SKKN Định hướng khi dạy bài “chất béo” của hóa học 9

Ở bất kì đất nước nào, những đổi mới ở giáo dục phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được trong quá trình giáo dục.
pdf 27 trang Tú Anh 01/04/2024 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Định hướng khi dạy bài “chất béo” của hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_dinh_huong_khi_day_bai_chat_beo_cua_hoa_hoc_9.pdf

Nội dung text: SKKN Định hướng khi dạy bài “chất béo” của hóa học 9

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN    ĐỊNH HƯỚNG KHI DẠY BÀI “CHẤT BÉO” CỦA HÓA HỌC 9 Người viết : Quách Ngọc Uyển Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2011 - 2012 1
  2. SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM - Họ và tên: Quách Ngọc Uyển - Đơn vị: Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Tên đề tài: ĐỊNH HƯỚNG KHI DẠY BÀI “ CHẤT BÉO” CỦA HÓA HỌC 9 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Bối cảnh của đề tài. Ở bất kì đất nước nào, những đổi mới ở giáo dục phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được trong quá trình giáo dục. Việc dạy và học hóa học ở trường THCS cần được đổi mới nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường phổ thông trung học cơ sở. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên là cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Cần bồi dưỡng và tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Một trong những biện pháp quan trọng là người giáo viên coi trọng hơn việc chỉ dẫn cho học sinh (HS) con đường tìm ra kiến thức mới mà không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức có sẵn, chú ý rèn luyện kĩ năng cho học sinh, chú ý đánh giá kiểm tra năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức, đó cũng là một biện pháp dạy học cho học sinh cách học và cách tự học. 2. Lý do chọn đề tài. Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông cơ sở, được bắt đầu từ lớp 8 và là một bộ môn rất khó học đối với nhiều học sinh. Thông qua bộ môn, học sinh được cung cấp những kiến thức lý thuyết cơ bản về hóa học và đồng thời các em được làm quen với một số dạng bài tập đặc trưng của môn hóa học. Trong môn Hóa học cần có sự kết hợp logic giữa lý thuyết và bài tập, học thuộc và hiểu được lý thuyết mới làm được bài tập và ngược lại có làm bài tập được mới khắc sâu được kiến thức. 2
  3. Trong thực tế giảng dạy Hóa học lớp 9 tôi thấy vẫn còn nhiều học sinh cho rằng đây là một môn học khó (nhất là hóa học hữu cơ), các em luôn cảm thấy khó nhớ về nội dung lí thuyết như: công thức cấu tạo, tính chất hóa học (phương trình hóa học) dẫn đến các em không làm được các bài tập (chuỗi phản ứng, kĩ năng nhận biết các chất). Do đặc trưng môn học, những học sinh nào đã nắm vững được kiến thức lý thuyết thì chất lượng đạt khá cao, còn những học sinh hiểu một cách không chắc chắn thì có cảm giác sợ và rất vất vả khi tiếp thu bộ môn này. Qua đánh giá quá trình nắm kiến thức, kĩ năng về Hóa học nói chung và Hóa học hữu cơ nói riêng, thực trạng cho thấy chất lượng bộ môn với tỉ lệ học sinh giỏi còn thấp, học sinh yếu kém thì lại cao, kết quả này được đánh giá qua các lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì trong mỗi năm học. Số lượng học sinh có điểm yếu kém còn nhiều là do hầu như học sinh chưa biết cách viết công thức cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, nhận biết các chất, phương trình hóa học của các chất hữu cơ. Vì vậy với những khó khăn trên, là một giáo viên trực tiếp dạy môn hóa học tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng dạy hóa học và đặc biệt có phương pháp dạy tốt dạng bài nghiên cứu về cấu tạo, tính chất của một hợp chất hữu cơ cụ thể như bài “Chất béo”, tôi luôn tìm tòi, trao đổi, học hỏi các đồng nghiệp, sách vở để tìm ra phương pháp dạy tốt nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết bộ môn, khi nắm vững lý thuyết thí các em mới tự tin giải quyết bài tập. Với mong muốn đó tôi mạnh dạn viết ra đây một số kinh nghiệm nhỏ đó là: Định hướng khi dạy bài “chất béo” ở hóa học lớp 9 . 3. Phạm vi và đối tượng của đề tài. 3.1. Phạm vi đề tài. Trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến việc định hướng khi dạy dạng bài nghiên cứu về cấu tạo, tính chất của một hợp chất hữu cơ cụ thể thông qua bài “ Chất béo” ở hóa học lớp 9. 3
