Bài hướng dẫn môn Chính tả Lớp 4 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.

Được phát động từ tháng 4-2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,…

Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba người là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba),…

60 bức tranh được chọn treo ở triễn lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

                                                                                       Theo báo ĐẠI ĐOÀN KẾT

docx 5 trang Hạnh Đào 14/12/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Chính tả Lớp 4 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_chinh_ta_lop_4_tuan_24_truong_tieu_hoc_tra.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Chính tả Lớp 4 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC- CHÍNH TẢ (TUẦN 24) I/ TẬP ĐỌC: 1. Bài đọc 1: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN – 50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước. – 60 tranh được trưng bày. – 46 giải thưởng. – Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ. UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn. Được phát động từ tháng 4-2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,
  2. Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba người là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba), 60 bức tranh được chọn treo ở triễn lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. Theo báo ĐẠI ĐOÀN KẾT * Chú giải: – UNICEF (u-ni-xép): Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc. – Thẩm mĩ: sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp. – Nhận thức: khả năng nhận ra và hiểu biết vấn đề. – Khích lệ: tác động làm cho tinh thần hăng hái thêm lên. – Ý tưởng: ý nghĩ, dự định. – Ngôn ngữ hội họa: đường nét, màu sắc trong tranh. Chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn Nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. Giọng đọc cả bài: Bài văn đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca và nhấn giọng ở các từ ngữ: hòn lửa, sập cửa, căng buồm, hát, gõ thuyền. * Ngắt nghỉ câu dài: UNICEF Việt Nam Tiền Phong / vừa tổng kết với chủ đề / “Em muốn sống an toàn” Các họa sĩ nhỏ tuổi phòng tránh tai nạn / mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa/ sáng tạo đến bất ngờ. Học sinh đọc bài “Vẽ về cuộc sống an toàn” và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1. Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? Trả lời: Chủ đề của cuộc thi vẽ là Em muốn sống an toàn, một chủ đề liên quan đến vấn đề luật lệ giao thông.
  3. Câu 2. Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? Trả lời: Thiếu nhi nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi nên chỉ trong vòng 4 tháng Ban tổ chức đã nhận được 50.000 bức tranh từ cả nước gửi về. Câu 3. Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? Trả lời: Nhận thức tốt của các em về chủ đề cuộc thi thể hiện ở tên của các tác phẩm như: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất; Gia đình em được bảo vệ an toàn; Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường; Chở ba người là không được; Đặc biệt nhận thức này còn thể hiện ở nội dung phong phú của các bức tranh. Câu 4. Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em? Trả lời: Những nhận xét sau đây đã thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em: Tranh của các em có “màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ sáng tạo đến bất ngờ.” Câu 5. Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì? Trả lời: Những dòng in đậm ở đầu bản tin có giá trị thông báo về số lượng tác phẩm dự thi, số lượng các tranh được gửi và nêu lên một nhận xét khái quát về nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em. 2. Bài đọc 2: Đoàn thuyền đánh cá (trích) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng, Cá thu Biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
  4. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. HUY CẬN * Chú giải: - Thoi: bộ phận của khung cửi hay máy dệt để luồn sợi trong khi dệt vải. Chia đoạn: 5 đoạn (mỗi khổ là 1 đoạn) Nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động Giọng đọc cả bài: GV đọc diễn cảm cả bài, với giọng nhịp nhàng, khẩn trương. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, ca ngợi tinh thần lao động sôi nổi, hào hứng của những người đánh cá Học sinh đọc bài “Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? Trả lời: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn buông xuống. Câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng đã cài then, đêm sập cửa" cho em biết điều đó. Câu 2. Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? Trả lời: Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc bình minh xuất hiện. Những câu thơ "Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng", Mặt trời đội biển nhô màu mới" cho em biết điều đó. Câu 3. Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển. Trả lời: Đó là những hình ảnh: - Mặt trời xuống biển như hòn lửa. - Sóng đã cài then đêm sập cửa. - Mặt trời đội biển nhô màu mới. - Mặt cá huy hoàng muôn dặm khơi. Câu 4. Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? Trả lời: Công việc đánh cá của người lao động được miêu tả thật đẹp, thật sôi nổi và hào hứng. - Câu hát căng buồm cùng gió khơi
  5. - Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng, Cá thu Biển Đông như đàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng - Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao. - Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Cảnh người lao động đánh cá đẹp, sôi nổi, tươi vui huy hoàng như một ngày hội lớn. Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của biển cả và cảnh lao động của người đánh cá thật đẹp thật sôi nổi hào hứng. II/ CHÍNH TẢ: 1. Nghe - viết: Họa sĩ Tô Ngọc Vân Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám với các bức tranh Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Nước nhà độc lập, ông hăng hái tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội họa của mình. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân công hỏa tuyến, vẽ nhiều tranh và kí họa về họ. Đáng tiếc, chỉ trước ngày chiến thắng gần một tháng, người nghệ sĩ tài năng đã ngã xuống khi chưa đầy 50 tuổi. Theo TỪ ĐIỂN CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM 2. Bài tập: (Bài 2 trang 56 SGK lớp 4 tập 2) a) Điền truyện hay chuyện vào chỗ chấm: Kể phải trung thành với , phải kể đúng tình tiết của câu , các nhân vật có trong Đừng biến giờ kể thành giờ đọc b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào các chữ in đậm: - Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn mơ. - Nó cứ tranh cai mà không lo cai tiến công việc.