Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Cá Chép hóa Rồng

    Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.

   Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời : “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” … Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài.

   Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch,… rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng .

doc 18 trang Hạnh Đào 14/12/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_mon_tieng_viet_lop_4_truong_tieu_hoc_tran_bin.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. Trường Tiểu học Trần Bình Trọng BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 I- Bài đọc Con chó Xôm và cậu chủ nhỏ Pê-tơ-rô học ở lớp tôi. Cậu có một con chó tên là Xôm. Hằng ngày, cậu đến trường cùng con Xôm tin cẩn của mình. Con chó ngậm một cái túi nhỏ đựng đôi giày của chủ nó. Trước kì nghỉ xuân, Pê-tơ-rô phải đi cùng bố mẹ đến một nơi rất xa. Họ không thể mang Xôm theo được. Pê-tơ-rô chỉ khẩn khoản xin các bạn một điều: - Tớ sẽ để lại cái túi có đôi giày. Hằng ngày, các bạn cứ cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ của nó để nó đỡ buồn. Chúng tôi đem Xôm về nhà Ni-cô-la và dựng một cái lều con gần trường cho Xôm để phòng khi mưa gió. Con chó rất buồn bã. Nhưng mỗi sáng, Ni-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi ngậm ở miệng thì nó trở nên rất vui vẻ và còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó ngỡ được đi gặp chủ cũ. Lúc đến trường, Ni-cô-la cầm túi vào lớp thì Xôm lặng lẽ nhìn cậu ta như muốn hỏi: “Pê-tơ-rô của nó bây giờ ở đâu?” Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường. Trước cảnh đó, ai cũng muốn vuốt ve Xôm vì cảm thông với nỗi cô đơn của con vật. Trên đường về nhà, Xôm lại ngậm cái túi có đôi giày của Pê-tơ-rô. Con chó lại nhìn chủ mới như dò hỏi: “Pê- tơ-rô của nó ở đâu?”. Nhìn cảnh đó, ai nấy đều xúc động. Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm. Một lần, Xtê-pan đã nói: - Này, chúng mình lừa dối nó làm gì nhỉ? Hãy để cái túi ở nhà, Ni-cô-la ạ! Cứ để Xôm biết sự thật rằng: chủ nó đã đi rất xa. Chúng tôi đem chuyện này đến hỏi thầy giáo. Thầy trả lời: - Đừng làm thế các em ạ! Hãy cứ để cho nó tin tưởng. Và như vậy, chắc nó sẽ sống thanh thản hơn. – Sau một phút im lặng, thầy nói tiếp: “Chính các em cũng cần học cách sống như vậy.” (Theo Xu-khôm-lin-xki)
  2. II. Đọc hiểu Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Trước khi phải cùng bố mẹ đi xa, Pê-tơ-rô khẩn khoản xin các bạn điều gì? a- Đem Xôm đến nhà Ni-cô-la để chăm sóc chu đáo. b- Cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ để nó đỡ buồn. c- Cho Xôm biết tin Pê-tơ-rô đã cùng bố mẹ đi rất xa. Câu 2. Vì sao khi No-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi, Xôm trở nên vui vẻ và mừng rỡ? a- Vì Xôm được đi học cùng với Ni-cô-la. b- Vì Xôm ngỡ được đi học cùng chủ cũ. c- Vì Xôm ngỡ được đi gặp người chủ cũ. Câu 3. Chi tiết “Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm.” cho thấy điều gì? a- Các bạn muốn chia sẻ nỗi cô đơn với Xôm. b- Các bạn muốn đem niêm vui đến cho Xôm. c- Các bạn chỉ muốn nói cho Xôm biết sự thật. Câu 4. Câu trả lời của thầy giáo ý nói gì? a- Không biết sự thật thì sẽ sống thanh thản. b- Cần có niềm tin trong cuộc sống. c- Không biết sự thật thì sẽ luôn tin tưởng. Câu 5. Tiếng “ở” gồm những bộ phận nào? a- Vần b- Vần và thanh c- Âm đầu và vần
  3. Câu 6. Dùng từ nào dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu “Dòng sông chảy giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.” ? a- hiền lành b- hiền từ c- hiền hòa Câu 7. Câu “Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường” có mấy động từ? a- Một động từ ( đó là từ : ) b- Hai động từ ( đó là các từ : .) c- Ba động từ ( đó là các từ : ) III- Chính tả - Tập làm văn 1. Chính tả (Nghe- viết) Buổi sáng trên bờ biển Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyến thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. (Bùi Hiển) * Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài chính tả trên giấy kẻ ô li 2. Tập làm văn: Kể lại câu chuyện (khoảng 12 câu) nói về kỉ niệm của em với một người bạn cùng lứa tuổi. . . . .