  4. - Vì sao dầu mỡ bôi trơn các ổ bi, xe máy không phải là chất béo? (HS: Vì chúng là sản phẩm của dầu mỏ). ● Giáo viên áp dụng phương pháp trên kết hợp việc sử dụng mẫu vật thật sẽ giúp HS dễ quan sát, thảo luận tốt, không khí lớp học sôi nổi. Kết quả: 100% HS tự rút ra kết luận rất nhanh, dẫn đến HS hứng thú học tập hơn so với dùng tranh vẽ. Hoạt động 2: II. Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào? (5 phút) Phương pháp: nêu vấn đề cần nghiên cứu, trực quan, thí nghiệm kiểm tra dự đoán, thí nghiệm nghiên cứu, quan sát, thảo luận nhóm, Bước 1: Từ những mẫu vật chứa chất béo, yêu cầu HS nêu trạng thái của chất béo? Bước 2: Học sinh khác nhận xét và rút ra kết luận. Bước 3: Ngoài tính chất vật lí trên, hãy dự đoán 1 số tính chất vật lí khác của chất béo mà các em đã biết?(HS: nhẹ hơn nước, không tan trong nước) Bước 4 (GV nêu vấn đề): Để chứng minh những điều trên các em hãy thực hiện thí nghiệm sau đây, đồng thời giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm (4 nhóm). Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm. Sau đó, GV lưu ý HS: Để thí nghiệm thành công, dễ quan sát chỉ được nhỏ 2-3 giọt dầu ăn, không được nhỏ quá nhiều, khi nhỏ phải nhỏ men theo thành ống nghiệm và lắc nhẹ. Bước 5: Các nhóm thực hiện thí nghiệm và ghi kết quả hiện tượng quan sát được theo yêu cầu vào phiếu học tập. Bước 6: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Qua quan sát thí nghiệm HS tự rút ra kết luận về tính chất vật lí quan trọng của chất béo: nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa ● Rõ ràng GV sử dụng phương pháp trên kết hợp với phương tiện dạy học chu đáo, nhấn mạnh thao tác thí nghiệm một cách tỉ mỉ đã giúp GV tiết kiệm được thời gian cho tiết học và 100% các nhóm đều có kết quả thí nghiệm chính xác.Chính vì thế, mà GV đã tạo cho các em niềm tin trong học tập, bởi thông 13
  5. qua thí nghiệm các em tự tìm ra kiến thức bài học, từ đó giúp HS yêu thích bộ môn. Hoạt động 3: III. Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào? (13 phút) Phương pháp: nêu vấn đề, so sánh, đàm thoại, tái hiện kiến thức cũ, thông báo. Do chất béo có cấu tạo và thành phần phân tử khác nhiều so với các hidrocacbon đã học, nếu GV chỉ thông báo đơn thuần công thức của glixerol, các axit béo, chất béo như sách giáo khoa thì HS sẽ học thuộc lòng, nhớ một cách máy móc, dễ nhầm và tiếp nhận những tri thức trên một cách thụ động. Do đó để các em khắc sâu kiến thức hơn, tôi xây dựng hệ thống câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, gợi mở nhằm giúp HS tự khám phá và giải quyết vấn đề trên cơ sở dựa vào các kiến thức cũ đã học như công thức cấu tạo của rượu etylic, axitaxetic, phản ứng este hoá. Ví dụ như khi dạy: * Công thức cấu tạo của glixerol Bước 1: GV thông báo glixerol có công thức cấu tạo thu gọn là: C3H5(OH)3 (kiến thức này HS không thể tìm tòi được). Bước 2: GV tái hiện kiến thức cũ ở HS đồng thời nêu nhiệm vụ cần giải quyết: + Công thức C3H5(OH)3 giống với công thức hóa học của chất nào đã học? (HS: Công thức C3H5(OH)3 giống với công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic: C2H5OH) + Yêu cầu HS so sánh với công thức cấu tạo của rượu etylic: C2H5OH ( Dựa vào kết quả kiểm tra bài cũ đã lưu ở trên bảng HS so sánh: Giống nhau: đều có nhóm –OH Khác nhau: glixerol: có 3 nhóm -OH Còn rượu etylic: có 1 nhóm –OH). Từ đó GV mở rộng thêm cho HS: + Rượu etylic thuộc nhóm rượu đơn chức (do có 1 nhóm –OH) + Glixerol cũng là rượu nhưng thuộc nhóm rượu đa chức (do có 3 nhóm –OH) 14
