Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Tập làm thơ bốn chữ - Năm học 2019-2020

Tập làm văn TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ 
I. Mục tiêu cần đạt 
1) Kiến thức 
    - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ. 
    - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bố chữ nói 
chung. 
2) Kĩ năng 
 - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi học và đọc thơ ca. 
- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ. 
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm văn 
bốn chữ. 
II. Tiến trình bài học
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Tập làm thơ bốn chữ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_ngu_van_lop_6_bai_tap_lam_tho_bon_chu_nam_hoc_2019_2.pdf
  • pdfVAN 6_HD_TUAN 27.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Tập làm thơ bốn chữ - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: NGỮ VĂN 6 TUẦN 27 (Từ ngày 30/3/2020 đến ngày 04/04/2020) Tập làm văn TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ I. Mục tiêu cần đạt 1) Kiến thức - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ. - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bố chữ nói chung. 2) Kĩ năng - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi học và đọc thơ ca. - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ. - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm văn bốn chữ. II. Tiến trình bài học 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của thơ bốn chữ - Số chữ: 4 chữ - Số câu, đoạn: khôn giới hạn - Vần: vần chân, vần lưng + Vần chân: là vần được gieo vào cuối dòng thơ. + Vần lưng: là vần được gieo ở giữa dòng thơ. - Gieo vần: vần liền, vần cách + Vần liền: là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.
  2. + Vần cách: là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. 2. Hoạt động 2: Tập làm thơ bốn chữ - Chuẩn bị đoạn thơ bốn chữ và cho biết: + Nội dung. + Đặc điểm (vần, nhịp) III. Học sinh hoàn chỉnh các yêu cầu sau : + Đọc kĩ ngữ liệu thơ SGK/ Ngữ Văn 6 – kì II / tr84 - 85 + Hoàn chỉnh phiếu học tập sau. PHIẾU HỌC TẬP STT CÂU HỎI PHẦN HỌC SINH TRẢ LỜI 1 Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong đoạn . . thơ sau : « Mây lưng chừng hàng . . Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi » (Xuân Diệu) 2 Trong hai đoạn thơ sau, đoạn . nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách? « Cháu đi đường cháu . . Chú lên đường ra . Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà » (Tố Hữu) . . « Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ . Thì nghé theo đàn . Nghé chớ đi càn Kẻ gian nó bắt » (Đồng dao)
  3. 3 Một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó . và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp : . “Em bước vào đây . Gió hôm nay lạnh, Chị đốt than lên, . Để em ngồi sưởi. . Nay chị lấy chồng . ở mãi Giang Đông Dưới làn mây trắng . Cách mấy con đò.” . (Chị em – Lưu Trọng Lư) Dặn dò : 1) Nhớ đặc điểm của thơ bốn chữ 2) Soạn bài : ‘Mưa’. Câu hỏi soạn bài : - Cơn mưa được tả qua mấy giai đoạn ? Dựa vào thứ tự miêu tả, hãy tìm bố cục của bài thơ ? - Tìm những động từ và tính từ miêu tả về trạng thái, hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa, nhận xét về cách sử dụng các từ ấy ? - Tìm và phân tích các trường hợp sử dụng phép nhân hóa trong miêu tả thiên nhiên của bài thơ. Phân tích tác dụng của chúng ? - Nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong bốn câu cuối của bài thơ ?