  4. . . . . . . . . . . . . . . . .
  5. Trường Tiểu học Trần Bình Trọng BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 I- Bài đọc Cá Chép hóa Rồng Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước. Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời : “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài. Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch, rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng . (Thúy Bình) II. Đọc hiểu Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì? a- Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng b- Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa c- Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian
  6. Câu 2. Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn? a- Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó b- Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập c- Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác Câu 3. Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì? a- Sức khỏe phi thường b- Tài năng và sự khéo léo c- Lòng quyết tâm và sự kiên trì Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện? a- Có bột mới gột nên hồ b- Có chí thì nên c- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo III- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu: Câu 1. Viết lại các câu tục ngữ, ca dao sau cho đúng chính tả a) Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai đổi hướng soay nền mặc ai b) Chớ thấy xóng cã mà rả tay chèo c) Thắng không kiêu, bại không nãn Câu 2. Chọn một trong ba từ “đã, sẽ, đang” điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây cho thích hợp:
  7. Sư tử và chuột nhắt Một hôm, khi sư tử nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn chuột và nói: - Hay lắm, mi .là món khai vị cho bữa tối của ta. Chuột run lên vì sợ hãi: - Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi trả ơn anh. Sư tử phá lên cười rồi nói: - Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta .thả ngươi ra. Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra. Sư tử được chuột cứu thoát như vậy đó! (Theo La-phông-ten) 3. a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau: Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng. Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một lẫng hoa do thiên nhiên ban tặng. (Theo Vũ Tú Nam) b) Khoanh tròn những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau: (1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng b) Tính bạn ấy rất trẻ con (2). a) Học hay cày giỏi b) Bố bạn hôm nay đi cày hay đi bừa?
  8. Trường Tiểu học Trần Bình Trọng BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 I- Bài đọc Chuyện về hai hạt lúa Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt,đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. (Theo báo Điện tử) II. Đọc hiểu Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”? a- Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống b- Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt c- Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất
  9. Câu 2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất? a- Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới b- Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới c- Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa? a- Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì. b- Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt. c- Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước. Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? a- Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công b- Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên. c- Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn: Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) tr hoặc ch (1) .iều .iều, bọn .ẻ .ăn .âu úng tôi rủ nhau ơi uyền, .ơi .ong óng , .ơi .ận giả .ên .iền đê. (2) Chúng tôi phải đăng kí tạm .ú tại .ụ sở ủy ban với vị phó .ủ tịch vì đồng .í công an phụ .ách hộ khẩu bận đi họp. b) Tiếng có vần ươn hoặc ương (1) Cá không ăn muối cá Con cãi cha mẹ trăm .con hư.
  10. (2) Lưỡi không .nhiều .lắt léo. (3) người như thể .thân. Câu 2. a) Gạch dưới các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người : (1) Thắng không kiêu, bại không nản (2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (3) Thua keo này, bày keo khác (4) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. (5) Có công mài sắt, có ngày nên kim. b) Điền từ có tiếng chí vào chỗ trống trong những câu sau : (1) Ý kiến của bạn Tuấn quả là (2) Lan là người bạn của tôi (3) Nữ Oa . vá trời. Câu 3. Viết vào chỗ trống 1 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xanh, chậm) Cách thể hiện mức xanh chậm độ (1) tạo ra từ ghép . . hoặc từ láy . . (2) thêm các từ rất, . . quá, lắm . . . (3) tạo ra phép so . sánh