  6. Đồng thời giúp HS xác định gốc hidrocacbon C3H5 - có hóa trị (III) (vì liên kết với 3 nhóm –OH) Bước 3: Sau đó tôi yêu cầu HS viết công thức cấu tạo của glixerol dưới dạng triển khai dựa trên kiến thức cũ đã học (nguyên tắc viết công thức cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ và công thức cấu tạo dạng triển khai của rượu etylic). HS sẽ viết được công thức cấu tạo của glixerol dưới dạng triển khai (lưu ý HS khi ghi công thức cấu tạo nên ghi mạch C trước) là: CH2 - CH - CH2 OH - OH - OH * Công thức chung của các axit béo Bước 1: GV thông báo công thức của 1 số axit hữu cơ (axit béo) như: Axit stearic: C17H35-COOH (có trong ca cao, mỡ động vật ) Axit oleic: C17H33-COOH (có trong dầu oliu, ) Axit panmitic: C15H31-COOH (có trong mỡ động vật, dầu cọ ) Bước 2: Yêu cầu HS so sánh đặc điểm cấu tạo của các axit này với axitaxetic (CH3-COOH) đã học? (Dựa trên kiến thức kiểm tra bài cũ HS so sánh: + Giống nhau: đều có nhóm –COOH + Khác nhau: axit axetic có nhóm –COOH gắn với gốc hidrocacbon CH3- Còn các axit béo: có nhóm –COOH gắn với gốc hidrocacbon C17H35-, C17H33-, C15H31-, ) Bước 3: GV nêu vấn đề đồng thời HS giải quyết vấn đề dựa trên kết quả so sánh được: + Nếu kí hiệu các gốc hidrocacbon C17H35-, C17H33-, C15H31- là R- thì công thức chung của các axit béo như thế nào? (HS: R-COOH) 15
  7. + Yêu cầu HS phát biểu gốc axit RCOO- có hóa trị mấy? (HS: Hóa trị I, vì liên kết với 1 nguyên tử H) * Công thức chung của chất béo Bước 1: Dựa trên phương trình phản ứng este hóa: o H2SO4 đ, t CH3-COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O GV đặt vấn đề: Nếu thay CH3-COOH bằng 1 axit béo khác như C17H35-COOH và thay C2H5OH bằng 1 glixerol C3H5(OH)3 thì phản ứng trên có xảy ra không? Bước 2: Yêu cầu HS lên bảng hoàn thành phương trình phản ứng. HS sẽ dựa trên kiến thức kiểm tra bài cũ và hóa trị của gốc axit, gốc hidrocacbon C3H5- để hoàn thành công thức của sản phẩm: Axit, to 3 C17H35COOH + C3H5(OH)3 (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O Từ phương trình trên yêu cầu HS ghi dưới dạng phương trình tổng quát: Axit, to 3 R-COOH + C3H5(OH)3 (R-COO)3C3H5 + 3H2O (GV cần lưu ý HS: Khi lập phương trình nên cân bằng số gốc axit, gốc hidrocacbon trước, rồi mới đến H và O). Bước 3: Dựa trên công thức (R-COO)3C3H5, GV hướng dẫn HS hình thành định nghĩa chất béo, công thức chung của chất béo. GV nên nhấn mạnh: Chất béo không phải là hợp chất mà là hỗn hợp nhiều este, các este này do glixerol và các axit béo tạo nên. ● Với phương pháp như trên tôi khảo sát trắc nghiệm ngẫu nhiên 5 HS/ lớp, kết quả 100% các em nêu đúng các công thức: glixerol, các axit béo, chất béo. So với phương pháp trước đây, phương pháp này đã giúp cho HS không những hiểu được kiến thức mới (công thức glixerol, chất béo) mà còn khắc sâu kiến thức cũ (công thức rượu etylic, axitaxetic, este), điều đó giúp HS phát huy được tính tự học, tự nhận thức, tự tìm ra tri thức của bài học một cách chủ động, tích cực dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của GV. Hoạt động 4: IV. Chất béo có những tính chất hóa học quan trọng nào? (10 phút) 16
