Bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 21+22

I/ Học sinh đọc (Đọc trôi chảy, lưu loát kết hợp đọc diễn cảm với giọng tự hào, ca ngợi) bài đọc. Tìm từ khó, giải nghĩa từ. (Sử dụng phần chú giải, Từ điển Tiếng Việt)

II/ Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa(SGK) trang 23.

1/ Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" là gì? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu)

2/ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? (Gợi ý: Đọc đoạn 2)

3/ Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?  (Gợi ý: Đọc đoạn 2,3)

4/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? (Gợi ý: Đọc đoạn 4)

5/Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu)

docx 16 trang Hạnh Đào 13/12/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 21+22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_day_tap_doc_lop_4_tuan_2122.docx

Nội dung text: Bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 21+22

  1. TẬP ĐỌC Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) Bài đọc: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
  2. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM Chú thích: - Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động. - Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái. - Cương vị: vị trí công tác, chức vụ. - Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội. - Cống hiến: đóng góp có giá trị. - Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung. - Quốc phòng: bảo vệ đất nước. - Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.
  3. NỘI DUNG HỌC TẬP: I/ Học sinh đọc (Đọc trôi chảy, lưu loát kết hợp đọc diễn cảm với giọng tự hào, ca ngợi) bài đọc. Tìm từ khó, giải nghĩa từ. (Sử dụng phần chú giải, Từ điển Tiếng Việt) II/ Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa(SGK) trang 23. 1/ Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" là gì? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu) 2/ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? (Gợi ý: Đọc đoạn 2) 3/ Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? (Gợi ý: Đọc đoạn 2,3) 4/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? (Gợi ý: Đọc đoạn 4) 5/Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu) III/ Bài tập tổng hợp: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D trước ý trả lời đúng nhất 1.Bài đọc tôn vinh Trần Đại Nghĩa với danh hiệu gì? A. Anh hùng Lao động B. Anh hùng Cứu quốc C. Anh hùng Vũ trang D. Anh hùng Giải phóng dân tộc 2. Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu? A. Vĩnh Long B. Sài Gòn
  4. C. Bạc Liêu D. Hà Nội 3. Em hiểu "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" nghĩa là gì? A. Là thể hiện lòng yêu nước bằng cách đem sức mình cứu Tổ quốc. B. Là nghe theo lời khuyên, lời dạy bảo của thế hệ đi trước. C. Là nghe theo tiếng gọi tâm linh từ các thế lực siêu nhiên. D. Là nghe lời cha mẹ, sống gắn bó với gia đình, người thân. 4. Trần Đại Nghĩa đã có hành động như thế nào khi "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc"? A. Rời bỏ quê hương, bôn ba nước ngoài để tìm con đường cứu nước. B. Rời xa gia đình, tích cực học hỏi để cống hiến cho đất nước. C. Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. D. Rời bỏ đất nước để không chịu bom đạn của chiến tranh. 5. Trần Đại Nghĩa không chế tạo loại vũ khí nào dưới đây? A. Súng thần công B. Bom bay C. Súng không giật D. Ba-dô-ca 6. Đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thuộc lĩnh vực nào? A. Ngoại giao B. Khoa học C. Kinh tế D. Văn hóa
  5. IV/ ĐÁP ÁN: ➢ Trả lời câu hỏi: 1/ Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" là gì? Trả lời: Đất nước đang bị giặc xâm lăng nên rất cần người tài giỏi để giúp nước, đánh đuổi ngoại xâm. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là lòng yêu nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2/ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? Trả lời: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, ông Trần Đại Nghĩa với cương vị là Cục trưởng Cục Quân giới, đã cùng anh em nghiên cứu chế ra nhiều loại vũ khí lợi hại như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe táng và lô cốt giặc, Nhờ đó, bộ đội ta có thể tấn công quân giặc và thu nhiều thắng lợi. 3/ Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? Trả lời: Trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, với cương vị Chủ nhiệm ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước ông đã có nhiều đóng góp xây dựng nền khoa học kĩ thuật non trẻ của nước nhà. 4/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? Trả lời: Để ghi nhớ công lao và thành tích lớn của ông, nãm 1948, Chính phủ đã phong ông hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng lao động. Ông được tặng nhiều huân chương cao quý và giải thưởng Hồ Chí Minh.
