40 đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.
pdf 52 trang Tú Anh 20/03/2024 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "40 đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf40_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.pdf

Nội dung text: 40 đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. UBND TỈNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02) Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Câu 3. (2,0 diểm) Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Hãy lí giải sự lựa chọn đó của em (Trình bày khoảng 5-7 dòng). Phần II. Làm văn (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ sau Người vá trời lấp bể Kẻ đắp lũy xây thành Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là xanh (Nguyễn Sĩ Đại) Câu 2. (10,0 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6.0 1 - Văn bản nói về cách nhìn cuộc sống của các bạn trẻ. 1.0 - Đưa ra lời khuyên quý giá về sự trưởng thành: dám chấp nhận và đối mặt với thử thách cuộc sống. 2 - Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Đi qua (sống, trải qua), hoa hồng 0.5 (niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi, thành công ), chông gai (nỗi buồn, khó khăn, thất bại ) -Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hình ảnh, gợi 0.5 cảm. Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả suy nghĩ của người viết, qua đó, giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc ở tương lai phía trước, chúng ta có thể phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. 3 Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.Bởi vì: - Cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy, bản thân 0,5 nó luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. - Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn, 1,0 thậm chỉ phải trả giá bằng nhiều thứ, không chỉ một lần mà là nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta trưởng thành hơn trong tương lai. - Điều quan trọng là mỗi người cần có đủ dũng khí để đương 0,5 đầu với nghịch cảnh, với khó khăn của cuộc đời. 4 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý: - Tuổi trẻ sống phải có bản lĩnh, kiên cường 1.0 - Ước mơ và hoài bão luôn gắn với với tuổi trẻ - Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực * Lí giải hợp lí, thuyết phục 1,0 II Làm văn 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 4,0 về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các 0.25 phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người mơ ước lớn lao, còn có người chỉ bình dị, nhỏ bé. 2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG 1 HUYỆN THANH LIÊM NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia dưới lá là hầm, là tăng, là võng là cơn sốt rét rừng vàng bủng là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn ngủ ôm súng suốt một thời trai trẻ đêm trăn trở đố nhau: bao giờ về thành phố? con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về! [ ] Qua hai mùa thay lá những hàng me cái tết hoà bình thứ ba đã tới chao ôi nhớ tết rừng không hương khói đốt nhang lên chợt hiện tiếng tắc kè Tôi giật mình nghe có ai nói ở cành me: sắp về! (Nghe tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy) Câu 1. Qua hồi tưởng của nhân vật trữ tình, em hiểu gì về những người chiến sĩ Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ? (1,5 điểm) Câu 2. Ở khổ 1 của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,5 điểm) Câu 3. Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9? Từ nội dung đoạn thơ, hãy chỉ ra điểm tương đồng về hoàn cảnh sáng tác và tư tưởng chủ đề của hai tác phẩm đó. (1,5 điểm) Câu 4. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận sâu sắc của em khi đọc đoạn thơ trên. (1,5 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện ngụ ngôn sau đây: CHIM CHÀNG LÀNG Chàng Làng vẫn thường hãnh diện và kiêu ngạo về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Nó có thể hót tiếng của nhiều loài chim. Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót lên cành cây cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa, khi thì giống giọng của sáo đen, khi là giọng của chích chòe, hoạ mi. Ai cũng khen chú bắt chước giống và tài tình quá. Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng Làng đứng mãi mà không hót được giọng của riêng mình, Chàng Làng xấu hổ cất cánh bay thẳng. Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho chính mình. Câu 2. (10,0 điểm) Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều đã học, đã đọc trong chương trình Ngữ văn lớp 9. – Hết – 43
  4. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THỐNG NHẤT Năm học: 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm 01 trang; 02 mục; 05câu) I/ ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc thầm đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên, cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. (Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm – Sách Ngữ văn 9, tập 2) 1. Hãy cho biết phép lập luận của đoạn văn là gì? Đâu là luận điểm xuất phát? 2. Xác định kiểu câu của câu văn đầu tiên trong đoạn trích (Theo cấu trúc chủ - vị). Phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn ấy. 3. Cũng theo cấu trúc chủ - vị, câu văn cuối cùng của đoạn trích là kiểu câu gì? Vì sao em biết nó là kiểu câu ấy? II/ LÀM VĂN (7 điểm) 1. Từ nội dung phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày hiểu biết có được của bản thân sau khi đọc xong một quyển sách hay. 2. Trong tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết: “Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.” Hãy viết bài văn nghị luận để giải thích câu văn trên và phân tích tác phẩm”Ánh trăng”của Nguyễn Duy làm sáng tỏ ý nghĩa ấy. Hết (Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm) SBD: . Chữ ký của giám thị: 44