  8. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thông báo, tái hiện kiến thức cũ, so sánh. Vì các thí nghiệm thủy phân chất béo trong môi trường kiềm hoặc axit xảy ra rất chậm, không có hiện tượng rõ ràng và khó nhận biết nên không tiến hành các thí nghiệm này trên lớp được. Khi dạy phần: Phản ứng thủy phân chất béo trong axit GV tiến hành: Bước 1: GV nêu vấn đề: Cơ thể chúng ta hấp thụ chất béo như thế nào? (Điều này đã được học trong môn sinh học) Bước 2: GV cho HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit, đồng thời hướng dẫn HS ghi phương trình chữ của phản ứng: Chất béo+ nước → glixerol + các axit béo. Bước 3: Từ sơ đồ trên, yêu cầu HS lên bảng hoàn thành phương trình phản ứng bằng công thức của các chất vừa học: Axit, to (R-COO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3 R-COOH GV hướng dẫn HS thấy được phản ứng trên làm cho este bị phân tích bởi nước nên có tên là phản ứng thủy phân. Cho HS so sánh phản ứng thủy phân với phản ứng este hoá? (HS: Phản ứng giữa este với nước taọ ra axit và rượu (glixerol là rượu đa chức) là phản ứng thủy phân, nó ngược với phản ứng este hóa). Khi dạy: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm ta tiến hành: Bước 1: GV thông báo: Phản ứng thủy phân chất béo còn xảy ra khi đun nóng với dung dịch kiềm: Chất béo + dung dịch kiềm → glixerol + muối của các axit béo Bước 2: Tương tự HS cũng dựa vào công thức của các chất, hóa trị của các gốc axit đã học mà hoàn thành phương trình hóa học: to (R-COO)3C3H5 + 3NaOH C3H5(OH)3 + 3 R-COONa GV thông báo hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng (xà phòng bánh),vì vậy phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.(Cần nhấn mạnh phản ứng xà phòng hóa cũng là phản ứng thủy phân). 17
  9. GV nên dự kiến tình huống HS thắc mắc: Tại sao nhìn trên phương trình hóa học ta chỉ thấy có một muối (hoặc một axit) nhưng thực tế đó là một hỗn hợp muối (hoặc một hỗn hợp axit)? GV chỉ cần giải thích dưới dạng đơn giản nhất để HS dễ hiểu: “Vì chất béo là một hỗn hợp nhiều este và ngay cả trong một phân tử este cũng có nhiều gốc axit khác nhau nên khi thủy phân sẽ tạo ra một hỗn hợp muối (hoặc một hỗn hợp axit)”. GV liên hệ thực tế: Hiện nay bên cạnh xà phòng sản xuất từ chất béo người ta còn sản xuất các chất giặt rửa tổng hợp dạng bột gọi là “bột giặt” hay xà phòng bột, xà phòng kem, chúng xuất phát từ dầu mỏ và một số nguyên liệu khác. Để củng cố phần này GV cho HS hoạt động nhóm (1’). Bài tập: Hoàn thành các phương trình sau: axit, t o (C17H35COO)3C3H5 + H2O  ? + ? to (C17H33COO)3C3H5 + NaOH  ? + ? Hoạt động 5: V. Chất béo có những ứng dụng gì? (4 phút) Phương pháp: nêu vấn đề, trực quan, quan sát, so sánh, đàm thoại. GV nêu vấn đề: Chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể người và động vật? Bước 1: GV treo tranh vẽ biểu đồ so sánh năng lượng tỏa ra khi oxi hóa chất đạm, chất béo, chất bột. Bước 2: HS quan sát tranh và phát biểu. Bước 3: HS rút ra kết luận: Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật. Bước 4: GV chốt lại kiến thức, kết hợp giáo dục HS biết cách bảo vệ sức khỏe. Ngoài những ứng dụng trên, GV yêu cầu HS: Dựa vào những tính chất hóa học của chất béo nêu ứng dụng của chất béo trong công nghiệp (HS: điều chế glixerol và xà phòng) và cho biết cách bảo quản chất béo. Thứ năm: GV ra bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng tri thức. 18
  10. Sau khi dạy xong kiến thức của bài, tôi tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Đi tìm chìa khóa vàng” bằng cách chia lớp thành 2 đội: A và B (GV phổ biến luật chơi). GV treo bảng phụ: “ ĐI TÌM CHÌA KHÓA VÀNG” 1 2 3 4 5 6 Hàng dọc của từ: “Chìa khóa vàng” * Nội dung gợi ý từ hàng ngang: 1/ Hạt lạc còn có tên gọi là hạt gì? 2/ Một trong các dung môi dễ tìm hòa tan được chất béo (sản phẩm của dầu mỏ). 3/ Đây là tên của phản ứng dùng để sản xuất xà phòng. 4/ Thịt, cá, trứng, sữa, đậu que gọi chung là gì? 5/ Đây là từ chỉ một trong các biện pháp để bảo quản thực phẩm. 6/ Tên gọi của một loại este được tạo ra từ axit axetic và rượu etylic. ĐÁP ÁN 1 Đ A U P H O N G 2 X A G N 3 X A P H O N G H O A 4 T H U C P H A M 5 N H I Ê T Đ O T H A P 6 E T Y L A X E T A T 19