  11. Câu 4. Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói lên suy nghĩ của em về câu chuyện: . . . . . . . . .
  12. Trường Tiểu học Trần Bình Trọng BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 I – Bài đọc Cậu bé Niu-tơn Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12 tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các bài tập thầy giáo ra, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo ngợi khen. Năm 16 tuổi, đang khao khát học giỏi, Niu-tơn buộc phải bỏ học, về nông thôn giúp mẹ lo việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú công việc làm ăn. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết học. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên chị nên cho cháu học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đã đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la. Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy. (Theo Tsi-chi-a-kốp) II. Đọc hiểu
  13. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò thế nào? a- Là một học trò bình thường b- Là một học trò giỏi nhất lớp c- Là một học trò xuất sắc nhất Câu 2. Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp? a- Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình b- Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp c- Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh Câu 3. Niu-tơn làm thế nào để trở thành học trò xuất sắc nhất lớp ? a- Tự đề ra kế hoạch học tập rất tích cực; say sưa đọc thêm nhiều sách b- Miệt mài làm hết các bài tập; học thật kĩ, nắm thật chắc bài học c- Cả hai ý nêu trên Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? a- Nhờ được ra thành phố để học tập từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới. b- Nhờ có ý chí, nghị lực và năng khiếu, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới c- Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị III- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Câu 1. Chép lại các câu tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống: a) l hoặc n ói ời thì giữ ấy ời Đừng như con bướm đậu rồi ại bay. b) i hoặc iê
  14. (1) Lúa ch m lấp ló đầu bờ Hễ nghe t .ng sấm phất cờ mà lên. (2) Ch im trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Câu 2. a) Ghi lại 1 từ đồng nghĩa với từ quyết chí : . b) Ghi lại 5 từ trái nghĩa với từ quyết chí ( biết rằng có 3 từ có tiếng chí và 2 từ có tiếng nản) : (1) (2) (3) (4) (5) Câu 3. Gạch dưới 3 câu hỏi có trong đoạn sau và ghi vào khung dưới theo mẫu: (1) Chợt bé Chuối để ý đến một bác có thân người bù xù, đầy những gai góc tua tủa. (2) Bé Chuối thấy ngộ quá liền hỏi mẹ : (3) – Mẹ ơi, cái bác gì bù xù, đầy những gai nhọn, lại đứng chắn ngang lối vào góc vườn nhà mình, hở mẹ ? (4) - À, đó là bác bồ kết, con ạ! (5) – Bồ kết là thế nào cơ hả mẹ ? (6) Sao mình bác ấy mọc nhiều gai thế ? Câu hỏi Câu hỏi của ai Để hỏi ai Từ nghi vấn Câu số . . Câu số . Câu số
  15. Trường Tiểu học Trần Bình Trọng BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 I – Bài đọc Tên bạn khắc bằng vàng An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”. Ma-ri hào hứng: - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”. An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức : - Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được. Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại: - Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi. An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói: - Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần. Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để teenMa-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt: - Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích! Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên: - Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo. – Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne? - Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu! Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào
  16. trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh. Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE. (Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch) II. Đọc hiểu Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì? a- Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp b- Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng c- Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi? a- Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp b- Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm c- Giận dỗi, diễ cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa. Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp? a- Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp b- Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú c- Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình? a- Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình b- Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt c- Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu 1. Điền vào chỗ trống: a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
  17. Mùa . Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng .bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì .trên trái đất lại vươn lên ánh . mà sinh nảy nở với một mạnh không cùng. (Theo Nguyễn Đình Thi) b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia: - Cuộc sống của chúng ta chán đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được lên khỏi giếng, nhung khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng. Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói: - Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp. (Theo La Phông-ten) Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm: a) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : b) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : c) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : Câu 3. Đặt câu hỏi phù hợp với mỗi tình huống sau : a) Có một điểm trong bài học em chưa hiểu, em muốn nhờ bạn giải thích hộ. b) Tan học về, em gặp một bà cụ đang cần sang bên kia đường. Em muốn giúp bà cụ qua đường. c) Một bạn ở lớp em viết chữ rất đẹp. Hãy bộc lộ sự thán phục của em về chữ viết của bạn bằng một câu hỏi.
  18. d) Em đánh vỡ lọ hoa, em tự trách mình bằng một câu hoi. Câu 4. Đọc đoạn văn sau và điền vào chỗ trống các từ ngữ miêu tả từng sự vật: Từ thuở nhỏ, phong cảnh quê hương đã in sâu vào lòng tôi. Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố tôi là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng. Những con đường mòn nhỏ chạy ngoằn ngoèo qua những vách đá trông như những con rắn dài, còn những lối vào hang trông như miệng thú há ra. Sau rặng núi này là một rặng núi khác nhô lên. Các quả núi tròn tròn nhấp nhô như lưng con lạc đà. (Theo Ra-xun Gam-za-tốp) (1) Thảo nguyên: (2) Những con đường mòn nhỏ : . (3) Những lối vào hang : (4) Các quả núi :