN THEO HƢỚNG DẪN SAU: 1.Đọc kỹ lại phần kiến thức đã học (tham khảo SGK và tập bài học). 2.Hoàn thành phiếu học tập: trả lời câu hỏi, làm bài tập vào tập bài tập. 3.Thực hiện phần dặn dò cho tuần tiếp theo. TUẦN 20-TIẾT 39- BÀI 29. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT A.NỘI DUNG BÀI HỌC: I. Axitcacbonic (H2CO3) 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý: 3 3 – Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí CO2 (1000cm nước hòa tan được 90 cm khí CO2) tạo thành dung dịch axit cacbonic. Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch axit. – Phần lớn khí CO2 tồn tại trong khí quyển. 2. Tính chất hóa học: – H2CO3 là một axit yếu, dung dịch axit H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt. – H2CO3 là một axit không bền, dễ bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O. H2CO3 ⇔ H2O + CO2↑ II. Muối cacbonat 1. Phân loại: Có hai loại muối: cacbonat trung hòa và cacbonat axit a. Muối cacbonat trung hòa (muối cacbonat) VD: CaCO3, Na2CO3, b. Muối cacbonat axit (muối hiđrocacbonat) VD: KHCO3, Ca(HCO3)2, 2. Tính chất: a.Tính tan: - Hầu hết các muối cacbonat không tan trong nước, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3 . - Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước. b. Tính chất hóa học: – Tác dụng với dung dịch axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑ *Vậy: Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2. – Tác dụng với dung dịch bazơ: K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH+ CaCO3 * Vậy: Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O – Tác dụng với dung dịch muối: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl Vậy: Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với một số dung dịch muối khác tạo thành hai muối mới.
  2. – Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy: 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O CaCO3 → CaO + CO2↑ 3. Ứng dụng: - CaCO3 được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng. - NaHCO3 dùng làm thuốc chữa bệnh, bình cứu hỏa. B. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: Có những chất sau: NaHCO3, Ca(OH)2, CaCl2, CaCO3. a/ Chất nào tác dụng được với dung dịch HCl? b/ Chất nào tác dụng được với dung dịch Na2CO3? c/ Chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH? Viết các phương trình hóa học. Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất bột : CaCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaCl. Bài 3: Viết các PTHH thực hiện chuyển đổi hóa học sau: a/ CaO → Ca(OH)2→ CaCO3→CO2→NaHCO3→ Na2CO3 b/ MgCO3→MgSO4→MgCO3→MgCl2
  3. Bài 4: Cho 10,35 gam dung dịch K2CO3 20% tác dụng với dung dịch H2SO4 9,8%. a/ Tính khối lượng dung dịch axit sunfuric đã dùng. b/ Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch sau phản ứng. Bài 5: Nung 150kg CaCO3 thu được 67,2kg CaO. Hãy tính hiệu suất của phản ứng? TUẦN 20-TIẾT 40- BÀI 30: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT A.NỘI DUNG BÀI HỌC: I. Silic 1. Trạng thái tự nhiên: – Si là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi. – Si chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất. – Trong thiên nhiên Si không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất. – Các hợp chất của Si tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh) 2. Tính chất: – Si là chất rắn màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Tinh thể Si tinh khiết là chất bán dẫn. – Là phi kim hoạt động yếu hơn cacbon, clo. + Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao: to Si + O2  SiO2 – Si được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời. II. Silic đioxit (SiO2)
  4. – Tác dụng với kiềm: ở nhiệt độ cao. to SiO2 + 2 NaOH  Na2SiO3 + H2O – Tác dụng với oxit bazơ : ở nhiệt độ cao. SiO2 + CaO CaSiO3 – SiO2 không phản ứng với nước. III. Sơ lƣợc về công nghiệp silicat 1. Sản xuất đồ gốm: Sản phẩm đồ gốm: gạch, ngói, gạch chịu lửa, sành,sứ. a. Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat. b. Các công đoạn chính: (xem SGK) c. Cơ sở sản xuất: – Các cơ sở sản xuất đồ gốm sứ như: Bát Tràng (Hà Nội) – Công ty sứ Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé 2. Sản xuất xi măng: Thành phần chính của xi măng là canxi silicat và canxi aluminat. a. Nguyên liệu chính: – Đất sét có SiO2. – Đá vôi (CaCO3); cát. b. Các công đoạn chính: (SGK/93) c. Các cơ sở sản xuất ở nước ta: – Nhà máy xi măng Hải Dương. – Nhà máy xi măng Hải Phòng, Hà Nam, Hà Tiên 3. Sản xuất thủy tinh: Thành phần chính của thủy tinh là: hỗn hợp của Na2SiO3 và CaSiO3 a. Nguyên liệu chính: – Cát thạch anh (cát trắng) – Đá vôi: CaCO3 – Sô đa: Na2CO3. b. Các công đoạn chính: (SGK/94) c. Các cơ sở sản xuât:Nhà máy sản xuất thủy tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh. B. PHIẾU HỌC TẬP: Bài 1: Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Viết các phương trình hóa học nếu có a/ SiO2 và CO2 c/ SiO2 và CaO e/ SiO2 và H2O b/ SiO2 và NaOH d/ SiO2 và H2SO4 Bài 2: Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? a/ HNO3 b/ H2SO4 c/ HCl d/ HF
  5. TUẦN21 – TIẾT 41+42 - BÀI 31. SƠ LƢỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A.NỘI DUNG BÀI HỌC: I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Bảng tuần hoàn có hơn một trăm nguyên tố và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. II. Cấu tạo bảng tuần hoàn 1. Ô nguyên tố: Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố. + Số hiệu nguyên tử có số trị bằng điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Ví dụ: Ô số 12 có: – Số hiệu nguyên tử của Mg: 12 + Mg ở ô số 12 + Điện tích hạt nhân là +12 + Có 12 electron ở lớp vỏ. – Kí hiệu hóa học: Mg – Tên nguyên tố: Magie – Nguyên tử khối: 24 2. Chu kì: – Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Trong đó: + Chu kì 1,2,3 có 1 hàng là chu kì nhỏ + Chu kì 4,5,6,7 là chu kì lớn – Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. – Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron. 3.Nhóm: – Bảng tuần hoàn có 8 nhóm được đánh số thứ tự từ I →VIII. – Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. – Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 1. Trong một chu kì: khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8. + Đầu mỗi chu kì là một kim loại mạnh, cuối chu kì là một phi kim mạnh(halogen), kết thúc chu kì là một khí hiếm. + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. 2. Trong cùng một nhóm: khi đi từ trên xuống dưới (theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân) số e lớp ngoài cùng bằng nhau. Tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. IV. Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoa học: 1. Biết vị trí của nguyên tố , ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố VD: SGK/tr99,100.
  6. 2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó. VD:SGK/tr100. B. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Sgk/tr169), hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16. Bài 2: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó. Bài 3: Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối, Viết các phương trình hóa học minh họa với kali. Bài 4: Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At), tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hóa học minh họa với Br2. Bài 5: Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần: a) Na, Mg, Al, K. b) K, Na, Mg, Al.
  7. c) Al, K, Na, Mg. d)Mg,K,Al,Na. Giải thích sự lựa chọn Bài 6: Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích. C.DẶN DÒ: - Học bài: “Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” - Chuẩn bị bài: “Luyện tập chương 3”