  11. Hàng dọc: Từ “Chìa khóa vàng” T H U Y P H A N ● Thông qua trò chơi “Đi tìm chìa khóa vàng”, tôi thấy các em rất hào hứng, sôi nổi, tham gia rất nhiệt tình, hăng hái và đa số các em hiểu bài, tiếp thu bài nhanh, trả lời rất chính xác các kết quả trò chơi. ● Với phương pháp giảng dạy trên, tôi đã khảo sát thực tế ngẫu nhiên của 2 lớp (91, 92) bằng cách kiểm tra 15 phút vào đầu giờ học của tiết sau cũng với nội dung như năm học 2010 -2011: Hãy trình bày tính chất hóa học của chất béo, viết phương trình hóa học minh họa? Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ điểm kiểm tra 15 phút của HS 91,92(năm học 2011 -2012) như sau: ĐIỂM KIỂM TRA 15 PHÚT TS Giỏi Khá TB Yếu Kém Năm học Lớp HS T T T T T % % % % % S S S S S 2010-2011 91, 92 70 7 10 10 14,3 27 38,6 20 28,6 6 8,5 2011 -2012 91,92 84 14 16,7 19 22,6 42 50 9 10,7 0 0 So với kết quả năm trước, kết quả kiểm tra 15 phút năm nay đạt tỉ tệ HS giỏi là tăng 7 (6,7%), HS khá là tăng 9(8,3%), HS yếu là giảm 11(giảm 17,9%), không có HS bị điểm kém. 2. Kết quả thực hiện. Trong từng tiết dạy, tôi thấy với phương pháp dạy học theo hướng giáo viên tổ chức để HS tích cực,chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới, như :Nêu và giải quyết vấn đề,sử dụng phương tiện dạy học Hóa học, sử dụng thí nghiệm hóa học,sử dụng bài tập Hóa học đã giúp các em nắm vững nội dung kiến thức lý thuyết, kĩ năng hoá học, giải quyết được bài tập Hóa học. Điều đó đã tạo cho HS yêu thích bộ môn qua từng tiết học dẫn đến chất lượng giáo 20
  12. dục ngày càng được nâng cao, với kết quả bài kiểm tra 1 tiết (tiết PPCT: 59) của HS khối 9 như sau: ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT (Hóa hữu cơ) TS Giỏi Khá TB Yếu Kém Năm học HS TS % TS % TS % TS % TS % 2010-2011 70 5 7,1 9 12,9 29 41,4 22 31,5 5 7,1 2011 -2012 84 15 17,9 22 26,2 37 44 10 11,9 0 0 So với chất lượng năm 2010 - 2011 thì chất lượng bài kiểm tra 1 tiết năm học 2011 - 2012 của bộ môn đạt tỉ lệ HS giỏi tăng 10,8 %, tỉ lệ học sinh khá tăng 13,3 %, tỉ lệ HS yếu giảm 19,6 %, không có HS bị điểm kém. IV. KẾT LUẬN. 1. Bài học kinh nghiệm. Để nâng cao chất lượng bộ môn hóa học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, là một giáo viên thì phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhệt tình trong công tác giảng dạy. Luôn phải tích cực học hỏi, trao dồi kiến thức chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua thực tế giảng dạy bộ môn hóa học nói chung và phương pháp dạy bài: “Chất béo” nói riêng tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, nhiệt tình giảng dạy. - Giáo viên cần quán triệt tư tưởng: Đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng một cách hợp lý tổng hợp các phương pháp dạy học vốn có kết hợp với một số kĩ thuật thiết kế, tổ chức hoạt động học tập của HS theo đúng mục tiêu mỗi bài học, nhằm mục đích phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của HS trong học tập bộ môn Hóa học. HS không chỉ nắm được các tri thức, kĩ năng cần lĩnh hội mà điều quan trọng hơn là có kĩ năng hoạt động thực tiễn để tìm tòi, phát 21
  13. hiện ra các tri thức, có kĩ năng hoạt động tích cực để giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo. - Giáo viên phải biết phân loại từng kiểu bài mà lựa chọn phương pháp, phương tiện kỹ thuật, sao cho phù hợp. - Giáo viên phải biết tích hợp một số nội dung môn học khác, giáo dục môi trường vào chương trình Hóa học. - Tuyệt đối GV phải ghi bảng cẩn thận, chính xác, trình bày bảng khoa học, phải có sổ tay, bảng thống kê các bài kiểm tra để theo dõi cách ghi công thức cấu tạo, kĩ năng lập phương trình hóa học, nhận biết các chất hữu cơ, của mỗi học sinh để từng bước theo dõi mức độ tiến bộ nhằm tuyên dương, thúc đẩy tinh thần học tập của các em. Đồng thời giáo viên cũng biết được những kiến thức