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN TRIỆU SƠN NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 03 tháng 12 năm 2019 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Có lần tôi nói dối mẹ Hôm sau tưởng phải ăn đòn Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn Ôm tôi hôn lên mái tóc - Con ơi trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. - Mẹ ơi chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu ” ( Lời mẹ dặn, Phùng Quán) Câu 1.(1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2.(1,0 điểm) Trong đoạn thơ, người cha trước khi nhắm mắt đã dặn con điều gì? Câu 3.(2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong những dòng thơ sau: Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu Câu 4.(2,0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm trong câu thơ: Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét không? Vì sao? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1.(4,0 điểm) Từ nội dung gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của lối sống chân thật trong cuộc sống. Câu 2.(10,0 điểm) Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết:”Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” Em hiểu như thế nào về quan niệm trên của Chế Lan Viên? Qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, liên hệ với bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên hãy làm sáng tỏ quan niệm trên. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) 45
  6. UBND HUYỆN VĂN BÀN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 - 2020 Đề thi môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 01 trang 02 câu) Câu 1 (8,0 điểm) CÁI KÉN BƯỚM Một cậu bé nhìn thấy cái kén của một con bướm. Một hôm cái kén hở ra một khe nhỏ, cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được kết quả nào cả, nên nó dừng lại. Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay, nhưng cơ thể nó bị phồng rộp lên và cánh nó co lại bé xíu. Cậu bé hi vọng đôi cánh sẽ đủ lớn để con bướm có thể bay lên. Nhưng chuyện đó đã không diễn ra. Thực tế, con bướm này phải bò trườn suốt cả cuộc đời. Nó không bao giờ bay được nữa. Cậu bé không hiểu rằng, chính việc tự mình nỗ lực thoát ra khỏi cái kén chật chội kia là điều kiện không thể thiếu để chất lưu trong cơ thể con bướm chuyển vào đôi cánh, giúp nó bay được. (Theo Hạt giống tâm hồn) Trình bày suy nghĩ của em về bài học nhận được từ câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm): Nhận xét về truyện”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:”Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật". Qua truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ___ Lưu ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 46
  7. PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn Ngày thi: 03/01/2020 (Thời gian làm bài 150 phút) (Đề thi gồm có 06 câu) PHẦN I: ĐỌC HIỂU - (6 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghi đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ được rửa sạch. Lỗi lầm của người khác thay vì gìn giữ trong lòng và tức giận, thì bỏ qua mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là môt bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 số tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt bừng sáng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo”Tony buổi sáng, cà phê cùng Tony – Tư duy tích cực”– NXB trẻ 2016) Câu 1 (1,0đ): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn? Câu 2 (1,0đ): Tìm và phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu văn:” Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt bừng sáng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” Câu 3 (2,0đ): Từ”cháy”trong câu cuối cùng được hiểu như thế nào? Diễn đạt bằng một đoạn văn khoảng 5 dòng. Câu 4 (2,0đ): Những thông điệp cho cuộc sống ý nghĩa mà em cảm nhận được qua đoạn trích? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN – (14 điểm) Câu 1 (4,0đ):”Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt bừng sáng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”. Viết một đoạn văn khoảng 300 chữ bàn về ý nghĩa của thông điệp này. Câu 2 (10,0đ):”Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”(Sóng Hồng). Hãy làm rõ điều đó qua hình tượng người lính thời chiến và thời bình trong 2 tác phẩm”Đồng Chí”(Chính Hữu) và”Ánh Trăng”(Nguyễn Duy). Hết 47