  6. 5/Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? Trả lời: Theo em, ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn lao như vậy là vì: - Khi còn trẻ tuổi ông đã có ý chí học tập tốt, quyết vươn lên đạt tới những đỉnh cao về kiến thức. - Ông là người giàu lòng yêu nước nên sẵn sàng từ bỏ cuộc sống đầy đủ ở nước ngoài để trở về phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. => Nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. ➢ Đáp án trắc nghiệm: 1.Bài đọc tôn vinh Trần Đại Nghĩa với danh hiệu gì? A. Anh hùng Lao động 2. Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu? A. Vĩnh Long 3. Em hiểu "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" nghĩa là gì? A. Là thể hiện lòng yêu nước bằng cách đem sức mình cứu Tổ quốc. 4. Trần Đại Nghĩa đã có hành động như thế nào khi "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc"? C. Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. 5. Trần Đại Nghĩa không chế tạo loại vũ khí nào dưới đây? A. Súng thần công 6. Đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thuộc lĩnh vực nào? B. Khoa học
  7. TẬP ĐỌC Bè xuôi sông La (Trang 26) Bài đọc: Bè xuôi sông La Bè ta xuôi sông La Dẻ cau cùng táu mật Muồng đen và trai đất Lát chun rồi lát hoa. Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi. Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê. Ta nằm nghe, nằm nghe
  8. Giữa bốn bề ngây ngất Mùi vôi xây rất say Mùi lán cưa ngọt mát Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoa lúa trổ Khói nở xòa như bông. VŨ DUY THÔNG Chú thích: - Sông La: con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh. - Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa: tên các loại gỗ quý. NỘI DUNG HỌC TẬP: I/ Học sinh đọc (Đọc trôi chảy, lưu loát kết hợp đọc diễn cảm với nhẹ nhàng, tình cảm) bài đọc. Tìm từ khó, giải nghĩa từ. (Sử dụng phần chú giải, Từ điển Tiếng Việt) II/ Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa (SGK) trang 27. 1/Sông La đẹp như thế nào? (Gợi ý: Đọc đoạn 1 và 2) 2/ Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? (Gợi ý: Đọc đoạn 2) 3/ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? (Gợi ý: Theo con những chiếc bè chở gỗ xuôi sông La này được dùng để làm gì?) 4/ Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? (Gợi ý: Suy nghĩ trả lời theo cách mình hiểu) III/ Bài tập tổng hợp: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D trước ý trả lời đúng nhất
  9. 1. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của con sông nào? A. Sông Cầu B. Sông Hậu C. Sông La D. Sông Lô 2. Tác giả miêu tả con sông La như thế nào? A. Hiền hòa, đỏ nặng phù sa. B. Giận dữ và đục ngầu. C. Đẹp và thơ mộng. D. Lộng lẫy và kiêu sa. 3. Chiếc bè gỗ xuôi sông La được ví với cái gì? A. Bầy trâu B. Đôi hàng mi C. Đàn chim D. Cái lược 4. Cách so sánh bè gỗ như bầy trâu có gì hay? A. Khiến hình ảnh thơ trở nên thô và sai lệch. B. Khiến hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa sinh động. C. Khiến hình ảnh thơ vừa trìu tượng vừa rườm rà. D. Khiến gợi hình ảnh con trâu xấu xí 5. Câu thơ "Trong đạn bom đổ nát / Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? A. Trải qua chiến tranh, đau thương, đổ nát, chỉ còn lại vài mảnh ngói, nếp nhà. B. Trải qua chiến tranh, con người vẫn đứng dậy xây dựng quê hương giàu đẹp. C. Trải qua chiến tranh, đau thương, đổ nát, vẫn tìm thấy ánh sáng của sự sống. D. Tất cả các ý trên
  10. 6. "Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoa lúa trổ Khói nở xòa như bông." Đoạn thơ trên nói lên điều gì về con người để dựng xây đất nước sau chiến tranh? A. Con người vui vẻ, hòa đồng và mến khách. B. Con người đầy trí tuệ, tài năng và giàu nghị lực. C. Con người năng động, giàu khát vọng vươn lên. D. Con người đầy sức khỏe 7. Nội dung của bài Bè xuôi sông La là gì? A. Ca ngợi con người sông La tài năng, sức mạnh và nghị lực góp phần dựng xây đất nước. B. Ca ngợi vẻ đẹp con sông và người sông La giàu trí tuệ, nghị lực, góp phần dựng xây đất nước. C. Ca ngợi vẻ đẹp của con sông La. D. Ca ngợi sự giàu đẹp của quê hương: vừa thơ mộng hữu tình vừa giàu tài nguyên thiên nhiên. 8. Thông tin trong dòng nào dưới đây không đúng về bài thơ? A. Sông La còn có tên gọi khác là sông Hồng. B. Con sông La nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. C. Bài thơ do Vũ Duy Thông sáng tác. D. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp con sông và con người sông La.