mà học sinh bị hỏng để kèm cặp, uốn nắn kịp thời, nhằm tạo cho các em niềm tin trong học tập, không khí lớp học thoải mái hơn. - Bản thân GV phải có tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm nâng cao tiềm lực về hóa học như kiến thức Hóa học, kĩ năng thí nghiệm hóa học, kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học và áp dụng công nghệ thông tin vào bài học. - Giáo viên biết xác định đúng và nắm vững yêu cầu trọng tâm từng tiết học, giảm bớt thì giờ dành cho những phần dễ và tương đối đơn giản để có đủ thời gian tập trung vào những phần trọng tâm của bài; ưu tiên dành thì giờ cho việc sử dụng thí nghiệm hóa học và luyện tập, làm bài tập ở những phần trọng tâm. 2. Ý nghĩa. Tóm lại, trong giảng dạy bộ môn Hóa học ở bậc phổ thông cơ sở nói chung, Hóa học lớp 9 nói riêng, giáo viên định ra hướng dạy giúp học sinh vận dung kiến thức lí thuyết để giải quyết bài tập và rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học là một trong những phương pháp vô cùng quan trọng. Qua thực tế giảng dạy tôi đã vận dụng có hiệu quả, học sinh chẳng những lĩnh hội được và đạt kết quả khả quan trong việc học môn Hóa học lớp 9 nói riêng mà còn hứng 22
  14. thú trong học tập nghiên cứu, tạo tiền đề cho các em phấn đấu và phát huy tính sáng tạo của mình trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu làm tốt những điều trên thì bản thân mỗi giáo viên đã đóng góp công sức đáng kể vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. Góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, đưa trình độ văn hóa nước ta xích lại gần với trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. 3. Kiến nghị. Chính vì những khó khăn trên, tôi xin phép được kiến nghị đến các cấp lãnh đạo xem xét: - Xây dựng phòng thực hành bộ môn cho trường. - Cung cấp thêm bàn ghế cho HS (đúng quy cách). Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân, tôi mong rằng sẽ đóng góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong công tác giáo dục nói chung và giảng dạy Hóa học nói riêng cho các đồng nghiệp. Với một bài viết ngắn gọn này, có lẽ vẫn còn một số mặt chưa sâu sắc, tôi rất mong được sự đóng góp của quý Thầy cô, anh chị đồng nghiệp để việc thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành. Xin chân thành cảm ơn! Rạch giá, ngày 15 tháng 04 năm 2012 Người viết Quách Ngọc Uyển 23
  15. Ý KIẾN XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG TĐ- KT TRƯỜNG ___ ___ ___ ___ ___ ___ Ý KIẾN XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG TĐ- KT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH KIÊN GIANG ___ ___ ___ ___ ___ ___ 24
  16. MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Bối cảnh lịch sử 1 2. Lý do chọn đề tài 1 3. Phạm vi và đối tượng của đề tài 2 3.1. Phạm vi đề tài 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Mục đích đề tài 3 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3 II. PHẦN NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Thực trạng vấn đề 4 2.1. Thuận lợi 4 2.2. Khó khăn 5 3. Những hạn chế và khó khăn khi dạy bài: “Chất béo” 5 III. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ 7 1. Giải pháp thực hiện 7 2. Kết quả thực hiện 19 IV. KẾT LUẬN 20 1. Bài học kinh nghiệm 20 2. Ý nghĩa 21 3. Kiến nghị 22 25
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Hóa học 9 (Nhà xuất bản Giáo Dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011). - Sách giáo viên Hóa học 9 (Nhà xuất bản Giáo Dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011). - Thiết kế bài giảng Hóa học 9 (Nhà xuất bản Hà Nội – Cao Cụ Giác, chủ biên, năm 2005). - Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007), nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 – Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. 26