Bài dạy Hóa học Lớp 9 - Chủ đề 1: Axit cacbonic-Muối cacbonat-Silic - Năm học 2019-2020

Trọng tâm kiến thức: 
- Biết được tính chất của axit cacbonic. 
- Biết được tính chất hóa học và ứng dụng của muối cacbonat.  
- Biết được tính chất của silic, silic đioxit. 
- Biết được một số ứng dụng của silic và silic đioxit và muối silicat. 
PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP  
1) Phương pháp học tập : tìm tòi, nghiên cứu. 
2) Nội dung học tập : làm các nội dung trong đề cương theo yêu cầu của GV.
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 4880
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Hóa học Lớp 9 - Chủ đề 1: Axit cacbonic-Muối cacbonat-Silic - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_hoa_hoc_lop_9_chu_de_1_axit_cacbonic_muoi_cacbonat_s.pdf

Nội dung text: Bài dạy Hóa học Lớp 9 - Chủ đề 1: Axit cacbonic-Muối cacbonat-Silic - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN: HÓA 9 TUẦN 32 (Từ ngày 04/ 05/2020 đến ngày 09 /05 /2020) CHỦ ĐỀ 1. AXIT CACBONIC – MUỐI CACBONAT – SILIC Trọng tâm kiến thức: - Biết được tính chất của axit cacbonic. - Biết được tính chất hóa học và ứng dụng của muối cacbonat. - Biết được tính chất của silic, silic đioxit. - Biết được một số ứng dụng của silic và silic đioxit và muối silicat. PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP 1) Phương pháp học tập : tìm tòi, nghiên cứu. 2) Nội dung học tập : làm các nội dung trong đề cương theo yêu cầu của GV. 1
  2. CHỦ ĐỀ 1. AXIT CACBONIC – MUỐI CACBONAT – SILIC CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1 . VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Bài 1. Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau CO2 + NaOH CaCO3 + H2SO4 CaO + CO2 Na2O + SiO2 Na2SiO3 + H2O CaSiO3 Na2CO3 Na2CO3 + H2O + CO2 Bài 2. Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển biến đổi sau: (1) (2) (3) (4) a) C → CO2 → NaHCO3 → CO2 → Na2CO3 (1) (2) (3) (4) b) Canxi oxit → Canxi hidroxit → Canxi cacbonat → Cacbon đioxit → Natri hidrocacbonat Bài 3. Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể tác dụng với nhau, viết các PTHH có xảy ra phản ứng: a) H2SO4 và KHCO3 d) CaCl2 và Na2CO3 b) K2CO3 và NaCl e) Ba(OH)2 và K2CO3 c) MgCO3 và HCl f) Na2CO3 và CaCl2 2
  3. DẠNG 2 . NÊU HIỆN TƯỢNG XẢY RA – VIẾT PTHH Bài 1. Viết phương trình hóa học và mô tả hiện tượng xảy ra của các thí nghiệm sau: a) Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn mẩu nhỏ muối natri cacbonat Na2CO3 b) Nhỏ từ từ dung dịch kali cacbonat K2CO3 vào ống nghiệm có chứa sẵn dung dịch canxi hidroxit Ca(OH)2 c) Đun nóng muối CaCO3, dẫn sản phẩm đi qua ống nghiệm có chứa sẵn dung dịch canxi hidroxit Ca(OH)2 Bài 2. Đun nóng một lượng muối natri hidrocacbonat NaHCO3 , thấy có khí thoát ra dẫn đi qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Mô tả lần lượt các hiện tượng xảy ra trong các phản ứng trên. 3
  4. DẠNG 3. BÀI TOÁN HIỆU SUẤT Bài 1. Nhiệt phân hoàn toàn 25 gam CaCO3. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi phản ứng đạt hiệu suất 80%. Bài 2. Một loại đá vôi có chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống CaO. a) Hiệu suất đạt 100% b) Hiệu suất đạt 80% DẠNG 4. BÀI TOÁN NỒNG ĐỘ MOL – NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM 4
  5. Bài 1. Cho 100ml dung dịch Na2CO3 1M tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch Ba(OH)2 a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng chất kết tủa thu được. c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Ba(OH)2 dùng cho phản ứng trên. Bài 2. Trộn 50 ml dung dịch Na2CO3 0,5M với 150 ml dung dịch CaCl2 0,2M thì thu được chất kết tủa A và dung dịch B. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch B. Biết thể tích dung dịch sau khi trộn không thay đổi đáng kể. 5