Bài hướng dẫn môn Tập đọc Lớp 4 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.

    Một tiếng ào ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.

    Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.

                                                 Theo CHU VĂN

docx 5 trang Hạnh Đào 14/12/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tập đọc Lớp 4 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_tap_doc_lop_4_tuan_26_truong_tieu_hoc_tran.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tập đọc Lớp 4 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG - KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC- CHÍNH TẢ (TUẦN 26) I/TẬP ĐỌC: Bài đọc: Thắng biển Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. Một tiếng ào ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ. Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. Theo CHU VĂN Chú giải: - Mập: cá mập (nói tắt).
  2. - Cây vẹt: cây sống ở rừng nước mặn, lá dày và nhẵn. - Xung kích: đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn, gay go nhất. - Chão: dây thừng to, rất bền. Chia đoạn: 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) Nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. Giọng đọc cả bài: Bài văn đọc với giọng - Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm rãi nhấn giọng từ nuốt tươi ( miêu tả sự đe dọa của cơn bão) - Đoạn 2: giọng gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh, nhân hóa, gợi ra cảnh tượng biển cả giận dữ: ào, như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua, vụt vào - Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng từ ngữ thể hiện cuộc chiến đấu với biển cả rất gay go, quyết liệt; sự dẻo dai, ý chí quyết thắng của những thanh niên xung kích: một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống, quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng như sắt Học sinh đọc bài “Thắng biển” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 2 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những từ ngữ, hình ảnh (trong đoạn 1) nói lên sự đe dọa của cơn bão biến. Trả lời: Đó là những từ ngữ hình ảnh: - Gió đã bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ dội, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. Câu 3 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4): Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? Trả lời: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả rất sinh động cụ thể có sức tàn phá ghê gớm: "như một đàn cá voi lớn, sóng tràn qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào". Câu 4 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4): Những từ ngữ, hình ảnh nào (trong đoạn 3) thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? Trả lời: Đó là những từ ngữ, hình ảnh: "Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ mỗi người vác một vác củi vẹt nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai".
  3. Bài đọc: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY Ăng-giôn-ra nói: – Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn. Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó. Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn. Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy. – Cậu làm trò gì đấy? – Cuốc-phây-rắc hỏi. – Em nhặt cho đầy giỏ đây! – Cậu không thấy đạn réo à? Ga-vrốt trả lời: – Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào? Cuốc-phây-rắc thét lên: – Vào ngay! – Tí ti thôi! – Ga-vrốt nói.
  4. Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dưới màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến ra xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ. Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn. Theo HUY-GÔ Chú giải: – Chiến lũy: tuyến phòng thủ được xây dựng kiên cố hoặc dựng tạm bằng các vật có tác dụng che đỡ như bao cát, giường, tủ, bàn, ghế, – Nghĩa quân: quân khởi nghĩa. – Thiên thần: thần ở trên trời, thường được cho là rất đẹp và có nhiều phép lạ (theo quan niệm xưa). – Ú tim: trò chơi trốn tìm của trẻ em. Chia đoạn: 3 đoạn - Đoạn 1: 6 dòng đầu - Đoạn 2: tiếp theo Ga-vrốt nói. - Đoạn 3: phần còn lại Nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. Giọng đọc cả bài: Bài văn đọc diễn cảm với giọng Ăng-giôn-ra bình tĩnh. Giọng Cuốc-phây-rắc lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng. Giọng Ga-vrốt luôn bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch. Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bé nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn: mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên, ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn. Đoạn cuối đọc chậm lại, giọng cảm động, ngưỡng mộ, thán phục chú bé thiên thần. Học sinh đọc bài “Ga-vrốt ngoài chiến lũy” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1 (trang 81 sgk Tiếng Việt 4): Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì? Trả lời: Nghe Ăng-giôn-ra nói nghĩa quân sắp hết đạn nên Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để tiếp tế đạn cho nghĩa quân. Câu 2 (trang 81 sgk Tiếng Việt 4): Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt? Trả lời: Đó là những chi tiết: - Thấp thoáng ngoài đường phố dưới làn mưa đạn. - Lấy một cái giỏ đựng chai dốc vào chiếc giỏ những chiếc bao đầy đạn.
  5. - Nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, phốc ra, tới, lui dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ, chơi trò ú tim với cái chết. Câu 3 (trang 81 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần? Trả lời: Là vì: Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, không sợ chết lúc ẩn lúc hiện dưới làn mưa đạn của kẻ thù quyết nhặt thật nhiều đạn tiếp tế cho nghĩa quân tiêu diệt quân thù. Hình ảnh của Ga-vrốt là một hình ảnh tuyệt đẹp trên chiến trường nên tác giả gọi em là một thiên thần. Câu 4 (trang 81 sgk Tiếng Việt 4): Nêu cảm nghĩ của em về Ga-vrốt. Trả lời: Em rất cảm phục về hành động dũng cảm của Ga-vrốt. Cậu xứng đáng là một tấm gương sáng về tinh thần gan dạ, dũng cảm sẩn sàng hi sinh vì nước vì dân. II/CHÍNH TẢ: 1/ Nghe - viết: Thắng biển (từ đầu đến quyết tâm chống giữ.) ( SGK Tiếng Việt 4 tập 2/77) 2/ Bài tập: Bài 2 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4): Điền vào chỗ trống a) l hay n? Từ xa nhìn ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh ến trong xanh. Tất cả đều óng ánh, ung inh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ũ ũ bay đi bay về, ượn lên ượn xuống