Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Làng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trường Sơn

II. Đọc – Hiểu văn bản.

1- Tình huống truyện:

2. Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai:

a, Trước khi nghe tin làng theo giặc:

- Phải xa làng đi tản cư, ông nhớ làng da diết.

- Ông nghe được nhiều tin hay: những chiến thắng của quân ta.

-> Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá.

…Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. … Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá…

…Gặp ai quen ông Hai cũng níu lại cười cười:

- Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!

…Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”

ppt 15 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 4880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Làng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_67_lang_nam_hoc_2019_2020_nguye.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Làng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trường Sơn

  1. ? Trong truyện Làng nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào ? Tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc. Tình huống này đối lập hẳn với việc ông Hai yêu làng, yêu nước thiết tha, ông tự hào lắm về làng ông là làng kháng chiến, làng quê có tinh thần cách mạng ghê lắm . Từ đó đã bộc lộ được tâm trạng của nhân vật một cách sâu sắc, tinh tế. 2
  2. TIẾT 67: VĂN BẢN KIM LÂN 3
  3. II. Đọc – Hiểu văn bản. 1- Tình huống truyện: 2. Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai: a, Trước khi nghe tin làng theo giặc: - Phải xa làng đi tản cư, ông nhớ làng da diết. - Ông nghe được nhiều tin hay: những chiến thắng của quân ta. -> Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá Gặp ai quen ông Hai cũng níu lại cười cười: - Nắng này là bỏ mẹ chúng nó! Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?” => Một người nông dân vui tính, chất phác, có tấm lòng gắn bó 4 với với làng quê kháng chiến.
  4. THẢO LUẬN NHÓM: Thời gian: 3 phút Khi mới nghe tin làng mình theo giặc tâm trạng của Ông Hai như thế nào? Liệt kê các chi tiết thể hiện tâm trạng đó ? (Nét mặt, cử chỉ, trạng thái ) GỢI Ý NỘI DUNG * Tâm trạng: đau đớn tái tê, cảm thấy bị xúc phạm, tủi hổ dằn vặt và ông mất đi niềm hạnh phúc của mình. + Sững sờ, bàng hoàng vì tin đến bất ngờ, đột ngột, hụt hẩng. + Cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân + Ông lặng đi, rặn è è, giọng lạc hẳn + Đánh lảng, cúi gằm mặt mà đi + Về đến nhà, nằm vật ra giường 5
  5. ? Những ngày ở nhà và khi mụ chủ đánh tiếng đuổi đi ông Hai có tâm trạng như thế nào ? Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng đó? GỢI Ý Tâm trạng ông Hai: - Xót xa, uất hận, nhục nhã ê chề. - Ám ảnh biến thành nỗi lo sợ thường xuyên trong ông. - Băn khoăn, day dứt, đấu tranh tâm lí. - Ông Hai bế tắc, tuyệt vọng vào cuộc sống phía trước. Chi tiết: - Ông Hai không bước chân ra đến ngoài. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong nhà để nghe ngóng tình hình. - “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!” - Ông Hai nghĩ rợn cả người Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu 6 thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
  6. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lỵ con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: - À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài 7 phần.
  7. ? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? GỢI Ý + Để giải toả bớt nỗi đau đớn, cực nhục ->Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu của ông (ông muốn đứa con nhớ câu " Nhà ta ở làng Chợ Dầu ) + Bày tỏ tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ (Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu soi xét cho bố con ông đơn sai ) -> như để mình minh oan cho mình nữa. Tình yêu sâu nặng, bền vững và thiêng liêng đối với làng và Tổ quốc. 8
  8. ? Khi biết tin làng mình không theo giặc, tâm trạng của ông Hai có sự thay đổi như thế nào? Tìm một số biểu hiện của tâm trạng đó? Tâm trạng: - Ông vui mừng, hớn hở, lập tức đi báo tin cho mọi người biết và lại khoe về cái làng của mình. - Hạnh phúc, sung sướng đến cực điểm khi làng ông không theo giặc. Chi tiết: "Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy ". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn![ ] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.", "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.[ ] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". => Ông Hai là người nông dân chất phác, yêu làng tha thiết, chân thành, có tinh thần kháng chiến, tình yêu đất nước và luôn tin9 tưởng vào cách mạng.
  9. ? Qua việc phân tích, em có cảm nhận gì về nhân vật ông Hai ? 1.Thể hiện chân thực, cảm động tình yêu làng, yêu nước tha thiết của ông Hai Nội dung 2.Thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân những năm đầu kháng chiến chống Pháp. ? Em hãy chỉ ra những nét nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong văn bản ? 1. Miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, tinh tế, sâu sắc. Nghệ 2. Ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ. thuật 3. Xây dựng cốt truyện đơn giản, tình huống truyện độc đáo, gay cấn. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung. 2. Nghệ thuật: * Ghi nhớ: sgk/174 10
  10. IV. LUYỆN TẬP: ? Em hãy chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Chỉ ra tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả nhân vật ? GỢI Ý: Một số đoạn như: khi ông Hai nghe tin làng theo giặc, ông nằm lì ở trong nhà vừa lo lắng vừa đau đớn, vừa buồn tủi; đoạn ông trò chuyện với đứa con út. 11
  11. - Tìm hiểu thêm về truyện Làng và nhà văn Kim Lân. - Làm bài tập 2/sgk - Chuẩn bị nội dung cho tiết tiếp theo: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 12
  12. Bài hát: Làng tôi - Nhạc sĩ: Văn Cao 13