Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Buổi học cuối cùng - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức 
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời 
độc thoại trong tác phẩm. 
- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc. 
- Tác dụng của một số biện pháp được sử dụng trong truyện. 
2. Kĩ năng 
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại 
hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. 
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn 
ngữ dân tộc mình nói riêng. 
II.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Buổi học cuối cùng - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_ngu_van_lop_6_bai_buoi_hoc_cuoi_cung_nam_hoc_2019_20.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Buổi học cuối cùng - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: VĂN 6 TUẦN 25 (Từ ngày 16/3 đến ngày 21/3/2020) Văn bản BUỔI HỌC CUỐI CÙNG ( An-phông-xơ Đô-đê) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. - Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc. - Tác dụng của một số biện pháp được sử dụng trong truyện. 2. Kĩ năng - Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. - Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng. II.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. - Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê - Tác phẩm: Buổi học cuối cùng được viết vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo- ren bị cắt cho quân Phổ.( Thế kỉ XIX) Thể loại: Truyện ngắn. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản - Bố cục: Văn bản được chia làm 3 phần + Phần 1:Từ đầu vắng mặt con-> Quang cảnh đến trường và quang cảnh ở trong trường , qua sự quan sát của Phrăng.
  2. Phần 2: Tiếp theo buổi học cuối cùng này-> Diễn biến buổi học cuối cùng này. Phần 3: Phần còn lại-> Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. - Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của học sinh vùng An –dát. - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất - Gồm có các nhân vật cậu bé Phrăng, thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ già Hô-de, dân làng - Nhân vật chính trong truyện là cậu bé Phrăng và thầy Ha-men - Phrăng được xem là nhân vật trung tâm vì có vai trò trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. - Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: định trốn học vì đã trễ giờ, sợ thầy hỏi bài mà chưa thuộc. - Ngạc nhiên vì quang cảnh khác lạ trên đường đến trường. - Không khí lớp học yên lặng. Có các cụ già trong làng đến dự ở hàng ghế cuối cùng - Mặc dù vào lớp muộn, cậu không bị thầy Ha-men quở trách mà chỉ nói nhẹ nhàng. - Khi thầy Ha-men cho biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và cậu đã hiểu nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay ở lớp học. - Tâm trạng của cậu bé Phrăng từ lúc vào lớp cho đến cuối tiết học: + Từ chỗ ham chơi chỉ muốn trốn học, cậu càng lúc càng ngạc nhiên, càng bị cuốn hút vào không khí trang nghiêm, cảm động của lớp học. + Xấu hổ và ân hận, thương và càng kính yêu thầy giáo Ha-men. + Phrăng thấm thía hơn về lỗi lầm của mình, muốn sửa chữa nhưng đã muộn. + Cậu chăm chú nghe giảng, hiểu được ý nghĩ thiêng liêng của việc học tiếng Pháp. + Cậu đã nghĩ nghiêm túc hơn và đã phần nào thấy được vẻ đẹp của tiếng Pháp. + Cậu muốn trau dồi học tập. - Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối đã được miêu tả qua: +Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gôt màu xanh lục, diềm lá sen. + Đội mũ tròn bằng lụa đen thêu - Thái độ: + Dịu dàng, tận tâm. - Lời nói:
  3. +Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chìa khóa chốn lao tù-> yêu nước, tự hòa về tiếng nói dân tộc. - Trong những phút cuối cùng: + Đứng dậy trên bục, người tái nhợt,nghẹn ngào + Cầm một hòn phấn dằn mạnh,cố viêt + Đầu dựa vào tường, giơ tay ra hiệu 3. Hoạt động 3:Tổng kết Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”.Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Học sinh hoàn chỉnh các yêu cầu sau: - Đọc kĩ văn bản và chú thích SGK/49-54 - Hoàn chỉnh phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP STT CÂU HỎI PHẦN HỌC SINH TRẢ LỜI 1 Văn bản được chia làm mấy phần . vànêu nội dung của từng phần? 2 Truyện kể theo ngôi thứ mấy? gồm . có nhân vật nào ?Nhân vật chính trong truyện là ai? 3 Tâm trạng của cậu bé Phrăng trước buổi học? .
  4. 4 Không khí lớp học như thế nào? 5 Tâm trạng của cậu bé Phăng từ lúc vào tiết học cho đến cuối tiết học? . 6 Thầy Ha-men được miêu tả qua trang phục? lời nói? hành động như thế nào? 7 Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”.Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
  5. Dặn dò: - Nhớ tên tác giả, thể loại. - Thuộc ghi nhớ SGK/55. - Soạn bài: “ Đêm nay Bác không ngủ”. Câu hỏi soạn bài: 1) Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó? 2) Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? 3) Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần đó. 4) Em hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.