Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa” trả lời câu hỏi sau đây:

Câu 1 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc" nghĩa là gì?

Trả lời: Là khi đất nước cần mình; tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc chính là tiếng gọi của nhân dân, tiếng gọi của cha ông cần mình ra giúp nước. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chính là nghe theo tiếng gọi của cha ông, là sự thể hiện tình cảm lòng yêu nước tha thiết của mình.

Câu 2 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?

Trả lời: Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô côt của giặc.

Câu 3 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Trả lời: Có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền giữ cương vị Chủ Nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

Câu 4 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?

Trả lời: Năm 1948 ông được phong tặng Thiếu tướng. Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao Động. Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

docx 5 trang Hạnh Đào 13/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_21_truong_tieu_hoc_t.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC- CHÍNH TẢ (TUẦN 21) I/TẬP ĐỌC: Bài đọc: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913 - 1997) Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM
  2. *Chú giải: - Anh hùng Lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động. - Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái. - Cương vị: vị trí công tác, chức vụ. - Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội. - Cống hiến: đóng góp có giá trị. - Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung. - Quốc phòng: bảo vệ đất nước. - Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công. Chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn Lưu ý HS ngắt nghỉ đúng câu: “Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa / và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí/ phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp.” Nội dung bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nên khoa học trẻ của đất nước. Giọng đọc cả bài: Bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước. Học sinh đọc bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc" nghĩa là gì? Trả lời: Là khi đất nước cần mình; tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc chính là tiếng gọi của nhân dân, tiếng gọi của cha ông cần mình ra giúp nước. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chính là nghe theo tiếng gọi của cha ông, là sự thể hiện tình cảm lòng yêu nước tha thiết của mình. Câu 2 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? Trả lời: Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô côt của giặc. Câu 3 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Trả lời: Có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền giữ cương vị Chủ Nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Câu 4 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
  3. Trả lời: Năm 1948 ông được phong tặng Thiếu tướng. Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao Động. Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. Câu 5 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? Trả lời: Trước hết ông có lòng yêu nước sâu săc sẵn sàng từ bỏ phồn hoa phú quý để trở về tham gia kháng chiến chống ngoại xâm theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông còn là người tận tụy với công việc say mê khoa học ham học hỏi cống hiến cho dân tộc cho Tổ quốc cho khoa học. Bài đọc: Bè xuôi sông La Bè ta xuôi sông La Sông La ơi sông La Dẻ cau cùng táu mật Trong veo như ánh mắt Muồng đen và trai đất Bờ tre xanh im mát Lát chun rồi lát hoa. Mươn mướt đôi hàng mi Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đắm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê. Ta nằm nghe nằm nghe Giữa bốn bề ngây ngất Mùi vôi xây rất say Mùi lán cưa ngọt mát Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoe lúa trổ Khói nở xoà như bông. Vũ Duy Thông Chú giải: - Sông La: con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh - Dẻ cau, táu mật, muồng đen, lát chun, lát hoa: tên các loại gỗ quý. Chia đoạn: Mỗi đoạn là một khổ thơ Giọng đọc cả bài: Đọc diễn cảm cả bài, với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, bất chấp bom đạn của kẻ thù. Học sinh đọc bài “Bè xuôi sông La” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Sông La đẹp như thế nào?
  4. Trả lời: Sông La rất đẹp và rất thơ mộng: Nước trong veo như ánh mắt. Hai bờ hàng me xanh mướt như đôi hàng mi, sóng nước được nắng chiếu long lanh như vảy cá. Trên bờ tiếng chim hót rộn vang. Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? Trả lời: Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình lim dim mắt, thong thả trôi êm đềm trên dòng sông: "Bè đi chiều thầm thì; Gỗ lượn đàn thong thả; Như bầy trâu lim dim; Đằm mình trong êm ả". Cách nói theo lối so sánh như thế làm hiện lên cánh bè gỗ trôi trên sông vừa cụ thể vừa sinh động. Câu 3 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xông mùi lán cưa và những mái ngói hồng? Trả lời: Vì tác giả nghĩ đến ngày mai những chiếc bè gỗ chở về xuôi sẽ góp phần xây dựng quê hương làm cho quê hương ngày một đổi mới tươi đẹp hơn sau chiến tranh. Câu 4 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? Trả lời: Hình ảnh ấy nói lên: Bằng sức lực, trí tuệ và tài năng của con người, vượt lên trên đạn bom ác liệt để tiếp tục xây dựng cuộc sống của mình ngày một tươi đẹp hơn. II/CHÍNH TẢ: 1. Nhớ- viết: Chuyện cổ tích về loài người (từ Mắt trẻ con sáng lắm . đến Hình tròn là trái đất.) Mắt trẻ con sáng lắm Muốn cho trẻ hiểu biết Rộng lắm là mặt bể Nhưng chưa thấy gì đâu Thế là bố sỉnh ra Dài là con đường đi Mặt trời mới nhô cao Bố bảo cho biết ngoan Núi thì xanh và xa Cho trẻ con nhìn rõ. Bố dạy cho biết nghĩ. Hình tròn là trái đất. Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc. 2. Bài tập:( Bài 3 trang 23 SGK) Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau: Cây mai tứ quý Cây mai cao trên hai mét, (dáng, giáng, ráng) thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu (giần, dần, rần) thành một (điễm, điểm) ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng (giắn, dắn, rắn) chắc. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng (thẫm, thẩm) xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực (rở, rỡ) góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần (mẫn, mẩn) thịnh vượng quanh năm.
  5. Theo Nguyễn Vũ Tiềm