  11. V/ ĐÁP ÁN: ➢ Trả lời câu hỏi: 1/Sông La đẹp như thế nào? Trả lời: Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Sóng nước long lanh dưới nắng như từng lớp vảy cá. Người đi bè trên sông La nghe vang vọng tiếng chim hót trên bờ đê. 2/ Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? Trả lời: Chiếc bè gỗ được ví: Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả Cách ví von này hay ở chỗ nó thể hiện cảnh bè gồ trên sông hiện lên cụ thể, sống động. Nó gợi ra một không khí thanh bình, yên ả của một vùng quê tươi đẹp. 3/ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? Trả lời: Đi trên bè, tác giả nghĩ tới mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng vì bè này là bè gỗ khai thác được từ trên rừng, được chuyên chở về miền xuôi để phục vụ việc xây dựng nhà cửa và để làm ra các vật dụng cần thiết cho cuộc sống. 4/ Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? Trả lời: Hình ảnh:
  12. “Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng” Nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Trong chiến tranh, bom đạn của địch đổ xuống phá hoại nhà cửa, xóm làng của chúng ta. Chúng ta vẫn không sợ chúng, vẫn anh dũng đánh trả những đòn chí tử và khi ta đã hoàn toàn chiến thắng, ta lại xây dựng lại cửa nhà khang trang to đẹp hơn.  Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La. Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù. ➢ Đáp án trắc nghiệm: 1. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của con sông nào? C. Sông La 2. Tác giả miêu tả con sông La như thế nào? C. Đẹp và thơ mộng. 3. Chiếc bè gỗ xuôi sông La được ví với cái gì? A. Bầy trâu 4. Cách so sánh bè gỗ như bầy trâu có gì hay? B. Khiến hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa sinh động. 5. Câu thơ "Trong đạn bom đổ nát / Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? D. Tất cả các ý trên 6. "Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoa lúa trổ Khói nở xòa như bông."
  13. Đoạn thơ trên nói lên điều gì về con người để dựng xây đất nước sau chiến tranh? B. Con người đầy trí tuệ, tài năng và giàu nghị lực. 7. Nội dung của bài Bè xuôi sông La là gì? B. Ca ngợi vẻ đẹp con sông và người sông La giàu trí tuệ, nghị lực, góp phần dựng xây đất nước. 8. Thông tin trong dòng nào dưới đây không đúng về bài thơ? A. Sông La còn có tên gọi khác là sông Hồng.
  14. TẬP ĐỌC TUẦN 22 Sầu riêng ( Trang 34, 35) Bài đọc: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. MAI VĂN TẠO * Chú thích: - Mật ong già hạn: mật ong để lâu hơn thời hạn thu hoạch. - Hoa đậu từng chùm: hoa mọc thành từng chùm. - Hao hao giống: hơi hơi giống. - Mùa trái rộ: thời gian cây nhiều quả nhất. - Đam mê: ham thích quá mức. Hoa sầu riêng
  15. ➢ NỘI DUNG HỌC TẬP: I/ Học sinh đọc (Đọc trôi chảy, lưu loát kết hợp đọc diễn cảm) bài đọc. Tìm từ khó, giải nghĩa từ. (Sử dụng phần chú giải, Từ điển Tiếng Việt) II/ Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa(SGK) trang 35 Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? ( Gợi ý: đọc đoạn văn thứ nhất.) Câu 2 : Dựa vào bài văn này, hãy miêu tả những nét đặc sắc của: a) Hoa sầu riêng ( Gợi ý: đọc đoạn văn thứ 2.) b) Quả sầu riêng ( Gợi ý: đọc đoạn văn thứ 2.) c) Dáng cây sầu riêng ( Gợi ý: đọc đoạn văn thứ 3.) Câu 3: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng. ( Gợi ý: đọc kĩ trong bài những câu văn bày tỏ tình cảm trực tiếp hoặc gián tiếp của tác giả đối với cây sầu riêng.) III. Đáp án: Phần trả lời câu hỏi Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của miền Nam nước ta. Câu 2: a) Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc như sau: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm có mùi hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, ở giữa lác đác vài nhụy nhỏ li ti. b) Quả sầu riêng có những đặc điểm như sau: Quả sầu riêng có gai nhọn lớn hơn gai mít, bao bọc xung quanh vỏ. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến. Mỗi trái sầu riêng có lớp vỏ dày. Trái sầu riêng chín tỏa hương thơm nức. Đó là mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi. Hương sầu riêng có vị béo của trứng gà, vị ngọt của mật ong. c) Dáng cây sầu riêng có các đặc điểm sau: Cây có thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại như là lá héo.
  16. Câu 3: Các câu văn sau đây thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng: - Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. - Hương vị quyến rũ đến lạ kì, Khi trái chín hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê. => Nội dung : Hiểu được giá trị và vẻ đẹp đặc sắc về hoa, quả, dáng cây của cây sầu riêng.