Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề 13 (Có đáp án)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Bàn tay dịu dàng (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 66)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Vì sao An nghỉ học mấy ngày liền?

a. Bị ốm.

b. Bà An mất.

c. Bị thầy giáo phạt.

d. Không thích đi học.

doc 4 trang Tú Anh 21/03/2024 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề 13 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_ki_1_mon_tieng_viet_lop_2_de_13_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề 13 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 13 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Người mẹ hiền (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 63) – Đọc đoạn 1 và 2. – Trả lời câu hỏi: Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Bàn tay dịu dàng (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 66) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d): 1. Vì sao An nghỉ học mấy ngày liền? a. Bị ốm. b. Bà An mất. c. Bị thầy giáo phạt. d. Không thích đi học. 2. Thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài, vì: a. Gia đình An có chuyện buồn, thầy thông cảm cho An. b. An bị ốm. c. Thầy không muốn phê bình An vì bạn ấy học rất giỏi. d. Thầy giáo không quan tâm đến An. 3. Tìm những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An. a. Nhẹ nhàng xoa đầu. b. Bàn tay thầy dịu dàng, c. Đầy trìu mến, thương yêu. d. Tất cả các ý trên.
  2. 4. Từ nào có thể thay thế cho từ “lặng lẽ” trong bài? a. trầm ngâm. b. vắng vẻ. c. hiền từ. d. Không có từ nào. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Mảnh trời dưới mặt hổ (trích) Kìa ông mặt trời Đang say sưa tắm Em chìa tay nắm Đã lặn mất tiêu. Ngay đến con diều Đang bay đang lượn Em đưa tay xuống Đi mất đâu rồi? (Theo Nguyễn Thái Dương) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn vàn từ 3 đến 5 câu kể về mùa xuân.
  3. Hướng dẫn làm Đề thi A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: a B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa xuân. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? – Cảnh vật ở mùa xuân như thế nào? – Bầu trời mùa xuân ra sao? – Em có cảm nghĩ gì về mùa xuân? Bài tham khảo Sau những đợt mưa rả rích cuối đông, cây cối trong vườn đâm chồi nảy lộc, cây mai vàng lấm tấm những nụ xanh, từng đôi chim én bay lượn trên vòm trời khoáng đãng. Tất cả như muốn nói rằng: mùa xuân tươi đẹp đã về. Mùa xuân đã đem đến cho đất trời không khí ấm áp, tươi vui. Trăm hoa đua nhau khoe sắc, các bạn nhỏ vui mừng được may áo mới để đón xuân. Em rất yêu mùa xuân vì nó không những tươi đẹp mà còn đem đến cho em một niềm vui đầm ấm vô cùng.