Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài “Hoa học trò” và trả lời các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

Trả lời: Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò.

Câu 2. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Trả lời: Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phảido một đoá, không phải do vài cành

mà ở đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, màu sắc như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Câu 3. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?

Trả lời: Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.

 

docx 5 trang Hạnh Đào 14/12/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_23_truong_tieu_hoc_t.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC- CHÍNH TẢ (TUẦN 23) I. Bài đọc 1: HOA HỌC TRÒ Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến nhữhg tán hoa lớn xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với Mặt Trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo Xuân Diệu
  2. * Chú giải: - Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè. - Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung - Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý - Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ) Chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn Nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. Giọng đọc cả bài: Bài văn đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư; nhấn giọng những từ ngữ (cả một vùng, cả một loạt, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, ) được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng; sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. * Lưu ý: HS đọc đúng câu thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò: “Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?” Học sinh đọc bài “Hoa học trò” và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1. Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”? Trả lời: Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Câu 2. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? Trả lời: Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phảido một đoá, không phải do vài cành mà ở đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, màu sắc như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Câu 3. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? Trả lời: Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. I. Bài đọc 2: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
  3. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời: - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Nguyễn Khoa Điềm * Chú giải: - Lưng đưa nôi: lưng người mẹ đu đưa như chiếc nôi ra cho con ngủ. - Tim hát thành lời: lời hát ru cất lên từ trái tim yêu thương của mẹ. - A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi): con Chia đoạn: 3 đoạn - Đoạn 1: Em cu Tai thành lời - Đoạn 2: Ngủ ngoan . lún sân - Đoạn 3: Em cu Tai a-kay hỡi Nội dung bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giọng đọc cả bài: Bài văn đọc với giọng diễn cảm, giọng âu yếm, dịu dàng và đầy tình yêu thương. Nhấn giọng ở những từ gợi tả (đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, lún sân ) Học sinh đọc bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ?
  4. Trả lời: Theo tập quán của người phụ nữ miền núi, đi đâu làm việc gì thường địu con theo trên lưng của mình. Lúc em bé ngủ cũng ngủ trên lưng mẹ nên mới nói "những em bé lớn trên lưng mẹ" là như vậy. Câu 2. Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: Đó là những công việc: giả gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương, nuôi con khôn lớn Những công việc ấy góp một phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Câu 3. Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con? Trả lời: Đó là những hình ảnh: Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ con nghiêng. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Mặt trời của mẹ em thì nằm trên lưng. Mai sau con lớn vung chày lún sân. Câu 4. Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? Trả lời: Theo em đó là vẻ đẹp của người mẹ miền núi: đẹp trong tình thương yêu con cái, đẹp trong sự cần cù lao động, đẹp trong tình yêu nước bao la. III. Chính tả (Nhớ - viết): Chợ Tết (từ Dải mây trắng . đến ngộ nghĩnh đuổi theo sau.) Chợ Tết Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. ĐOÀN VĂN CỪ
  5. * Bài tập chính tả: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là s hay x, còn ô số 2 chứa tiếng có vần là ưc hay ưt Một ngày và một năm Men-xen là một hoạ (1) trứ danh của nước (2) được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là ngưòi ta tranh nhau mua. Có một hoạ sĩ trẻ nói với ông: - Ngài thật là một người (1) sướng. Còn tôi, không hiểu (1) tranh rất khó bán. Nhiều (2) tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được. Men-xen liền bảo: Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một (2) tranh, rồi bán nó trong một ngày. Theo NỤ CƯỜI BÁC HỌC