  8. SỞ GD&ĐT YÊN BÁI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Năm học 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể giao đề. (Đề thi có 03 câu, 01 trang) Câu 1: (4,0 điểm) Nhà thơ Tố Hữu trong bài”Khi con tu hú”đã mở đầu bằng câu thơ:”Khi con tu hú gọi bầy”và kết thúc bài thơ là”Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Trong bài thơ”Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt cũng viết: “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau trong sự cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ. Câu 2: (6,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về bài học cuộc sống đặt ra trong tác phẩm sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Câu 3: (10,0 điểm) Những nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam qua hình ảnh người lính trong tác phẩm”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật và nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long. Hết Lưu ý: Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: 48
  9. PHÒNG GD&ĐT T.X ĐÔNG TRIỀU KIỂM TRA LOẠI ĐỘI TUYỂN LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” (Trích Sang thu, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.70). Câu 2 (6,0 điểm) Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin: Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động rơi lệ. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự việc trên. Câu 3 (12,0 điểm) Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 09/01/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác phẩm”Chiếc lược ngà”của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT 49
  10. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN GI I THI U Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ Ớ Ệ (Đề này gồm 2 câu, 01 trang) Câu 1: (4,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện dưới đây: LẠNH Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần. Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:”Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị và giàu có kia?”. Người đàn ông giàu có lui lại một chút, nhẩm tính:”Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù:”Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”. Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ:”Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”. Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng. (Theo www.sgd.edu.vn/hat-giong-tam-hon/) Câu 2: (6,0 điểm) Đọc”Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải, có ý kiến cho rằng:”Bài thơ không chỉ có hình tượng đẹp mà còn đầy ắp chất nhạc, chất thơ.” Bằng sự cảm nhận về tác phẩm, hãy làm sáng tỏ điều đó. Hết 50
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 THỌ XUÂN Môn thi: Ngữ Văn Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: LỜI NGUYỆN CẦU Môt con tàu đang lênh đênh trên biển gặp bão to và bị đắm. Chỉ có hai trong số những thủy thủ trên tàu đủ sức bơi một hòn đảo gần đó. Họ sống sót nhưng không biết làm gì để sinh tồn nên quyết định cầu nguyện. Tuy nhiên, họ muốn xem ai có lời nguyện cầu thấu tới Thượng đế nên đã phân chia lãnh thổ, mỗi người ở một nửa hòn đảo. Đầu tiên, họ cầu nguyện để có thức ăn. Sáng hôm sau, người đàn ông thứ nhất nhìn thấy một cây đầy trái ngọt ở trên phần đảo của mình, giờ thì anh ta không lo bị đói nữa. Người đàn ông kia lại ở mảnh đất cằn cỗi rất khó khăn để tìm đủ thức ăn cho mình. Sau một tuần, người đàn ông thứ nhất cảm thấy cô đơn. Anh ta quyết định cầu xin một người vợ. Ngày hôm sau, một con thuyền khác bị đắm và chỉ có một người phụ nữ duy nhất sống sót bơi được vào bờ đảo của anh ta. Ngay sau đó, anh ta lại cầu nguyện nhà cửa, quần áo và thêm nhiều thức ăn hơn nữa. Và như một phép màu, chỉ sau môt ngày cầu nguyện người đàn ông đó có mọi thứ mình muốn. Vậy mà, ở bên kia bờ đảo, người đàn ông thứ hai vẫn không có gì cả. Cuối cùng, người đàn ông thứ nhất cầu nguyện có một con tàu để anh ta và vợ có thể rời hòn đảo về đất liền. Vào buổi sáng, anh ta phát hiện một con tàu đang cập bến hòn đảo. Anh ta cùng vợ lên tàu, quyết định không gọi người đàn ông thứ hai cùng đi. Khi tàu chuẩn bị rời đi, anh ta chợt nghe thấy giọng nói từ trên cao vọng xuống:”Tại sao nhà ngươi không gọi người bạn đồng hành của mình đi cùng?". Người đàn ông trả lời:”Tôi là một người cầu nguyện chăm chỉ và tôi xứng đáng được hưởng những phước lành của tôi. Những lời cầu nguyện của anh ta không được Thượng đế trả lời vậy nên anh ta không xứng đáng được hưởng bất cứ điều gì".”Nhà ngươi lầm rồi", giọng nói quở trách vang lên.”Anh ta đã chỉ có một lời cầu nguyện duy nhất và ta luôn trả lời. Nếu không thì nhà người không bao giờ nhận được những phước lành ấy".”Hãy nói cho tôi biết, anh ta đã cầu nguyện điều gì?”Người đàn ông ngạc nhiên hỏi.”Người bạn tốt bụng của ngươi đã luôn cầu nguyện rằng mọi lời nguyện cầu của nhà ngươi sẽ thành sự thật”. (Trích”Quà tặng cuộc sống”) Câu 1: Trong văn bản các nhân vật được đặt vào một tình huống như thế nào? Ý nghĩa của cách tạo dựng tình huống đó? Câu 2: Lời nguyện cầu cho biết tính cách, lối sống của mỗi người như thế nào? Câu 3: Thượng đế có hoàn toàn công bằng không khi để người đàn ông thứ nhất được hưởng tất cả những phước lành đó? Câu 4: Câu chuyện đem đến cho người đọc những bài học sâu sắc nào? II. PHẦN LÀM VĂN (14 điểm). Câu 1. Nghị luận xã hội (4,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp cho và nhận được gửi gắm từ văn bản trên. Câu 2. Nghị luận văn học (10,0 điểm) So với cách”ngắm trăng”của Hồ Chí Minh trong Ngắm trăng (Vọng nguyệt), cách”ngắm trăng”của nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng có điều gì gần gũi, quen thuộc và điều gì là mới mẻ, bất ngờ? Bài học thấm thía rút ra từ hình tượng”ánh trăng”của ông là gì? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh .Số báo danh 51